Đậu Đen

Cây Đậu Đen hay còn gọi Đỗ đen là giống đỗ hạt màu đen là thực phẩm phổ biến ở nước ta. Đỗ đen thường nấu món chè mát lành ngày hè. Ngoài ra Đậu đen còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh thường ngay

Dược liệu: Đậu Đen

  1. Tên khoa học: Semen Vignae cylindricae
  2. Tên gọi khác: Đỗ đen
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Qui vào kinh thận.
  4. Bộ phận dùng: Hạt đã phơi khô của cây Đậu đen
  5. Đặc điểm sản phẩm: Hạt hình thận, vỏ màu đen bóng. Rốn hạt màu sáng trắng nằm ở rốn. Hạt dễ vỡ thành 2 mảnh lá mầm. Đầu của 2 mảnh hạt có chứa 2 lá chồi, 1 trụ mầm.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, được trồng nhiều ở Việt Nam.
  7. Thời gian thu hoạch: tháng 6 hoặc tháng 7

I. THÔNG TIN CHI TIẾT – Hạt Đậu Đen

1. Mô tả thực vật

Đậu đen là cây thân thảo, mọc hàng năm, lá kép gồm 3 lá chét, hoa màu tím nhạt, quả dài tròn chứa 7 – 10 hạt màu đen, nhân trắng hoặc xanh.

đậu đen
Cây Đậu Đen

2. Phân bố

  • Thế giới: Trung Quốc
  • Việt Nam: trồng nhiều ở nước ta

3. Bộ phận dùng

Hạt đã phơi khô của cây Đậu đen (Vigna cylindrica ( L.) Skeels), họ Đậu (Fabaceae)

đậu đen
Hạt Đậu Đen

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hoạch vào tháng 6 hoặc tháng 7 chọn những quả già vỏ đã ngả màu đen, đem phơi khô và đập tách  lấy riêng hạt. Tiếp tục phơi khô hạt đến độ ẩm qui định.
  • Chế biến: Bào chế đạm đậu sị
  • Lấy đậu đen vo sạch, ngâm nước thường 1 đêm. Phơi qua rây cho ráo nước, đồ chín. Trải đều trên nong nia hoặc trên chiếc chiếu sạch, đợi ráo lấy lá chuối khô sạch ủ kín 3 ngày, khi thấy lên meo vàng đem phơi khô ráo, tưới nước cho đủ ẩm, cho vào thùng  ủ kín bằng lá dâu. Khi lên meo vàng thì lấy ra phơi 1 giờ lại tưới nước và ủ như trên. Làm như vậy cho đủ 5 – 7 lần.
  • Cuối cùng đem chưng rồi phơi khô và cho vào bình đậy kín dùng trong các bài thuốc.
  • Bảo quản: Đóng trong thùng kín, để nơi khô mát tránh mốc mọt, côn trùng.

5. Mô tả dược liệu:

  • Hạt hình thận, vỏ màu đen bóng có chiều dài 6 – 9  mm có chiều ngang từ 5 – 7 mm, chiều dẹt 3,5 – 6 mm. Rốn hạt màu sáng trắng nằm ở rốn. Trọng lượng hạt từ 100 – 115 mg. Hạt dễ vỡ thành 2 mảnh lá mầm. Đầu của 2 mảnh hạt có chứa 2 lá chồi, 1 trụ mầm.

6. Thành phần hóa học:

  • Trong hạt có 24,2% protit, 1,7% lipit, 53,3% gluxit, 2,8% tro, 56mg% canxi, 354mg% P, 6,1mg% sắt, 0,51mg% vitamin B1, 0,21mg% vitamin B2, 1,8mg% vitamin PP, 3mg% vitamin C. Hàm lượng các axit amin cần thiết trong Đậu đen cũng rất cao. Trong 100g Đậu đen có 0,97g lysin, 0,31g metionin, 0,31g triptophan, 1,16g phenylanin, 1,09g alanin, 0,97g valin, 1,26g leuxin, 1,11g isoleusin, 1,72g acginin và 0,75g histidin.

7. Phân biệt thật giả:

8. Công dụng – Tác dụng Đậu Đen

  • Tác dụng: Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm
  • Công dụng: dùng bổ thận, sáng mắt,  trừ  phù thũng do nhiệt độc, giải độc.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 20 – 40 g, có thể hơn. Dùng để chế đậu sị và phụ liệu.

10. Lưu ý, kiêng kị

  • Tỳ vị hư hàn mà không nhiệt độc không dùng. Ghét Long đởm, Kỵ  Hậu phác.

Một số bài thuốc với Đậu / Đỗ Đen

Đỗ Đen Chữa đau bụng dữ dội:

  • đậu đen 50g, sao cháy hoặc sắc với rượu uống, có thể sắc với nước rồi pha thêm rượu vào uống.

Đậu Đen Chữa lưng sườn bỗng dưng đau nhói:

  • đậu đen 200g, sao vàng, ngâm rượu uống.

Chữa trúng phong cấm khẩu, không nói được, tâm phiền hoảng hốt, tay chân không cử động hoặc đau bụng, đầy hơi, hoặc có lúc ngất đi rồi lại tỉnh:

  • đậu đen lớn hạt, nấu bỏ bã lấy nước, cô thành cao mà ngậm, dùng lâu ngày mới công hiệu.

