Thạch Cao

Dược liệu: Thạch Cao

  1. Tên khoa học: Gypsum fibrosum
  2. Tên gọi khác: đại thạch cao, bạch hổ, băng thạch.
  3. Tính vị, quy kinh: vị ngọt, cay, tính hàn, quy kinh phế, vị, tam tiêu.
  4. Bộ phận dùng: khoáng vật thiên nhiên
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thạch cao là 1 khối tập hợp của các sợi theo chiều dài, hình phiến hoặc các miếng không đều, màu trắng, trắng xám hoặc vàng nhạt, đôi khi trong suốt. Không mùi, vị nhạt.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma, Butan, Nepal…
    – Việt Nam: Việt Nam

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

thạch cao

2. Phân bố

  • Thế giới: Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma, Butan, Nepal…
  • Việt Nam:

3. Bộ phận dùng

Chất khoáng thiên nhiên có thành phần chủ yếu là calci sulfat ngậm 2 phân tử nước (CaSO4 . 2H20).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Lấy thạch cao, rửa sạch, phơi khô, đập ra thành miếng nhỏ, loại bỏ các đá tạp, sau nghiền thành bột thô, gọi là sinh thạch cao.
  • Chế biến: Đoạn thạch cao: Lấy sinh thạch cao sạch, đập thành khối nhỏ, bỏ vào lò lửa không khói, nung đến khi tơi bở, lấy ra, để nguội, đập vụn.
  • Bảo quản: Để nơi khô

5. Mô tả dược liệu

Thạch cao là 1 khối tập hợp của các sợi theo chiều dài, hình phiến hoặc các miếng không đều, màu trắng, trắng xám hoặc vàng nhạt, đôi khi trong suốt. Thể nặng, chất xốp, mặt cắt dọc có sợi óng ánh. Thạch cao màu trắng, bóng, mảnh to, xốp, mặt ngoài như sợi tơ, không lẫn tạp chất là tốt. Không mùi, vị nhạt.

6. Thành phần hóa học

Chủ yếu là CaSO4. 2H2O, có lẫn ít đất sét, cát, hợp chất sunfua, đôi khi có lẫn ít sắt, magiê.

7. Phân biệt thật giả

..

8. Công dụng – Tác dụng

  • Sinh thạch cao: Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát. Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch (sốt cao phát ban), giai đoạn sau của bệnh ôn (còn sốt nhẹ, tâm phiền, miệng khô, hơi đỏ), viêm lợi.
  • Đoạn thạch cao: Thu thấp, sinh cơ, liễm sang, chỉ huyết. Chủ trị: Dùng ngoài điều trị vết loét không thu miệng, ngứa do thấp chẩn, bỏng nước, bỏng lửa, ngoại thương chảy máu.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Sinh thạch cao: Ngày dùng 10 – 36 g, dạng thuốc sắc (sắc trước các loại thuốc khác).
  • Đoạn thạch cao: Tán bột đắp nơi đau, lượng thích hợp.

10. Lưu ý, kiêng kị 

Chứng hư hàn không dùng.

