Dây Gắm

Dây Gắm (hay dây Vương Tôn), tên khoa học Gnetum montanum Markgr Gnetaceae, là loài cây dây leo, mọc hoang ở nhiều vùng núi cao của nước ta. Theo y học cổ truyền, dây Gắm có vị đắng, tính ôn, tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết tan ứ. Người Tày ở Lục Yên thường thu hái dây Gắm trên rừng vào một thời điểm nhất định trong năm, đem về rửa sạch, chặt nhỏ, sao khô. Sơ chế thật kỹ trước khi đem nấu thành cao.

Dược liệu Dây Gắm

  1. Tên khoa học: Caulis et Radix Gneti montani.
  2. Tên gọi khác: Dây gắm, Dây sót hay Dây mấu.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính bình.
  4. Bộ phận dùng: Rễ và dây.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Dây leo thân to, phình lên ở các đốt.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Ở Việt Nam: cây mọc ở rừng rậm rải rác khắp cả nước từ Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, qua Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hòa tới Tây Ninh, Đồng nai, Kiên Giang.
  7. Thời gian thu hoạch: Quanh năm.

MÔ TẢ CÂY DƯỢC LIỆU DÂY GẮM

Cây gắm là một loại dây mọc leo trên các cây to tới 10-12m, thân rất nhiều mấu. Lá mọc đối hình trứng, thuôn, dài tới 30cm, rộng 12cm. Hoa khác gốc. Nón đực mọc thành chùm dài 8cm ở các mấu cành, phân nhánh 2 lần. Nón cái gồm nhiều “hoa”: Mọc vòng từ 20 hoa một. Quả có cuống ngắn, dài 12-26mm, rộng 11-13mm, bóng, trên phủ một lớp như sáp.

Dây gắm
DƯỢC LIỆU DÂY GẮM

Thân leo trườn hóa gỗ, phân bổ trong rừng tự nhiên nơi có độ cao 200-1200m. Thân cành có tiết diện tròn hoặc bầu dục, có nếp nhăn dọc. Lá đơn mọc đối có kích thước và hình dạng thay đổi, có thể hình thuôn dài hoặc hình bầu dục, vật liệu phiến lá là da hoặc bán da, dài 10–25 cm, rộng 4–11 cm, đầu là tù hơi có mũi nhọn. Hoa mọc từ thân, cành, mùa hoa tháng 5-7. Quả hình bầu dục, dài 1,5–2 cm, đường kính 1-1,2 cm, khi chín có màu nâu hoặc nâu đỏ, mùa quả tháng 8-10.

Phân bố

Dây gắm mọc hoang tại các vùng rừng núi khắp nước ta, lạnh như rừng Sapa hay nóng như rừng Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây đều có gặp. Thường người ta dùng quả để ăn, dây để làm chạc hay thừng buộc thuyền bè và làm thuốc.

Bài thuốc với Dây Gắm

Cao Gắm có tác dụng hỗ trợ dự phòng và điều trị gút.

Cao Gắm cũng đã được kiểm nghiệm và chứng minh thông qua khóa luận: “Đánh giá tính an toàn và tác dụng điều trị bệnh gút của cao Vương Tôn”.

Nghiệm thu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Yên Bái. Kết quả cho thấy: người bệnh gút sử dụng cao Gắm đã giảm đau 50% (Đánh giá qua chỉ số Ritchie), giảm sưng tại các khớp, hạ nồng độ acid uric máu (13,33% bệnh nhân giảm acid uric trên 30%, 48,33% bệnh nhân giảm acid uric từ 15 – 30%). Qua 30 ngày điều trị không phát hiện tác dụng không mong muốn nào trên lâm sàng và cận lâm sàng.

Điều trị chứng bệnh phong thấp:

Điều trị lở sơn:

  • 300ml nước cùng với 10gr rễ cây gắm đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì có thể dùng được. Ngày chia 2 lần uống, mỗi lần 100ml.

Bệnh về đau nhức phần gân xương:

  • Vỏ cây hoa giẻ, rễ cây gắm, ngũ gia bì, rễ rung rúc, mỗi vị 80gr; rễ cỏ xước, rễ bưởi bung, tầm gửi dâu, rễ bạch đồng nữ, rễ bướm bạc, rễ tầm xuân, rễ ô dược, rễ xích đồng nam mỗi loại 40gr; cỏ roi ngựa, rễ chỉ thiên 20gr đem thái nhỏ rồi phơi khô. Đem toàn bộ ngâm 2 lít rượu trong vòng 15 ngày là sử dụng được. Mỗi ngày chỉ được uống một chén nhỏ trước khi đi ngủ, không được uống nhiều hơn.
Thông tin tham khảo:

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img