Dược liệu Cây Lá Vông Nem
- Tên khoa học: Folium Erythrinae
- Tên gọi khác: hải đồng bì , thích đồng bì
- Tính vị, quy kinh: vị đắng, chát, tính bình, qui kinh tâm
- Bộ phận dùng: lá
- Đặc điểm sản phẩm: Lá có cuống dài gồm ba lá chét. Mỗi lá chét hình gần như ba cạnh, đầu lá thuôn nhọn, đáy vát tròn, mép lá nguyên, mặt lá nhẵn. Thường được cắt bỏ cuống hoặc để cuống dài dưới 1 cm.
- Phân bố vùng miền: Thế giới: vùng nhiệt đới , tập trung nhiều ở châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á như Malaysia, Ấn Độ – Việt Nam: mọc hoang và mọc rải rác ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp trung du và đồng bằng như Tây Nguyên, Quảng Bình
- Thời gian thu hoạch: mùa xuân
Mô tả Cây dược liệu Lá Vông
Trong Đông y, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng… Vỏ vông nem vị đắng, có tác dụng trừ phong thấp, thông kinh lạc, dùng làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa bệnh ngoài da và chữa răng sâu. Vông nem thường được dùng với liều từ 2 đến 4g lá dạng thuốc sắc hoặc hãm. Vỏ cây dùng từ 6 đến 12g. Lưu ý, những người viêm khớp có sưng, nóng, đỏ, đau không nên dùng loại cây này.
Từ lâu, lá vông nem được nhân dân nhiều địa phương dùng làm thuốc an thần, chống lo âu, phiền muộn, nhức đầu, chóng mặt. Để chữa mất ngủ, người ta lấy lá vông (loại bánh tẻ) rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn hằng ngày, có khi còn phối hợp với lá dâu non. Người bị huyết áp cao và trẻ em hay đổ mồ hôi trộm được khuyên nên dùng.
Ứng dụng lâm sàng Lá Vông
- An thần thông huyết: dùng để trị mất ngủ, có thể hợp với Lá sen ( Xi rô Lạc tiên); hoặc lấy lá non nấu canh ăn
- Tiêu độc sát khuẩn: dùng lá tươi giả nát đắp vào mụn nhọt, còn có tác dụng lên da non; chữa sốt, thông tiểu.
- Vỏ cây dùng chữa phong thấp, cước khí, đau lưng, chữa lî, chữa cam tích trẻ em.
- Hạt trị rắn cắn.
- Liều dùng: lá vỏ 8 – 16g. Hạt 3 – 6g. Trẻ em dùng 3 – 4g ( vỏ).
Về dược lý: Ancaloit Erythrine có trong lá và thân làm giảm hoạt động của thần kinh trung ương, chất Migarin làm giãn đồng tử. Lá vông còn có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp.
Bài thuốc Lá Vông Nem
- Chữa mất ngủ: Lá vông tươi 20g, rửa sạch, vò qua, vẩy khô hấp vào nồi cơm sau khi cạn (có thể đun làm nước uống). Trước khi đi ngủ, ăn vài lá vông này, ngủ sâu giấc.
- Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp: Vỏ vông, Ngũ gia bì, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, cỏ xước, Ý dĩ nhân mỗi vị 15g, sắc uống.
- Chữa lòi dom: Lá vông và lá sen giã nát lấy nước uống; bã chưng nóng rịt vào hậu môn.
- Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em: Dùng 20g lá vông, giã nát, nhào chút nước nóng cho trẻ uống, hoặc đun lá vông lên uống.
- Chữa sau đẻ máu sẫm, choáng đầu, mờ mắt: Vỏ vông già, lá Mần tưới, cỏ Mần trầu, Ngưu tất, mỗi vị 10g sắc uống.
- Chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu: Lá vông phối hợp với lá sen sắc uống.
- Chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu, hoặc lòi dom: Lá vông 30g, lá sen 10g giã, vắt lấy nước cốt uống, nếu bị lòi dòm thì lấy bã đắp vào.
- Chữa phong thấp, chân tê phù: Vỏ cây vông, vỏ Chân chim, Kê huyết đắng, Phong kỷ, Ý dĩ sao, Ngưu tất, mỗi vị 5g, sắc uống ngày 3 lần. Uống khoảng 10 ngày.
- Chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh: Hoa vông 15g sắc uống hằng ngày, khoảng 1 tuần – 10 ngày
- Chữa sa dạ con: Lấy lá vông 30g, lá tiểu kế 20g, hạt Tơ hồng 20g, giã nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày; kết hợp lấy 10 hạt Thầu dầu tía, giã nát với giấm, đắp và băng lại
- Chữa tiêu độc sát khuẩn: Dùng lá tươi giả nát đắp vào mụn nhọt, còn có tác dụng lên da non; chữa sốt, thông tiểu.