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Thạch Cao

  • Trị cốt chưng do lao thương, bệnh lâu ngày, giống như nhiệt bám vào trong xương mà nung nấu bên trong. Nhưng nên biết rằng gốc bệnh do trong lục phủ ngü tạng đã bị tổn thương, nhân gặp thời tiết thay đổi nên phát bệnh. Ngày càng gầy ốm, ăn uống không có cảm giác, hoặc da khô, không tươi nhuận, bệnh tình mỗi lúc 1 tăng, chân tay gầy như que củi, rồi lại sinh ra phù thủng: Thạch cao 10 cân, nghiền nát. Mỗi lần dùng 2 thìa nhỏ hòa với sữa và nước sôi để nguội mà ăn, ngày ăn 2-3 lần cho đến khi thấy cơ thể mát thì thôi (Ngoại Đài Bí Yếu).
  • Trị tiểu nhiều làm cho cơ thể gầy ốm: Thạch cao ½ cân, gĩa nát, sắc với 3 chén nước, còn 2 chén. Chia làm 3 lần uống thì khỏi (Trửu Hậu phương).
  • Trị vết thương lở loét, không gom miệng, không ăn da non, ngứa, chảy nước vàng: Hàn thủy thạch nung đỏ 80g, Hoàng đơn 20g. tán bột. Dùng để rắc vào vết thương (Hồng Ngọc Tán – Hòa Tễ Cục phương).
  • Trị thương hàn phát cuồng, trèo lên tường, leo lên nóc nhà: Hàn thủy thạch 8g, Hoàng liên 4g. Tán bột. Dùng nước sắc Cam thảo cho kỹ, để ngưội mà uống thuốc bột trên (Bản Sự phương).
  • Trị phong nhiệt, miệng khô, cổ ráo, nói nhảm: Hàn thủy thạch ½ cân, nung kỹ, để cho nguội. Đào 1 lỗ giống như cái chậu, để Thạch cao vào đó 1 đêm. Sáng mai lấy ra, thêm Cam thảo và Thiên trúc hoàng, mỗi thứ 80g, Long não 0,8g. Dùng bột gạo nếp làm hồ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Long nhãn. Mỗi lần uống 20 viên với nước mật (Tập Nghiệm phương).
  • Trị trẻ nhỏ bị đơn độc, nóng đỏ cả người: Hàn thủy thạch 40g, tán bột, hòa với nước bôi là khỏi ngay (Tập Huyền phương).
  • Trị trẻ nhỏ cơ thể nóng như than: Thạch cao 40g, Thanh đại 4g. tán bột. Trộn với bột mì hồ làm thành viên, to bằng hạt Nhãn. Mỗi lần uống 1 viên với nước sắc Đăng tâm (Phổ Tế phương).
  • Trị vì nóng quá gây nên ho, suyễn, phiền nhiệt: Thạch cao 32g, Chích thảo 20g. tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước sắc Gừng sống pha ít Mật ong (Phổ Tế phương).
  • Trị đờm nhiệt phát ra suyễn, ho, đờm khò khè: Thạch cao và Hàn thủy thạch, mỗi thứ 20g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g uống với nước sắc Nhân sâm (Bảo Mệnh Tập).
  • Trị trong Vị và Phế có hỏa phục (Bài này có thể tả hỏa được, nhất là nó có tác dụng tiêu được thực tích và đờm hỏa rất hay): Thạch cao, nung kỹ, để nguội, dùng chừng 240g, tán bột. Trộn với giấm làm thành viên, to bằng hạt Ngôoồng lớn. Mỗi lần uống 5 – 10 viên với nước sôi (Đan Khê Tâm Pháp).
  • Trị răng đau do Vị hỏa quá thịnh: Thạch cao, thứ mềm 40g, nung kỹ. Đang lúc nóng, dùng rượu nhạt tưới vào, tán bột. Thêm Phòng phong, Kinh giới, Tế tân, Bạch chỉ mỗi thứ 2g, tán bột, trộn chung. Mỗi ngày dùng nó sát vào răng, rất hay (Bảo Đào Đường phương).
  • Trị người lớn tuổi bị phong nhiệt, mắt đỏ, bên trong mắt nóng, đầu đau, nhìn không rõ: Thạch cao 120g, Lá Tre (Trúc diệp) 50 lá, Đường 40g, Gạo nếp 1 chén, nước 5 ch n. Trước hết,ấuuu Thạch cao và lá Tre trước cho thật kỹ, bỏ bã, cho Gạo nếp vào, nấu thành cháo, thêm Đường vào ăn (Dưỡng Lão phương).
  • Trị đau mắt phong, do phong hàn gây nên: Thạch cao, nướng kỹ 80g, Xuyên khung 80g, Chích thảo 20g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4g với nước sắc Hành và Trà (Tuyên Minh Luận).
