Ích Trí

ichtrinhanDược liệu: Ích Trí

  1. Tên khoa học: Alpinia oxyphylla 
  2. Tên gọi khác: Ích trí nhân, ích trí tử
  3. Tính vị, quy kinh: vị cay, tính ấm. Quy kinh tỳ, thận
  4. Bộ phận dùng: quả
  5. Đặc điểm dược liệu: Quả hình bầu dục, hai đầu hơi nhọn, vỏ quả mỏng màu nâu hoặc nâu xám. Mùi thơm, vị cay, hơi đắng.
  6. Phân bố vùng miền: Việt Nam, Trung Quốc
  7. Thời gian thu hoạch: tháng 7 – 8

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật ích trí

Đặc điểm thực vật ích trí: Cây thảo, cao 1-1,2m. Lá mọc so le, xếp thành hai dẫy đều nhau, hình trái xoan hoặc hình mác, dài 40-60cm, rộng 10-12cm, gốc và đầu thuôn, mép hơi có răng và lông mi, hai mặt nhẵn, bẹ lá nhẵn có khía, lưỡi bẹ có lông, cuống lá dài 8cm.

cây ích trí
cây ích trí

Cụm hoa mọc ở ngọn dày đặc thành hình tháp kéo dài, bao bọ bởi nhiều lá bắc dài, lá bắc con rất nhỏ, thường tiêu giảm thành vảy, hoặc không có, mỗi nhánh của cụm hoa mang 4-8 hoa trắng có vân tía, dài  hình trụ có 3 răng tròn ngắn, tràng có ống, cánh hoa thuôn lõm, cánh hoa môi hình bầu dục, nhị có chỉ dài, nhị lép hình dùi, bầu  hình cầu. Quả mọng, hình cầu, chứa 5-7 hạt màu xám.

2. Phân bố

  • Thế giới: phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á.
  • Việt Nam: phân bố ở số tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình,…

3. Bộ phận dùng

Quả chín đã phơi hoặc sấy khô.

ích trí
Ích Trí Nhân

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hái vào tháng 7-8 khi quả chuyển từ mầu xanh sang đỏ hạt quả. Nên dung hạt quả già ,  khi phơi khô to bằng ngón tay út, có màu vàng nâu nhiều dầu thơm,hạt chăc
  • Chế biến: Dùng sống: Loại bỏ tạp chất và vỏ ngoài, khi dùng giã nát.
    Diêm ích trí nhân (chế muối): Lấy cát, sao to lửa cho tơi, sau đó cho Ích trí nhân vào, sao cho phồng vỏ, có màu vàng. Lấy ra rây sạch cát, giã bỏ vỏ, sẩy sạch. Lấy nhân trộn với nước muối. Sao khô, lấy ra để nguội, khi dùng giã nát (cứ 50 g Ích trí nhân dùng 1,a kg muốf bi, cho nước sôi vào pha vừa đủ, lọc trong để dùng). Phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp; hạt to mập là tốt
  • Bảo quản: Để nơi khô, mát, trong bao bì kín, tránh ẩm, nóng làm bay mất tinh dầu.

5. Mô tả dược liệu Ích Trí

Qủa hình bầu dục, hai đầu hơi nhọn, dài 1,2 – 2 cm, đường kính 1 – 1,3 cm. Vỏ quả mỏng màu nâu hoặc nâu xám, có 13 – 20 đường gờ nhỏ, trên bề mặt lồi lõm không đều, ở đỉnh có vết bao hoa, gốc có vết cuống quả. Hạt dính thành khối 3 múi có màng mỏng ngăn cách, mỗi múi có 6 – 11 hạt.

cây ích trí
cây ích trí

Hạt hình cầu dẹt hoặc nhiều cạnh, không đều, đường kính chừng 3 mm, màu nâu sáng hoặc vàng sáng, áo hạt mỏng, màu nâu nhạt, chất cứng, nội nhũ màu trắng. Mùi thơm, vị cay, hơi đắng.