Chữa trúng phong, thình lình tay chân co rút không cựa được:

  • Đậu đen xanh lòng 3 thăng cho vào chõ đồ, đổ vào 2 thăng giấm, đang khi nóng bưng đổ xuống đất rồi trải chiếu lên đậu cho bệnh nhân nằm; đắp mền áo nhiều lớp, chờ khi đậu nguội thì lấy bớt mền dần dần, nhưng phải cho một tay vào mền để xoa nắn, kéo chỗ bị co rút; rồi lại đổ đậu làm như thế và cho uống thang trúc lịch, thực hiện như vậy 3 ngày là khỏi.

Chữa thương hàn thuộc về âm độc nguy cấp:

  • đậu đen sao thơm, chế rượu vào, cho uống nóng. Nếu uống vào bị nôn ra thì cho uống lại, đến khi mồ hôi ra được thì thôi.

Chữa trúng hàn:

  • đậu đen sao cháy. Ðang lúc còn nóng, chế rượu vào uống rồi trùm mền lên cho ra mồ hôi là khỏi.

Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón:

  • đậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài 2-3 tấc rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2, 3 lần, tác dụng rất hay.

Chữa uốn ván do trúng phong, cảm thấp mà sinh bệnh, người ngay đơ, thẳng cứng, cấm khẩu như bệnh động kinh:

  • đậu đen 1 thăng sao hơi chín, tán nhỏ cho vào chõ nấu đến khi lên hơi thì lấy xuống, cho 3 thăng rượu vào ngâm. Uống ấm 1 thăng cho ra mồ hôi rồi dùng thuốc cao mà dán.

Chữa bệnh cổ trướng, bụng trướng do ăn nhầm các loại cá độc:

  • đậu đen sắc với nước uống lúc còn ấm.

Chữa ngộ độc do ăn rau quả:

  • đậu đen tán nhỏ, ngâm rượu, vắt lấy nước cốt nửa thăng.

Chữa bất tỉnh do say rượu:

  • đậu đen 1 thăng sắc lấy nước uống cho nôn ra thì khỏi.

Chữa ngộ độc ô dầu, phụ tử, thiên hoàng, nấm dại:

  • đậu đen 2 vốc cho vào ăn, uống hoặc sắc lấy nước uống là khỏi.

Chữa phù thũng, nằm ngồi không yên:

  • đậu đen 1 thăng, nước 5 thăng, nấu còn 3 thăng, chế vào 5 thăng rượu, lại nấu còn 3 thăng. Chia làm 3 lần và uống nóng, uống đến khi lành mới thôi.

Chữa phù thũng thở gấp, đại tiểu tiện bế gắt:

  • giá Đậu đen phơi khô sao giấm, đại hoàng sao đều lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 2 đồng. Dùng rễ cỏ tranh, trần bì sắc làm thang để lợi tiểu.

Chữa thượng tiêu hỏa bức, khạc ra máu hay ứ máu buồn phiền, khô ráo, khát nước:

  • đậu đen 1 vốc, tử tô 2 cành, ô mai 2 quả, nước 3 bát. Sắc còn 6 phần. Giã gừng sống lấy nước 1 chén, hòa vào và chia uống dần sau bữa ăn.

Chữa thượng tiêu có nhiệt, khạc ra máu hoặc ra đờm có máu, buồn phiền, háo khát:

  • đậu đen 3 vốc, tử tô cành và lá 1 nắm, ô mai 2 quả, nước 1 bát. Nấu chín rồi hòa vào 1 muỗng nước gừng. Uống dần sau khi ăn.

Chữa trĩ ra máu (trường phong hạ huyết):

  • đậu đen xanh lòng, dùng bồ kết sắc lấy nước và tẩm một chốc. Sau đó đem đậu sao vàng, xát bỏ vỏ tán nhỏ, rán mỡ heo và luyện làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước gạo tần mễ rất công dụng.

Chữa đau đầu:

  • đậu đen 3 phần sao hơi có khói, ngâm với 5 phần rượu, đậy kín 7 ngày rồi uống hết.

Chữa bụng đau như bị đánh:

  • đậu đen nửa thăng sao cháy, rượu 1 thăng. Nấu sôi uống cho say sẽ lành.

Chữa tiêu chảy hoắc loạn, trên không thổ được, dưới không tả được, toát mồ hôi lạnh, sắp chết:

  • đậu đen 1 vốc, nghiền sống hòa với nước rồi uống.

Chữa đau lưng, xương sống đau nhức quá không cử động được:

  • đậu đen xanh lòng 1 đấu, chia làm 3 phần sao, 1 phần luộc, 1 phần đồ chín, thêm 3 đấu rượu cho vào bình, dùng nồi lớn đổ nước vào mà chưng cách thủy nửa giờ. Ðể nửa tháng mới uống, uống nhiều hay ít tùy sức.

Đậu Đen Chữa mất ngủ:

  • đậu đen nấu nóng cho vào 1 cái túi đen để gối đầu, khi nguội lại thay.

Đậu Đen Chữa bệnh đái tháo đường:

  1. Ðậu đen tán nhỏ dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm 100 ngày, làm thành viên. Mỗi sáng uống 1 viên, uống hết là khỏi. Bài thuốc có tác dụng kinh trị chứng tiêu khát, mỗi ngày uống đến 1 thạch nước.
  2. Ðậu đen, thiên hoa phấn. Hai vị đều nhau tán nhỏ khuấy hồ. Làm thành viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng 70 viên, sắc với nước đậu đen uống mỗi ngày 2 lần rất công hiệu. Bài thuốc có tác dụng kinh trị tiêu khát do thận hư, rất khó chữa.

Kinh trị âm chứng bí phương:

  • đậu đen bất cứ nhiều hay ít, sao già rồi đổ rượu vào, đậy kín lại cho khỏi bay mất hơi, chờ nguội uống rất hay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  •  Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img