Hoàn Ngọc

Dược liệu: Hoàn Ngọc

  1. Tên khoa học: Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.
  2. Tên gọi khác: Cây xuân hoa, cây con khỉ.
  3. Tính vị, quy kinh:
  4. Bộ phận dùng: Lá, rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: lá mọc đối diện có hình mũi mác, dài từ 12-15cm, rộng 3,5-5cm, nếp lá nguyên, cuống lá dài 1-2,5cm
  6. Phân bố vùng miền: Việt Nam: cây mọc hoang ở nhiều nơi, được coi là cây thuốc quý có uy tín trong dân gian ở các tỉnh thành miền Bắc, nhất là thủ đô Hà Nội.
  7. Thời gian thu hoạch: Quanh năm.
hoàn ngọc
Hoàn Ngọc

Mô tả dược liệu Hoàn Ngọc

Cây hoàn ngọc có rất nhiều tên khác, như là cây xuân hoa, cây con khỉ, cây nhật nguyệt, cay lan điền… Nhưng sở dĩ có cái tên Hoàn Ngọc là vì một câu chuyện được lưu truyền trong dân gian rằng: Có một chú bé khi đang chơi đùa với chúng bạn thì không may bị bạn đá vào chỗ hiểm “của quý”, hòn “ngọc hành” bị chạy đâu mất, sau đó nhờ bài thuốc gì từ cây con khỉ mà đã lấy lại được hòn “ngọc hành” cho chú bé kia. Nhờ vậy, cây con khỉ mới được người dân gọi với cái tên là cây Hoàn Ngọc. Cũng từ đó, cây Hoàn Ngọc được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi.

Đặc điểm nhận biết các loại Hoàn Ngọc

Hoàn ngọc có khá nhiều loại khác nhau, nhưng người ta vẫn thường nhắc đến hai loại là cây hoàn ngọc đỏ hoàn ngọc trắng.

hoàn ngọc đỏ
hoàn ngọc đỏ

Cây hoàn ngọc đỏ thuộc dạng cây bụi, cao khoảng từ 0,6 đến 1,5 mét. Chúng mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Yên… Lá non, ngọn và thân có màu đỏ tía. Lá của cây hoàn ngọc đỏ thường được dùng ăn kèm với thịt cá, đặc biệt là các món gỏi vì nó có vị se chát, hơi chua nên giúp tránh đau bụng, đầy bụng. Cây hoàn ngọc đỏ có tác dụng trị các bệnh đường ruột cấp mãn tính rất tốt.

Cây hoàn ngọc trắng cũng là một dạng cây bụi, phát triển rất nhanh, cây cao khoảng từ 1 đến 3 mét. Cây thường mọc trong những cánh rừng sâu ở Lạng Sơn. Lá cây hoàn ngọc trắng mềm và nhọn, mặt phải có màu xanh thẫm, mặt trái xanh nhạt, mọc đối nhau, dài từ 10 đến 15 cm. Hoàn ngọc trắng có hoa màu trắng pha tím nhạt, thường nở vào mùa xuân thành từng chùm ở cuối cành. Cây có sức sống và rất dễ phát triển, nhất là vào mùa mưa, cây thích nước nên lớn rất nhanh, cành lá xum xuê.

Tất cả các bộ phận của cây hoàn ngọc đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh: rễ, thân, cành cây, lá cây… nhưng trong đó lá cây hoàn ngọc được người dân sử dụng nhiều nhất, có thể dùng tươi hoặc sấy khô.

Bài Thuốc chữa bệnh có Hoàn Ngọc

  1. Chữa viêm loét dạ dày: Ăn ngày 2 lần, mỗi lần không quá 7 lá. Dùng trong một tuần sẽ giúp bạn cải thiện bệnh viêm loét dạ dày.
  2. Chữa chảy máu đường ruột: Lấy lá tươi nhai hoặc giã nát rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần lấy 7-10 lá, dùng 1-2 ngày là khỏi.
  3. Chữa viêm đại tràng co thắt: Lấy khoảng 100 lá cây hoàn ngọc, kết hợp với 7 lá mơ lông mỗi ngày. Dùng 2 thứ lá này giã nát rồi hòa nước uống.
  4. Chữa viêm gan, xơ gan cổ trướng: Mỗi ngày 7 lá hoàn ngọc giã nát rồi uống. Dùng trong 15-20 ngày sẽ thấy bệnh tình tiến triển tốt lên.
  5. Đau do viêm thận: Dùng ngày 3 lần, mỗi lần 7 lá. Dùng như vậy liên tục trong 1 tuần thì đỡ.
  6. Chữa lị, đi tả lỏng: Ngày 2 lần, mỗi lần dùng 7-10 lá hoàn ngọc giã nát. Dùng trong 3-4 ngày thì bệnh sẽ khỏi.
  7. Chữa đái rắt, đái đục, đái buốt ra máu: Ăn mỗi ngày 14-21 lá hoàn ngọc, giã lấy nước uống đặc.

Mặc dù cây hoàn ngọc có tác dụng chữa một số bệnh rất hiệu quả nhưng nếu dùng quá liều hoặc lạm dụng loại cây này để chữa bệnh thì bệnh nhân dễ gặp phải phản ứng nhẹ như người mệt mỏi, choáng váng.

Một số quảng cáo, lời đồn cho rằng Hoàn Ngọc có thể chữa được bệnh ung thư. Nào là Hoàn Ngọc chữa bách bệnh ! Đó hoàn toàn là thổi phồng sự thật.

Có báo cáo khoa học dược liệu Hoàn Ngọc có tác dụng nhất định với bệnh ung thư, nhờ một số thành phần hóa học có trong Hoàn Ngọc. Dùng dược liệu Hoàn Ngọc ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư sẽ hiệu quả tốt nhất.

Trên đời không có thứ gì chữa được bách bệnh! Vì mỗi dược liệu có nhưng thành phần có tác dụng tốt trong trị liệu mỗi loại bệnh khác nhau. Và cần kết hợp với các dược liệu khác để tạo nên môt bài thuốc hiệu quả cao nhất.

Vậy nên, Quý vị hãy cảnh giác với những lời đồn hay những quảng cáo thổi phồng sự thật kẻo tiền mất tật mang !

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img