Sim là loài cây quen thuộc ở khắp các tỉnh miền núi, trung du nước ta, thường mọc rải rác hay tập trung trên các đồi cây bụi hay đồng cỏ. Sim không chỉ là loại cây có hoa rất đẹp, tất cả các bộ phận của cây sim đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Dược liệu Sim
- Tên khoa học: FoIium, Fructus et Radix Rhodomyrti tomentosae
- Tên gọi khác: hồng sim, đào kim phượng, dương lê, co nim, mắc num, trơ quân lương
- Tính vị, quy kinh:
– Quả sim: vị ngọt, tính bình.
– Rễ sim: vị ngọt, chua , chát, tính bình
– Lá sim: vị chát, tính bình. - Bộ phận dùng: lá , quả, rễ
- Đặc điểm sản phẩm:
- Phân bố vùng miền:
– Thế giới: phân bố chủ yếu ở Châu Á, Australia, đảo ở Thái Bình Dương, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc.
– Việt Nam: miền Bắc Việt Nam - Thời gian thu hoạch: mùa hè
Mô tả Cây Dược Liệu Sim
Rễ, lá và trái sim được dùng làm dược liệu trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc, có tác dụng bổ huyết, an thai.
- Tại Trung Quốc: Sim được ghi chép trong Bản thảo cương mục thành 2 vị thuốc: trái là đào kim nương hay sơn niệm tử, còn rễ là sơn niệm căn.
- Sim được xem là có vị ngọt/chát, tính bình. Quả sim được cư dân các vùng miền núi hái ăn chơi, và trước đây có bày bán ở chợ.
Ở Phú Quốc, quả sim còn được khai thác để làm các món đặc sản như Mật sim hay Rượu sim.
Thuốc bổ huyết, bổ thận, bồi dưỡng cơ thể:
- Quả sim khô 12g, đậu đen (sao) 16g, sâm đại hành (sao thơm) 12g, lá dâu non (sao sơ)). Nấu với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần, uống trước bửa ăn.
Thai phụ thiếu máu, người suy nhược sau khi ốm:
- Quả sim khô 15 – 20g, rửa sạch, nấu với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Phụ nữ bị băng huyết, thổ huyết:
- Quả sim khô sao đen tồn tính (như than), nghiền thành bột mịn, cất vào lọ, nút kín để dùng dần.
- Mỗi lần uống 12 – 15g, với nước đun sôi để nguội.
- Bột thuốc này còn được dùng để bôi chữa vết thương ngoài da.
Lòi dom (trực tràng lòi ra ngoài hậu môn):
- Quả sim tươi 30 – 60g (khô 10 – 20g), nấu chung với bao tử heo, nêm gia vị vừa ăn, dùng ăn trong bữa cơm.
Kiết lỵ, bụng quặn đau, đại tiện nhiều lần, lượng phân ít có lẫn máu, mót rặn:
- Quả sim tươi 30 – 50g (khô 12 – 20g) rửa sạch, sắc với nước uống, khi uống hoà thêm chút mật ong
Thuốc Từ Lá Cây Sim
- Thân và lá sim có nhiều hợp chất triterpen như betullin, acid betulinic; taraxerol…
Lá sim được sử dụng chế thành thuốc cao, dùng chữa bỏng có kết quả rất tốt. Cao lá sim không gây xót, giảm đau nhanh, chống loét lây lan, làm vết thương sạch khô và mau lành.
- Cách làm: lá sim 1kg, rửa sạch, băm nhỏ, nấu với 20 lít nước, nấu nhiều lần rồi cô thành 250g cao.
- Ngày bôi nhiều lần vào chổ bỏng, thường chỉ dùng khoảng 10 – 12 ngày là có kết quả.
Chữa tiêu chảy do lạnh:
- Nụ sim 8 – 10g, gừng tươi (nướng cháy sém vỏ ngoài) 8 – 10g, củ riềng 10 – 12g, củ sả 10 – 12g. Tất cả sao chín, nấu với 500 ml nước, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa tiêu chảy do nhiệt:
- Nụ sim 8 – 10g, búp chè 12 – 16g. Hai thứ rửa sạch, nấu với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa kiết lỵ:
- Nụ sim 20-30g, nấu với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Viêm gan truyền nhiễm cấp tính:
- Rễ sim khô 30g, nấu với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống sau bữa ăn. Mỗi liệu trình 20 ngày.
Nếu vàng da nặng, thêm các dược liệu: cốt khí củ, nhân trần, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi thứ 15g, kê cốt thảo 30g, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống sau bữa ăn.
Phong thấp, các khớp xương đau nhức:
- rễ sim khô 60g, sắc lấy nước, hòa với ít rượu để uống.
Đau lưng, phong thấp, nhức mỏi các khớp:
- rễ sim 30g, rễ cỏ xước 10g, lá lốt 10g, thổ phục linh 12g, ngũ gia bì (hoặc thiên niên kiện) 12g, rễ tranh 10g. Nấu với 750 ml, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chế biến Rượu Sim theo cách sau:
- Quả sim chín loại bỏ những trái hư, rửa thật sạch, cắt bỏ phần đầu, cho vào hủ sạch, ướp với đường.
- Cứ đặt 1 lớp sim thì cho thêm 1 lớp đường bên trên. (Có thể dùng đường cát trắng hoặc bột đường phèn).
Đậy nắp kín lại và đợi đến khi nào sim lên men thành rượu là lấy ra uống được. Nước này còn gọi là mật sim, uống có vị ngọt, chát và có hương thơm đặc trưng của sim.
Rượu quả sim có tác dụng trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon, ngủ ngon, mạnh gân cốt, chống nhức mỏi tay chân, nhất là ở người cao tuổi, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.