Thảo Quả Có Tác Dụng Phòng Bệnh Rất Tốt

Món chè kho truyền thống hấp dẫn không thể thiếu một gia vị quan trọng, đó là thảo quả. Ngoài làm gia vị, thảo quả còn được biết đến như là một thuốc quý.

chè thảo quả
Đỗ xanh mát mịn “luyện” với đường và bột thảo quả thành thứ chè khô dẻo, thơm ấm bàn trà ngày tết.

Thảo Quả – Không Chỉ Là Gia Vị !

Thảo Quả – Một dược liệu tự nhiên, thường mọc ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Theo Đông Y, Thảo Quả có vị cay, tính ấm. Có tác dụng táo thấp kiện tỳ, khu đàm tiệt ngược, tiêu thực trừ hàn, ráo thấp, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.

Mô tả Cây Thảo Quả

Cây thảo quả là một loại cây thảo sống lâu năm. Cây cao khoảng 2-3 mét, thân rễ mọc ngang có đốt, đường kính 3-4cm, phía ngoài màu hồng, giữa màu trắng, thơm, mẫm. Lá mọc so le, dài 70cm, rộng 18-20cm, có cuống ngắn, bẹ lá có khía dọc, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn. Cụm hoa hình bông, mọc ở gốc dài 13-20cm, có mang những bông hoa màu đỏ nhạt.

cây thảo quả
Người dân đi thu hái Thảo Quả

Nếu Bạn đi du lịch, đi phượt lên miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lai châu… sẽ bắt gặp nhiều rừng cây Thảo Quả ngay bên đường đèo lên núi !

Quả có cuống ngắn, mọc thành chùm sít nhau, hình tròn hay hình nón, đường kính 1,5-2cm, màu đỏ thẫm, chia 3 ô, mỗi ô có khoảng 7 hạt có áo hạt, thơm, hạt hình tháp ép vào nhau, rất thơm. Quả này khi phơi khô sẽ dài ra, co lại và nhăn nheo theo chiều dọc. Cây ra hoa về mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 7), có quả vào mùa đông (tháng 10-12).

Ở Việt Nam, Thảo Quả mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao hơn 1.000m. Những nơi có khí hậu mát lạnh, dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn. Thuộc các địa phương vùng núi Hoàng Liên Sơn và vùng Tây Bắc nước ta. Thường mọc ở các huyện vùng cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu… Những nơi có sản lượng thảo quả rất lớn như huyện Bát Xát, huyện Sa Pa (Lào Cai).

Thu hái quả vào mùa đông (tháng 11, 12, 1), người ta hái quả chín vàng, đem về phơi khô hay sấy khô, khi dùng đập bỏ vỏ ngoài lấy hạt. Cũng có nơi lấy cám gạo hòa với nước cho sền sệt, bao chung quanh quả, nướng cho cháy cám rồi đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt dùng.

Công dụng và cách dùng Thảo Quả

Thảo quả được dùng làm gia vị ăn liền với thịt, cá (khi nấu để cả quả, nhưng sau đó lấy ra vì nồng). Cũng thường được dùng để thêm vào một số bánh kẹo.

thảo quả
Thảo Quả Tươi

Nhân dân ta đã dùng thảo quả chủ yếu làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa nôn mửa, ngực bụng chướng đau, ho, sốt, tiêu chảy. Liều dùng mỗi ngày 3-6g, tán bột uống.

Để dùng làm thuốc chữa đau bụng đầy trướng, ngực đau, nôn oẹ, ỉa chảy, trị sốt rét, lách to; còn dùng ngâm nuốt nước, chữa hôi miệng, ho, chữa đau răng, viêm lợi thì dùng 3-6 g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên.

  • Ở Ấn Độ, hạt và dầu của thảo quả được dùng  để làm thuốc lợi tiêu hoá, dùng chữa đau thần kinh, dùng trong bệnh lậu và giải độc khi bị bò cạp đốt hoặc rắn cắn. Dầu hạt thơm, kích thích, lợi tiêu hoá dùng đắp lên mí mắt để tiêu viêm.
  • Ở Vân Nam (Trung Quốc) thảo quả được dùng để chữa ho đau ngực có đờm loãng, bụng dạ lạnh đau, tỳ hư ỉa chảy, nôn oẹ và sốt rét.

