Đơn Lá Đỏ

Dược liệu Đơn Lá Đỏ

  1. Tên khoa học: Excoecaria cochinchinensis Lour. – Euphorbiaceae
  2. Tên gọi khác: Đơn mặt trời, Đơn tía
  3. Tính vị, quy kinh: Vị đắng nhạt, tính mát.
  4. Bộ phận dùng: lá được phơi hay sấy khô của cây Đơn lá đỏ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Lá hình bầu dục hai đầu thuôn nhọn, dài 6 – 12 cm, rộng 2 – 4 cm. Cuống lá dài 0,5 – 1 cm. Phiến lá nguyên, mép lá có răng cưa nhỏ, mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu đỏ tía. Có 10 – 12 cặp gân lông chim nổi rõ ở mặt dưới lá, lõm ở mặt trên lá.
  6. Phân bố vùng miền: Việt Nam: thường được trồng trong các vườn gia đình.
  7. Thời gian thu hoạch: Thu hái lá quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hè.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Cây nhỏ, cao chừng 1 mét. Lá mọc đối, hình bầu dục ngược thuôn, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới màu tía, mép có răng cưa. Hoa mọc thành bông ở nách lá hay ở ngọn, cùng gốc hoặc khác gốc. Quả nang 3 mảnh. Hạt hình cầu, màu nâu nhạt. Cây ra hoa vào mùa hè.

2. Phân bố

  • Thế giới: Trung Quốc
  • Việt Nam: Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta làm cây cảnh và lấy lá làm thuốc.

3. Bộ phận dùng

Dược liệu là lá được phơi hay sấy khô của cây Đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hái lá quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hè.
  • Chế biến: Lá hái về được phơi hoặc sấy tới khô.Trước khi dùng sao vàng. Cũng có thể dùng tươi.
  • Bảo quản: Trong bào bì kín, để nơi thoáng mát.

5. Mô tả dược liệu đơn lá đỏ

Lá hình bầu dục hai đầu thuôn nhọn, dài 6 – 12 cm, rộng 2 – 4 cm. Cuống lá dài 0,5 – 1 cm. Phiến lá nguyên, mép lá có răng cưa nhỏ, mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu đỏ tía. Có 10 – 12 cặp gân lông chim nổi rõ ở mặt dưới lá, lõm ở mặt trên lá.

đơn lá đỏ
Cây đơn lá đỏ

6. Thành phần hóa học

Flavonoid, saponin, tanin.

7. Phân biệt thật giả

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau.
  • Công dụng: Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.

9. Cách dùng và liều dùng

Ngày dùng 6 – 12 g lá khô (hoặc 20 – 40 g lá tươi), dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm chè.

10. Lưu ý, kiêng kị

Người hay chảy máu.

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Đơn Lá Đỏ

Trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng:

  • Đơn lá đỏ 8-12g (lá khô), dưới dạng nước sắc, ngày dùng một thang, uống 2 – 3 lần, sau bữa ăn; có thể uống nhiều ngày, cho tới khi hết các triệu chứng.

Trị nhọt vú, vú sưng tấy, đỏ đau:

  • Đơn lá đỏ 15-20g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Ngoài ra có thể dùng lá khô, đem vò vụn, sao nóng, bọc vải mỏng chườm nhẹ vào nơi sưng đau.

Trị zona và mẩn ngứa:

  • Đơn lá đỏ (sao vàng) 40g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Có thể uống nhắc lại vài đợt.

Trị tiêu chảy lâu ngày:

  • Đơn lá đỏ (sao vàng) 15g, gừng nướng 4g, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, sau bữa ăn 1 giờ rưỡi.

Trị đại tiện ra máu, kiết lỵ ở trẻ em:

  • lá đơn đỏ 12g, sắc uống, ngày một thang.

Lưu ý: Tránh nhầm lẫn với một số cây mang tên “đơn”: đơn đỏ, đơn hoa đỏ (Ixora coccinea L.), họ cà phê (Rubiaceae).

Khác với cây đơn lá đỏ, cây này có lá to và xanh cả hai mặt, hoa rất nhiều ở đầu cành thành xim dày đặc, màu đỏ, người ta thường thu lấy hoa để làm đồ cúng lễ ở đình chùa. Lá và rễ cũng được dùng làm thuốc chữa kinh nguyệt không đều, kiết lỵ tiêu chảy.

