Bài thuốc trị mề day ở người lớn & trẻ nhỏ bằng các loại lá cây dễ tìm. Lá cây trị mề đay là các loại thảo dược tự nhiên quanh ta
Thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường hoặc bạn đi du lịch ở những vùng biển, ăn các món hải sản xong thì trên da bị nổi đỏ thành các vùng, mẩn ngứa và đôi khi là đau đớn. Nếu trong những trường hợp này, bạn cần điều trị nổi mề đay nhanh chóng bằng các loại lá dễ tìm trong dân gian.
Bệnh mề đay mẩn ngứa là gì?
Mề đay là một loại phát ban da, kết quả của mọt phản ứng di ứng với một chất gây dị ứng. Dạng dị ứng hay gặp là dị ứng thức ăn. Khi bị dị ứng thức ăn, cơ thể giải phóng histamine. Đôi khi, cơ thể cũng giải phóng histamine khi dị ứng với các loại thuốc, stress, ánh sáng mặt trời và những thay đổi về nhiệt độ mà mọi người vẫn hay gọi là dị ứng thời tiết.
Bệnh nổi mề đay thường có những triệu chứng như sưng, mẩn ngứa, da nổi đỏ thành từng vùng trên cơ thể… Các triệu chứng có thể xuất hiện trong thời gian ngắn ngủi, kéo dài chỉ vài phút hoặc có thể kéo dài nhiều tháng.
Nguyên nhân nổi mề đay
Thức ăn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mề đay. Các loại thức ăn như sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển; sữa, bơ, pho mát; dưa gang, dưa tây, cà chua, hành, tỏi…
Các chất phụ gia cũng là một yếu tố gây ra mề đay. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men, con giấm hoặc giấm hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm.
Nổi mề đay do các loại thuốc men, đáng kể nhất là Penicilline, Aspirine, Sulfamides, các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai…
Các loại nhiễm trùng, nhiễm nấm thường gây bệnh mề đay mãn tính như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp.
Các loại bụi, phấn hoa, lông thú hoặc các loại ký sinh trùng cũng thường là nguyên nhân của bệnh mề đay mãn tính.
Các yếu tố cảm xúc, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cung có thể làm nổi mề đay.
Điều trị mề đay bằng các loại lá thông dụng
Bạn có thể hoàn toàn không phải lo khi sử dụng các loại lá để chữa mề đay thông dụng bởi chúng vừa rẻ tiền, vừa dễ tìm mà lại vừa an toàn, hiệu quả tốt. Bạn có thể sử dụng những loại lá dưới đây để trị mề đay:
Lá khế trị mề đay
Theo Đông y, là khế có vị chát, tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt, giải độc, lợi tiểu tiện, trị chứng lở ngứa, nổi mề đay, mề đay, rôm sẩy do phong nhiệt, huyết nhiệt gây ra.
Cách dùng lá lế trị mề đay rất đơn giản, bạn chỉ cần một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho héo. Căn làm sao cho lá khế vàng vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, không được nóng quá vì sẽ làm hỏng da. sau đó lấy nắm lá khế đã rang chà lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.
Ngoài ra, có thể lấy lá khế đung sắc lấy nước dùng để uống hàng ngày cũng cho hiệu quả tốt để điều trị mề đay, mẩn ngứa.
Trị mề đay lá kinh giới
Theo y học phương Đông, kinh giới có vị cay, tính ấm, vào kinh phế và can. Kinh giới có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu nên mang lại hiệu quả tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại.
Nếu dùng loại thảo dược này để trị mề đay, bạn có thể dùng: kinh giới 16g, ngân hoa 12g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang cho tới khi lành bệnh.
Trị mề đay từ rau mùi
Lấy rau mùi vò nát rồi bôi, chà lên vùng ngứa hoặc các bạn có thể vắt lấy nước bôi lên, bài thuốc này rất hiệu nghiệm và có thể dùng với trẻ em rất tốt.
Trị mề đay từ rau húng quế
- Rau húng quế chữa trị mề đay cũng rất tốt, rửa sạch, vò nát rồi chà lên chỗ ngứa.
Trị mề đay từ rau tía tô
Lấy khoảng 50g lá tía tô, rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối giã, vắt nước uống, còn bã thì xát vào chỗ bị nổi mẩn đỏ. Nước cốt tía tô có tác dụng rất tốt để chữa dị ứng do ăn đồ biển hoặc tiếp xúc với không khí lạnh, nước lạnh. Khi uống nước lá tía tô, bạn nên tránh ra gió và dầm nước.