Dược liệu Toàn Phúc Hoa
- Tên khoa học: Flos Inulae
- Tên gọi khác: Tuyền phúc hoa, Tuyên phục hoa, Họ Cúc
- Tính vị, quy kinh: Vị mặn, tính ấm, hơi có độc. Vào hai kinh phế và đại trường.
- Bộ phận dùng: Hoa
- Đặc điểm sản phẩm: Hoa khô vàng, to, không rời rụng, không ẩm nát
- Phân bố vùng miền: Thế giới: Trung Quốc – Việt Nam
- Thời gian thu hoạch: thu hái lúc hoa đã nở hết
Mô tả cây dược liệu Toàn Phúc Hoa
Cây toàn phúc hoa là cây sống nhiều năm, cao 30 – 80cm; thân màu lục hoặc màu tía. Lá ở bộ phận giữa thân cây, hình thuôn hoặc hình tròn dài, đầu mũi mác; dài 4 – 13cm, rộng 1,5 – 4,5 cm, hầu như không có cuống, phiến lá nguyên hoặc khía răng cưa; lá mặt trên ít lông hoặc không có lông, lá mặt dưới có lông nhỏ như bông.
- Cụm hoa hình đầu, đường kính 3 – 4cm; bao chúng hình bán cầu; hoa có cánh hình màu vàng, dài 10 – 13 mồm.
- Quả nang, hình trụ tròn, dài 1 – 1,2m.
- Mùa hoa: Tháng 6 – 10; mùa quả: tháng 9 – 11
Thành phần hóa học:
- Quercetin, isoquercetin, caffeic acid, chlorogenic acid, taraxasterol, britannin, inulicin vv.
Công dụng & Một số bài thuốc với Toàn Phúc Hoa
Chữa Vị khí hư nhược, đàm trọc trở ngăn, ngực đầy tức:
Toàn phúc hoa 12g, Nhân sâm 20g, Sinh khương 20g, Đại giả thạch 40g, Cam thảo 10g, Bán hạ 10g, Đại táo 10 qủa. Sắc uống. Công dụng: Phù chính, ích Vị, giáng nghịch, hóa đàm. (Toàn Phú Đại Giả Thạch Thang).
Chữa ho hen có nhiều đờm (do đàm nghịch):
Toàn phúc hoa 12g, Bán hạ 10g, Tế tân 6g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Chữa đờm ngăn trở gây khí nghịch ói đàm, bụng đầy trướng:
Toàn phúc hoa 12g, Trần bì 12g, Sa sâm 12g, Phục linh 12g, Sinh khương 12g, Bán hạ 8g, Cam thảo 4g, Đại táo 3qủa. Sắc uống. (Kinh Nghiệm Nhân Dân).