Lợi Ích Của Thảo Quả Với Sức Khỏe

Ngoài tác dụng làm cho các món ăn thêm ngon, Thảo Quả còn có những lợi ích sức khỏe sau đây.
Tốt cho tim:
  • Thảo quả là một nguồn cung cấp khoáng chất như kali, canxi và magiê… rất phong phú. 100g thảo quả có chứa tới 1119mg kali. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.
Bổ máu:
  • Thảo quả cũng là một nguồn tuyệt vời của sắt. 100g thảo quả có chứa 13,97mg sắt (tương đương 175% lượng sắt bạn cần mỗi ngày). Sắt là chất cần thiết trong việc hình thành tế bào máu và sự trao đổi chất của các tế bào. Kết hợp với các dưỡng chất khác như kali, magiê… thảo quả được coi là chất góp phần sản xuất các tế bào máu đỏ.
Phòng chống ung thư:
  • Một nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Chittaranjan ở Ấn Độ cho thấy uống nước pha từ thảo quả có tác dụng ức chế sự tăng trưởng, thậm chí tiêu diệt các tế các tế bào gây ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. Nghiên cứu này được thực hiện trên chuột bạch Thụy Sĩ, tuy nhiên, các kết quả được khuyến khích để nghiên cứu sâu hơn với các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến con người.
Làm giảm huyết áp:
  • Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu thuốc tại trường Cao đẳng Y tế RNT ở Ấn Độ cho thấy rằng thảo quả có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao. Uống 3g thảo quả mỗi ngày trong 12 tuần làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu, tâm trương và huyết áp trung bình. Các kết quả của nghiên cứu này được khuyến khích cho việc sử dụng thảo quả để giảm yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.
Ngăn ngừa đông máu:
  • Một nghiên cứu được thực hiện bởi WJ Suneetha cho Cục Hóa sinh và dinh dưỡng tại Viện nghiên cứu Công nghệ Thực phẩm Trung ương Ấn Độ cho thấy thảo quả có chứa một số thành phần bảo vệ và ngăn chặn các máu vón cục và nguy cơ hình thành cục máu đông. Thảo quả có tác dụng này là bởi vì nó có thể chống lại sự kết tập tiểu cầu, mà kết tập tiểu cầu lại chính lại là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành cục máu đông.
Lợi tiểu:
  • Một nghiên cứu được thực hiện bởi AH Gilani cho Bộ Khoa học sinh học và y sinh tại Đại học Aga Khan ở Pakistan xác nhận rằng, thảo quả thúc đẩy việc đi tiểu, tăng lượng nước tiểu từ thận để loại bỏ các chất dư thừa và độc tố ra khỏi cơ thể. Nghiên cứu này được thực hiện trên chuột thí nghiệm, tuy nhiên, kết quả rất đáng khích lệ cho các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng liên quan đến con người.
Giảm sự đầy hơi:
  • Thảo quả có tác dụng làm giảm nước và không khí trong cơ thể, từ đó giúp giảm tình trạng đầy hơi, trướng bụng. Ăn tỏi, hành tây là một nguyên nhân có thể làm tăng lượng không khí và nước trong cơ thể và làm cho bạn khó chịu ở bụng. Để giảm tình trạng này, bạn nên ăn cùng với thảo quả.
Tránh được tình trạng ợ nóng:
  • Loại thảo dược này kích thích việc sản xuất mật và làm giảm lượng axit tiết ra trong dạ dày. Từ đó, nó có tác dụng chống lại nguy cơ bị ợ nóng.

Thảo Quả còn có một số tác dụng khác như:

  • Giảm lượng caffeine trong cơ thể
  • Làm giảm sự co thắt dạ dày
  • Làm mát cho cơ thể
  • Giảm bớt đau bụng ở trẻ em
  • Làm dịu sự đau họng
  • Giảm đau dây thần kinh
  • Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do dị ứng như ho, cảm lạnh, viêm phế quản và hen suyễn…

Lưu ý khi dùng Thảo Quả:

Nhìn chung, thảo quả an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng quá nhiều loại thảo dược này.
  1. Hạt thảo quả có thể gây ra đau bụng (đau co thắt) nếu được tiêu thụ nhiều. Vì vậy, bệnh nhân có sỏi ở túi mật nên tránh dùng thảo dược này hoặc nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.
  2. Một vài tác dụng phụ khác mà bạn có thể gặp khi dùng thảo quả bao gồm: khó thở, tức ngực, phát ban hoặc sưng da… Nếu thấy có các dấu hiệu này, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Mọi người quan tâm có thể xem chi tiết: Dược liệu Thảo Quả

Tham khảo thêm

bai thuoc chua kinh nguyet khong deu

Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Phụ nữ mỗi tháng một lần hành kinh nên gọi là kinh nguyệt & khi không đều. Hãy áp dụng Bài thuốc chữa kinh nguyệt...
Bài Thuốc Tốt
3
minutes

Bài thuốc hay chữa bệnh từ cây cỏ mực

Cỏ nhọ nồi / cỏ mực là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng rất hữu ích trong việc chữa bệnh vì...
Bài Thuốc Tốt
4
minutes

Một số bài thuốc Đông y trị đau lưng

Bài thuốc đông y trị bệnh đau lưng. Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng & cảm giác khó chịu xảy ra bất cứ...
Bài Thuốc Tốt
4
minutes
quả nhót

Quả Nhót chữa ho hen, phong thấp hiệu quả

Quả Nhót thức quả ăn phổ biến ở Việt Nam. Nhót có vị chua, chát, tính bình, tác dụng ngừng hen suyễn, cầm tiêu...
Bài Thuốc Tốt
5
minutes
spot_img