  • Trị đầu đau, chảy nước mắt, chảy nước müi, có khi đau buốt: Thạch cao, nướng kỹ 80g, Xuyên khung 80g, Chích thảo 20g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4g với nước sắc Hành và Trà (Tuyên Minh Luận).
  • Trị đầu đau mà chảy máu cam, tâm phiền: Thạch cao, Mẫu lệ đều 40g, tán bột. Mỗi lần uống 12g (Phổ Tế phương).
  • Trị gân xương đau nhức, chân tay mỏi do phong: Thạch cao 12g, bột mì 28g, tán bột. Hòa với nước làm thành bánh, nướng đỏ, để nguội, quấy với rượu, uống, rồi trùm chăn kín cho ra mồ hôi. Uống liên tục 3 ngày có thể trừ được gốc bệnh (Bút Phong Tạp Hứng).
  • Trị quáng gà: Thạch cao tán bột. Mỗi lần dùng 4g. dùng gan heo, thái mỏng, trộn với thuốc bột, chưng cách thủy, ăn 1 ngày 1 lần, ít lâu sẽ khỏi (Minh Mục phương).
  • Trị do thấp gây nên nóng nhiều, mồ hôi nhiều, người không biết cho đó là chứng phiền khát, nhưng không phải: Chỉ nên dùng Thạch cao, Chích thảo, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g, dùng 1 thìa nước tương làm thang hoặc hòa vào uống (Bản Thảo Bổ Di).
  • Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, sắc mặt vàng do nhiệt độc gây nên: Thạch cao, Hàn thủy thạch đều 20g, Cam thảo (sống) 10g, tán bột. Uống 4g với nước sôi để nguội (Ngọc Lộ Tán – Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
  • Trị thủy tả, bụng sôi do hỏa thịnh: Thạch cao, nung kỹ. Dùng gạo nếp lâu năm, nấu thành cơm, nghiên nát, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng. Dùng Hoàng đơn bọc ngoài làm áo. Mỗi lần uống 20 viên với nước cơm. Uống không quá 2 lần đã khỏi (Ly Lâu Kz phương).
  • Trị phụ nữ đang nuôi con mà sữa không xuống: Thạch cao 120g, sắc với 3 chén nước, uống. Uống chừng 3 ngày là thông sữa (Tử Mẫu Bí Lục).
  • Trị phụ nữ vú sưng: Thạch cao nung đỏ, để nguội, tán bột. Mỗi lần uống 12g với rượu nóng. Nếu chưa say, cho thể uống thêm ít nữa cho thật say, ngủ dậy lại uống 1 lần nữa (Nhất Túy Cao – Trần Nhật Hoa Kinh Nghiệm phương).
  • Trị phỏng lửa, dầu: Thạch cao tán bột, rắc vào (Mai Sư phương).
  • Trị tay bị vết đứt lại bị trúng thấp, vết thương lở lo t không ăn da non hoặc không gom miệng lại: Hàn thủy thạch, nung kỹ 40g, Hoàng đơn 8g. tán bột. Lấy nước sắc Kinh ớiii đặc rửa vết thương rồi rắc thuốc bột vào. Nếu nặng quá không khỏi được, thêm 4g Long cốt, 4g Hài nhi trà nữa, rất hay (Tích Đức Đường phương).
  • Trị miệng lở, họng đau, trên hoành cách mô có phục nhiệt: Hàn thủy thạch, nung kỹ 120g, Chu sa 12g, Não tử ½ chử. Tán bột. Rắc vào vết thương (Tam Nhân phương).
  • Trị nhọt đơn độc thời kz sưng tấy [có kết quả, đã có mủ thì không dùng]: Bột Thạch cao sống 3 phần, dầu Trấu 1 phần, trộn thành hồ đắp ngoài (Trương Huệ Hàng, Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1960, 4: 366).
  • Trị đại trường viêm loét mạn: Thạch cao hợp tễ (Thạch cao bột 100g, thêm Vân Nam Bạch Dược 2g, Novocain 2% 20ml, thêm nước sôi ấm 250ml, thụt lưu đại trường. Một liệu trình 7-0 ngày. Trị 100 ca, kết quả 97% (Đường Đức triết, Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí 1988, 4: 43).
  • Trị phỏng: Dùng bột Thạch cao cho vào bao, bóp rắc đều lên vùng phỏng. Kết quả khỏi 51/53 ca (Phúc Kiến Trung Y Dược Tạp Chí 1960, 6: 21).