6. Thành phần hóa học trong ích trí

Toàn cây có chưa acid chlorogenic và hợp chất flavonoidd. Phần trên mặt đất có chưa β-sitosterol, acid urolic 0,2-0,3% (thành phàn chủ yếu).

  • Lá có kali nitrat
  • Quả và thân rễ có tinh dầu.

7. Tác dụng – Công dụng Ích Trí

Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.

8. Cách dùng và liều dùng Ích Trí

Ngày dùng 3 – 9 g, dạng thuốc sắc.

9. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Ích Trí

Dưới đây là một số bài thuốc theo công dụng của Ích Trí Nhân dành cho việc tham khảo. Việc sử dụng ích trí nhân cần theo đơn của thầy thuốc !

  • Chữa thận hư, di tinh, ban đêm đái nhiều: Ích trí, hoài sơn, ô dược, lượng bằng nhau. Tán bột, mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần, dưới dạng bột hoặc viên.
  • Chữa đau bụng, tiêu chảy: Ích trí, thanh mộc hương, tiểu hồi hương, trần bì, can khương, ô mai, mỗi vị 6g. Sắc uống trong ngày
  • Trị khí của bàng quang suy yếu, không kiềm chế được gây nên chứng tiểu nhiều: Ích trí nhân sao chung với muối cho kỹ rồi bỏ muối đi. Hợp chung với Thiên thai ô dược, 2 vị bằng nhau, tán bột. Dùng rượu nấu bột Hoài sơn làm hồ, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước sôi, lúc đói (Súc Tuyền Hoàn – Chu Thị Tập Hiệu phương).
  • Trị bụng trướng đau, tiêu chảy liên tục không cầm, đó là chứng khí thoát: dùng Ích trí nhân 80g, sắc nước thật đặc, uống dần (Thế Y Đắc Hiệu).
  • Trị tz và thận có hư nhiệt, tâm khí không thông, tiểu đục, tinh yếu: Ích trí nhân, Phục thần, Phục linh. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8-12g (Ích Trí Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
  • Trị xích trọc: Ích trí nhân 80g, Phục thần 80g, Viễn chí, Cam thảo (thủy chưng) 320g. tán nhuyễn, trộn với rượu làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. mỗi lần uống 50 viên, với nước Gừng sắc, lúc đói (Bản Thảo Cương Mục).
  • Trị bạch trọc, nước tiểu đục như nước vo gạo kèm bụng đầy: Ích trí nhân, tẩm với nước muối cho kỹ, sao. Lại dùng nước Gừng sống tẩm Hậu phác rồi sao. Hai vị bằng nhau, thêm Gừng 3 lát, Táo 1 trái, sắc uống nóng (Vĩnh Loại Kiềm phương).
  • Trị tiểu nhiều lần và trẻ em đái dầm: Ô dược, Ích trí nhân, Hoài sơn (chưng rượu), lượng bằng nhau. Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 8g-12g, ngày 2-3 lần (Súc Tuyền Hoàn – Phụ Nhân Đại Toàn Lương phương).
  • Trị phụ nữ bị băng trung, huyết ra như nước: Ích trí nhân, sao, tán nhuyễn. Uống 8g với nước cơm pha ít muối (Kinh Hiệu Sản Bảo). + Làm cho thơm miệng, tan mọi mùi tanh hôi: Ích trí nhân 40g, Cam thảo 8g, nghiền nát, cho vào gói kín. Thỉnh thoảng dùng lưỡi liếm 1 ít (Kinh Nghiệm Lương phương).
  • Trị có thai mà ra huyết: Ích trí nhân 20g, Sa nhân (cả vỏ) 40g. Tán nhuyễn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với nước sôi, lúc đói (Hồ Thị Tế Âm phương).
  • Trị di tinh (do thận dương hư), bạch đới: Ích trí nhân, Phục linh, Phục thần, lượng bằng nhau, tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, uống với nước sôi ấm (Ích Trí Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị miệng chảy nước dãi nhiều (do Tz vị hư hàn) dùng: Ích trí nhân, Đảng sâm, Bán hạ, Quất bì, Xa tiền tử, mỗi thứ 12g, Phục linh 16g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Trị tiêu chảy do Tz thận hư: Ích trí nhân, Hoài sơn, Kha tử nhục, mỗi thứ 12g, Mộc hương, Tiểu hồi, Can khương, Trần bì, Ô mai, mỗi thứ 6g. Tán nhuyễn, trộn với hồ làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Ích trí nhân dùng với thuốc có vị thơm thì vào phế, dùng với thuốc bổ khí thì vào Tz, nấu với nước muối thì vào Thận. Ba tạng này có quan hệ với nhau. Nếu dùng vào thuốc bổ thì nên tùy bệnh mà gia giảm nhưng không nên dùng nhiều (Thang Dịch Bản Thảo).
  • Ích trí nhân vị cay, là vị thuốc hành dương, làm cho âm lui. Người nào Tam tiêu và Mệnh môn suy yếu thì nên dùng, người nào Tz Vị hàn, chảy nước dãi nhiều thì Ích trí nhân làm cho ôn Tz Vị, vì vậy nó có thể thu liễm được đờm dãi (Bản Thảo Cương Mục).
  • Ích trí vận hành dương khí, làm cho âm lui, là vị thuốc giao thông của mẹ con Tâm và Tz. khí ở Tam tiêu và Mệnh môn yếu cüng như Tâm Tz hư yếu thì nên dùng. Vì Tâm là mẹ của Tz cho nên muốn cho ăn được không những phải hòa Tz mà phải dùng thuốc của tâm vào trong thuốc của Tz để thêm hỏa vào trong thổ thì hỏa sinh được thổ (Dược Phẩm Vậng Yếu).
  • Ích trí nhân, hành nhiều, bổ ít, vì thế dùng làm thuốc bổ, nếu dùng độc vị sẽ bị tán khí (Hội Dược Y Kính).

