Trầu Không

Dược liệu: Trầu Không

  1. Tên khoa học: Folium Piperis betles
  2. Tên gọi khác: trầu cay, trầu lương, thổ lâu đẳng
  3. Tính vị, quy kinh: vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Qui kinh : phế, tỳ, vị
  4. Bộ phận dùng: lá hoặc rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: lá tươi có hình trái xoan, dài 10 – 13 cm, rộng 4.5 – 9 cm, phía cuống hình tim ( đối với lá phía gốc) đầu lá nhọn.
  6. Phân bố vùng miền:
    Thế giới: miền Trung và Đông Malaysia, Madagasca và Đông Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Thái Lan, Indonesia, Philippine, Campuchia
    Việt Nam: mọc ở nhiều nơi.
  7. Thời gian thu hoạch: quanh năm

Mô tả dược liệu Trầu Không

Trầu Không –  theo wikipedia

Trầu không hay trầu (danh pháp hai phần: Piper betle) là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Lá trầu không loại tốt nhất thuộc về giống “Magahi” (từ vùng Magadha) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.

Ở Việt Nam có hai loại trầu chính: trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

Trầu không còn được gọi tắt là trầu hay có tên khác là thược tương. Tên khoa học của nó là Piper betle L. (Piper siriboa L.) thuộc họ hồ tiêu Piperaceae, thân leo nên khi trồng cần làm giàn cho nó phát triển.

trầu không
Lá Trầu Không

Lá trầu mọc so le, cuống có bẹ, dài 1,5 – 3,5cm, phiến lá dài 10 – 13cm, rộng 4,5 – 9cm, hình trái tim, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu rất nhỏ.

Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.

Thành phần hóa học trong Trầu Không

Cứ 100gram lá trầu không chứa tới 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ,  6.1% carbohydrate và 2,4% tinh dầu (tinh dầu lá trầu không màu vàng nhạt, hương thơm nồng, khi nếm có vị nóng và cay).

Đặc biệt, các thành phần chính của tinh dầu lá trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ,… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.

Hơn nữa, trầu không còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Chính vì vậy trầu không sẽ rất hữu ích với sức khỏe con người.

Bài thuốc với dược liệu Trầu Không

Wiki Dược Liệu tổng hợp một số bài thuốc hay với dược liệu Trầu Không. Mời các bạn tham khảo.

Trầu Không – Chữa bệnh nước ăn chân

Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.

  • Lá trầu không có thể chữa trị các bệnh về nấm ngứa, táo bón, nước ăn chân

Trầu Không – Giúp răng chắc khỏe

Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng. Chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.

Trầu Không – Chữa táo bón

Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón sẽ được xoa dịu.

Cách chữa táo bón bằng lá trầu không: hãy nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bã khi bụng đang đói hoặc băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội và để qua đêm. Uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng đói để chữa khỏi bệnh táo bón.

Trầu Không – Hỗ trợ tiêu hóa

Lá trầu không có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Chất thải cũng sẽ được loại bỏ dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không đối với cơ vòng.

Những người thường ăn trầu cau thường rất tốt cho sức khỏe

Trầu Không – Trị nấm ngứa

Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể. Lá trầu không là một trong những biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần giản nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên, bạn sẽ không còn phải lo ngại về các loại bệnh về da do nấm gây ra.

Trầu Không – Chữa lành các vết lở loét, mụn nhọt

Lá trầu không tươi 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không, làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt. Ngày làm như vậy 2-3 lần.

Chữa Nám Da bằng lá Trầu Không

Rửa sạch lá trầu không, để ráo nước. Bỏ lá trầu vào nồi cùng nước lọc sâm sấp rồi đun sôi trong 30 phút. Bỏ lá trầu vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Đổ lá trầu không đã xay nhuyễn cùng nước đun lá trầu trước đó vào nồi, đun cho đến khi thành hỗn hợp sền sệt. Khi hỗn hợp nguội hẳn thì đổ hũ thủy tinh, bỏ tủ lạnh dùng dần (chỉ dùng hỗn hợp này trong một tuần, khi hết lại làm mẻ khác).

Trong 2 tuần đầu, hàng ngày bạn lấy chút hỗn hợp sền sệt đắp lên mặt trong 5-8 phút là rửa mặt, không để quá lâu. Đắp 7 ngày/tuần trong 2 tuần đầu. Từ tuần thứ 3 trở đi, mỗi tuần chỉ đắp 1 lần, tuyệt đối không đắp nhiều hơn bởi nếu lạm dụng, da mặt có nguy cơ bị bỏng lá trầu không.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img