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Kim loại nặng

Không quá 10 ppm.

  • Dung dịch thử: Lấy 16 g bột chế phẩm thêm 4 ml acid acetic băng (TT) và 36 ml nước, đun sôi 10 phút, để nguội, cho thêm nước cho vừa đúng thể tích ban đầu, lọc. Lấy 25 ml dịch lọc cho vào ống Nessler A.
  • Dung dịch đối chiếu: Cho vào ống Nessler B gồm 1 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu,  2 ml dung dịch đệm acetat pH 3,5, thêm nước vừa đủ 25 ml.

Thêm vào mỗi ống Nesler trên 2 ml dung dịch thioacetamid (TT), để yên 2 phút. So sánh màu của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu bằng cách  quan sát từ trên xuống dọc theo trục của ống nghiệm trên nền trắng. Màu của dung dịch thử không được đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu.

2. Arsen

Không được quá 2 phần triệu.

Lấy 1 g chế phẩm, thêm 15 ml acid hydrocloric (TT) và nước đến 40 ml, đun nóng để hoà tan. Tiến hành thử giới hạn arsen (Phụ lục 9.4.2). Dùng 2 ml dung dịch arsen mẫu 1 phần triệu làm dung dịch so sánh.

3. Định tính

A. Lấy một miếng thạch cao (chế phẩm) cho vào một ống nghiệm có nút bần đã đục lỗ, đốt lên, hơi ẩm sẽ đọng lại ở thành ống nghiệm, miếng thạch cao trở nên trắng đục.

B. Lấy khoảng 0,2 g bột chế phẩm, thêm 10 ml acid hydrocloric loãng (TT), đun nóng, hoà tan được dung dịch thử, tiến hành thử phản ứng calci và sulfat như sau:

  • Sulfat:

Thêm 1 ml dung dịch bari clorid (TT) vào 3 ml dung dịch thử, có tủa trắng, tủa không tan trong acid hydrocloric (TT) và acid nitric (TT).

Thêm vài giọt dung dịch chì acetat (TT) vào 3 ml dung dịch thử, có tủa màu trắng, tủa này tan trong dung dịch amoni acetat hoặc dung dịch natri hydroxyd (TT).

  • Calci:

Tẩm chế phẩm với acid hydrocloric (TT), lấy que dây Bạch kim (Pt) chấm vào, hơ lên ngọn lửa không màu, sẽ thấy màu đỏ vàng nhạt

Trung hoà hoặc kiềm hoá nhẹ dung dịch thử trên, thêm vài giọt dung dịch amoni oxalat (TT), sẽ có tủa trắng không tan trong acid hydrocloric (TT) nhưng tan trong acid acetic (TT).

4. Định lượng

Cân chính xác 0,2 g bột chế phẩm mịn, cho vào một bình nón, thêm 10 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), đun nóng để hoà tan, thêm 100 ml nước và 1 giọt đỏ methyl (CT), thêm nhỏ giọt dung dịch kali hydroxyd 10% (TT) đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt, sau đó thêm tiếp 5 ml. Thêm một lượng nhỏ hỗn hợp chỉ thị màu calcein (CT), chuẩn độ bằng dung dịch dinatri edetat 0,05 M (CĐ) đến khi huỳnh quang lục vàng nhạt mất đi và chuyển sang màu da cam. 1 ml dung dịch dinatri edetat 0,05 M tương đương với 8,608 mg CaSO4.2H2O. Thạch cao phỉ có hàm lượng calci sulfat hydrat  (CaSO4. 2H2O) không được dưới 95,0%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img