Tinh Dầu Tràm – Dược liệu quý được chiết xuất từ lá cây Tràm cho ra dầu tự nhiên 100%. Dung môi nhẹ này có tác dụng khử trùng và diệt nấm.
Cây Tràm Chiết Xuất Tinh Dầu
- Tên khoa học: Tên: Melaleuca cajeputi. Họ Việt Nam: Họ Sim. Họ Latin: Myrtaceae
- Phân bố: Ở Việt Nam, tràm mọc cả ở hai miền Bắc và Nam nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam: Quảng Bình, Long An, Đồng Pháp, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang … Ngoài ra, cây còn phân bố ở các nước Đông Nam Á khác như Phillipin, Myanma, Malaysia, Indonesia…
- Bộ phận dùng: Lá (Folium Melaleucae), tinh dầu từ lá (Oleum Cajeputi).
- Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (0,3 – 0,6%), thành phần chính là cineol (eucalyptol, cajeputol) (45 – 60%), terpineol kháng khuẩn cao, các flavonoid và tanin.
- Tinh Dầu Tràm sản xuất từ các cây khác thuộc chi Tràm. Loại dầu này có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi.
Từ lâu dầu tràm đã được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng ở Việt Nam để phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh.
Tinh Dầu Tràm Gió là gì ?
Dầu tràm, dầu tràm gió là một loại dầu gió được chiết xuất từ lá của cây tràm lá dài (Melaleuca leucadendra), cũng có thể chiết xuất từ các cây khác thuộc chi Tràm. Loại dầu này có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi. Từ lâu dầu tràm đã được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng ở Việt Nam để phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, dầu tràm được sử dụng nhiều để cung cấp cho những người lính trên chiến trường đem theo phòng cảm. >>Theo wikipedia
Dầu tràm được sản xuất ở các cơ sở thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế là một loại tinh dầu tràm thô (tên khoa học là Cajeput oil) một hỗn hợp bay hơi nhiều thành phần như eucalyptol (cajuputol), terpineol và các chất tinh dầu terpenes khác, được đem sử dụng trực tiếp làm thuốc chữa bệnh. Hai thành phần chính được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong dầu tràm là: α-Terpineol và Eucalyptol. Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%.
Có 2 loại: Tràm trà và Tràm gió.
Thành phần gần giống nhau, tuy nhiên Tràm gió thường chỉ được dùng trong các liệu pháp trị bệnh, còn Tràm trà được dùng phổ biến hơn ở cả lĩnh vực trị bệnh và làm đẹp.
- Tinh dầu Tràm Gió: Chiết xuất từ cây tràm gió. Dùng để trị bệnh. Xoa bóp chống nhức mỏi cơ thể, đau nhức, tê thấp, phòng và điều trị cảm cúm và ngạt mũi, chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hoá, dùng bôi các vết xây xát và các vết bỏng.
- Tinh dầu Tràm Trà: Chiết xuất từ cây tràm trà. Ngoài tác dụng trị bệnh như Tràm gió thì Tràm Trà được dùng phổ biến trong làm đẹp giúp trị mụn, sáng da, mờ vết thâm, hạn chế da bóng nhờn, chăm sóc tóc, trị gàu,…
Thành phần hóa học của Tinh Dầu Tràm
- Tinh dầu tràm là chất lòng màu vàng hơi xanh, trong suốt & nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
Thành phần hóa học của dầu tràm gồm thành phần hoạt chất chủ yếu là Eucalytol (1,8-cineol) chiếm 23-65%. Và α-Terpineol chiếm 5-10%. Là hỗn hợp tecpenoit cấu trúc gồm nhiều đơn vị isopren. Các monotecpenoic C10 và sesquitecpenoic C15 là thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm.
- Công thức phân tử của hidrocacbon-tecpenoit là (C5H8)n . Công thức tử là C10H8O
Tác dụng của Tinh Dầu Tràm
- Phòng ngừa ho, cảm cúm, trúng gió, ngạt mũi và các bệnh đường hô hấp khác
- Giúp giữ ấm cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi bị trúng gió
- Phòng chống các bệnh truyền nhiễm, cúm A, bệnh chân tay miệng
- Chống đầy hơi khó tiêu ở trẻ, chữa đau bụng
- Làm sạch không khí, khử khuẩn, thông thoáng hô hấp, giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon
- Phòng chống và điều trị các vết cắn từ muỗi hoặc côn trùng
- Trị mụn nhọt, mụn trứng cá, mụn mủ
- Chữa hôi nách, hôi chân, hôi miệng, viêm lợi
- Massage thư giãn cơ thể, dùng cho các spa trị liệu
- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước và sau khi sinh.
Tinh Dầu Tràm – Đã có nhiều công trình khoa học ở cấp Bộ Y tế, cấp Nhà nước nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của α-Terpineol từ tinh dầu tràm. Và gần đây một nghiên cứu của OPODIS pharma (thực hiện tại Viện Pasteur TP.HCM năm 2008) cho thấy dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1; còn tác dụng ức chế virus H1N1 hiện đang tiếp tục nghiên cứu. Từ năm 2008 tinh dầu tràm cũng được Bộ Y tế cho vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh địa phương (local diseases control). >>theo Báo Tuổi Trẻ
Tinh Dầu Tràm Huế ?
Sao mọi người lại gọi là: Tinh Dầu Tràm Huế ?
Cây Tràm có tên Cajuput có nguồn gốc ở Châu Úc & Đông Nam Á. Thường mọc trên đất cát, cồn cát, đất ven biển, đất mặn, đất phèn.
Ở Việt Nam, Cây Tràm được trồng ở nhiều nơi. Nhưng Chiết xuất Tinh Dầu Tràm chất lượng cao và có tiếng là Tinh Dầu Tràm ở Huế.
Cajuput / Cây Tràm đã được người thổ dân truyền thống ở Úc sử dụng để làm thuốc giảm đau, tống hơi & khử trùng! Còn ở Việt Nam Dầu Tràm được sử dụng nhiều trong trị liệu, trị nấm da…
Dầu tràm dùng để chống cảm lạnh, chống ho. Chống và xua đuổi muỗi , kiến… Vậy nên Khi nào mưa gió – Nhớ có Dầu tràm !
- Chất α-Terpineol trong dầu tràm có tác dụng ức chế vi khuẩn trên da. Khi bị nấm bàn chân, chỉ cần thoa dầu tràm vào để ngăn vi khuẩn không lan sang vùng xung quanh.
- Làm thuốc giảm đau trong bệnh phong thấp mãn tĩnh. Khi kết hợp tinh dầu tràm với long não dùng bôi ngoài sẽ chữa được bệnh khớp & Gout
- Chữa bệnh vảy nến bằng dầu tràm sau 12 tuần bôi liên tục. Tỷ lệ phục hồi là 80%. (Đã được thực hiện tại Trung Quốc trên 42 trường hợp sau khi điều trị bằng nhiều biện pháp khác không khỏi).
- Trị Gàu làm đẹp tóc với dầu tràm. Chất α-Terpineol trong dầu tràm giúp nang tóc và da đầu được khơi thông.
- Trị mụn, dầu tràm có tác dụng dưỡng da, giúp tái sinh tế bào bị lõa hóa. Giảm sẹo & mau lành vết thương.
Tham khảo thêm công năng & mẹo sử dụng tinh dầu tràm qua bài viết: Khi nào mưa gió – Nhớ có Dầu tràm !