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Đặc điểm bột dược liệu

Màu vàng nâu. Tế bào vỏ hạt dài khi nhìn trên bề mặt, đường kính tới 29 μm, thành hơi dày, thường xếp thẳng đứng với hạ bì. Các tế bào của lớp sắc tố nhăn nheo và giới hạn không rõ, chứa chất màu nâu đỏ hay nâu sẫm, thường bị vỡ vụn tạo thành các mảng sắc tố không đều. Tế bào chứa dầu hình gần vuông hay hình chữ nhật phân tán ở giữa các lớp tế bào của lớp sắc tố. Tế bào mô cứng của vỏ lụa màu nâu hoặc vàng nâu, hình đa giác khi nhìn trên bề mặt, thành dày, không hoá gỗ, trong có chứa hạt silic khi nhìn trên bề mặt, khi nhìn ở phía trên, thấy một hàng tế bào xếp đều đặn (giống mô giậu), thành phía trong và thành bên dày hơn khoang lệch tâm có chứa hạt silic. Các tế bào ngoại nhũ chứa đầy các hạt tinh bột tụ lại thành khối tinh bột. Các tế bào nội nhũ chứa các hạt aleuron và giọt dầu.

2. Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel GF254

Dung môi khai triển: n-Hexan – ethyl acetat (9 :1).

Dung dịch thử: Hoà tan 1 lượng tinh dầu của dược liệu (thu được ở phần định lượng) trong ethanol (TT) để thu được dung dịch có chứa 10 μl tinh dầu trong 1 ml.

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan một lượng tinh dầu Ích trí trong ethanol (TT) để thu được dung dịch có chứa 10 μl tinh dầu trong 1 ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 – 10 μl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy tấm sắc ký ra để khô ở nhiệt độ phòng, sau quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, phun lên bản mỏng dung dịch dinitrophenylhydrazin (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

3. Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu. Hàm lượng tinh dầu không dưới 1,0 %.

4. Tiêu chuẩn đánh giá khác

  • Độ ẩm: Không quá 11%.
  • Tạp chất: Không quá 0,5%.
  • Tro toàn phần: Không quá 10%.
  • Tro không tan trong acid: Không quá 2,5%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 2), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_imgspot_img