Đơn tướng quân (Syzygium sp.), họ sim (Myrtaceae), lá to, mọc đối, thường mọc vòng 3, rất sít nhau ở ngọn. Dược liệu cũng là lá, dùng dưới dạng nước sắc để chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, viêm họng.

 

 

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Vi phẫu

Phần gân lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới  là một lớp tế bào nhỏ xếp liên tục, kích thước tương đối đều nhau. Nằm sát biểu bì trên và biểu bì dưới là mô dày là những đám tế bào hình trứng, kích thước khác nhau, có thành dầy bắt màu đỏ. Tiếp theo là phần mô mềm, gồm những tế bào có kích thước lớn, không đều nhau, có thành mỏng, xếp lộn xộn, bắt màu hồng. Giữa gân lá là bó libe gỗ, hình cung, cung libe  ở ngoài ôm lấy cung gỗ ở trong.

Phiến lá:Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật nằm ngang, có thành ngoài hoá cutin. Dưới biểu bì trên là mô dậu gồm một hàng tế bào hình chữ nhật.

2. Bột

Bột lá có màu xanh nâu, mùi hắc nhẹ. Quan sát dưới kính hiển vi cho thấy có: mảnh mô mềm, mạch mạng, mạch xoắn đứng riêng lẻ hay nằm trong các mô, bó sợi, mảnh mô mềm chứa chất màu, tinh thể calci oxalat, tế bào lỗ khí có thể nằm riêng lẻ hay nằm trong biểu bì.

3. Định tính

A. Cân 1 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 5 ml ethanol 50% (TT), đun cách thủy trong 5 phút, lọc. Dịch lọc có màu đỏ tía.

B. Cân 1 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm,  thêm 5 ml ethanol 90% (TT), đun cách thủy trong 5 phút, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm khác, thêm một ít bột magnesi (TT) và vài giọt acid hydrocloric (TT), xuất hiện màu đỏ đậm hơn dung dịch trên.

4. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Tro toàn phần

Không quá 9% (Phụ lục 9.8)

Tro không tan trong acid

Không quá 2% (Phụ lục 9.7)

Độ ẩm

Không quá 13% (Phụ lục 12.13)

Tạp chất

Không quá 2% (Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây  3,15 mm: Không quá 3% (Phụ lục 12.12)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Bài thuốc với Đơn Lá Đỏ

Đơn lá đỏ có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong, trừ thấp, lợi niệu, giảm đau. Có thể dùng độc vị đơn lá đỏ để trị các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, đại tiểu tiện ra máu, lỵ, tiêu chảy lâu ngày. Sau đây là một số cách dùng chè đơn lá đỏ trị bệnh

đơn lá đỏ
Cây đơn lá đỏ

Trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng:

đơn lá đỏ 8-12g (lá khô), dưới dạng nước sắc, ngày dùng một thang, uống 2 – 3 lần, sau bữa ăn; có thể uống nhiều ngày, cho tới khi hết các triệu chứng.

  • Trị nhọt vú,vú sưng tấy, đỏ đau: lá đơn lá đỏ 15-20g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Ngoài ra có thể dùng lá khô, đem vò vụn, sao nóng, bọc vải mỏng chườm nhẹ vào nơi sưng đau.
  • Trị zona và mẩn ngứa: đơn lá đỏ (sao vàng) 40g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Có thể uống nhắc lại vài đợt.
  • Trị tiêu chảy lâu ngày: đơn lá đỏ (sao vàng) 15g, gừng nướng 4g, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, sau bữa ăn 1 giờ rưỡi.
  • Trị đại tiện ra máu, kiết lỵ ở trẻ em: lá đơn đỏ 12g, sắc uống, ngày một thang.

Lưu ý:Tránh nhầm lẫn với một số cây mang tên “đơn”: đơn đỏ, đơn hoa đỏ (Ixora coccinea L.), họ cà phê (Rubiaceae).

Khác với cây đơn lá đỏ, cây này có lá to và xanh cả hai mặt, hoa rất nhiều ở đầu cành thành xim dày đặc, màu đỏ, người ta thường thu lấy hoa để làm đồ cúng lễ ở đình chùa. Lá và rễ cũng được dùng làm thuốc chữa kinh nguyệt không đều, kiết lỵ tiêu chảy.

Đơn tướng quân (Syzygium sp.), họ sim (Myrtaceae), lá to, mọc đối, thường mọc vòng 3, rất sít nhau ở ngọn. Dược liệu cũng là lá, dùng dưới dạng nước sắc để chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, viêm họng.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_imgspot_img