Lệ Chi Hạch – Hạt Vải

Dược liệu: Lệ Chi Hạch

  1. Tên khoa học: Semen Litchii
  2. Tên gọi khác: hạt vải (hạt quả vải)
  3. Tính vị, quy kinh: vị hơi đắng, ngọt, chát, tính ôn, vào các kinh can và thận
  4. Bộ phận dùng: Hạt
  5. Đặc điểm sản phẩm: Hạt to và có áo dày bao quanh, bóng sáng, màu nâu đen. Đầu hạt có màu trắng đến vàng
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Campuchia, Nam Trung Quốc, Philippin, Đài Loan, Madagasca, Hồng Kông, Nhật Bản.
    – Việt Nam: Hải Dương, Hà Giang, Quảng Ninh,
  7. Thời gian thu hoạch: mùa hè, đầu mùa thu

Mô tả dươc liệu Lệ Chi Hạch

Lệ Chi Hạch tức Hạt Vải dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách ” Bản thảo diễn nghĩa” là hạt của quả vải của cây vải Litchi chinensis Sonn, thuộc họ Bồ hòn. Cây vải được trồng ở khắp nơi trong nước ta và nhiều nước khác như Cambuchia, Lào, Trung quốc, Thái lan, Ấn độ.

lệ chi hạch
Lệ chi hạch tức hạt vải dùng làm thuốc

Theo các sách cổ:

  • Sách Bản thảo cương mục: vị ngọt ôn sáp không độc. Nhập quyết âm.
  • Sách Quảng tây trung dược chí: vị ngọt, hơi đắng, sáp, tính bình không độc.
  • Sách Bản thảo kinh sơ: nhập Can thận.
  • Sách Bản thảo tối yếu: Nhập túc thái âm, quyết âm kinh.

Thành phần chủ yếu:

  • Saponin, Tanin, Alpha-methylenecyclo-propyl glycine.

Tác dụng dược lý Lệ Chi Hạch

1.Theo Y học cổ truyền:

Lệ chi hạch có tác dụng lý khí chỉ thống, khu hàn tán trệ. Chủ trị các chứng: hàn sán phúc thống, cao hoàn đau sưng, can khí uất trệ, vị quản cửu thống, khí trệ huyết ứ, đau bụng trước kinh và sau kinh.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Bản thảo diễn nghĩa: “Trị tâm thống và tiểu trường khí.”
  • Sách Bản thảo cương mục: “Trị sán khí thống, phụ nhân thích thống.”
  • Sách Bản thảo bí yếu: “Nhập can thận, tán trệ khí, trừ hàn tà, trị vị quản thống, phụ nhân huyết khí thống.”

2.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Chích dưới da Alpha-methylenecyclo-propyl glycine 60 – 400mg/kg cho chuột nhắt nhịn đói 24 giờ làm cho đường huyết hạ, lượng glycogen ở gan giảm rõ.

Ứng dụng lâm sàng Lệ Chi Hạch

1. Trị chứng sán khí thống:

( đau do sa ruột) cao hoàn sưng đau, dùng bài:

  • Sán khí nội tiêu hoàn ( Bắc kinh trung dược thành phẩm tuyển tập) gồm các vị: Lệ chi hạch, Quất hạch, Tiểu hồi hương, Ngô thù du. Trường hợp do thấp nhiệt cao hoàn sưng đau, bìu dái nóng đỏ gia Long đởm thảo, Chi tử, Đại hoàng, Xuyên tử.
  • Lệ chi hạch (sao đen), Đại hồi hương (sao) lượng bằng nhau tán bột, mỗi làn uống 4 – 6g, ngày 3 lần với rượu ấm. Trị sán khí thống.

2. Trị đau vùng thượng vị lâu ngày không khỏi do can khí uất trệ:

Dùng Lệ chi hạch phối hợp Mộc hương, Diên hồ sách, Xuyên luyện tử để hành khí chỉ thống.

  • Lệ chi hạch tán bột mỗi lần uống 6g với dấm trị Vị thống.
  • Ngoài ra có kinh nghiệm dùng hạt vải đốt thành than hòa rượu uống mỗi ngày 4 – 6g, trị hòn dái sưng đau.

3. Một số kinh nghiệm dùng trái vải trong chữa bệnh

  • Trị nhọt: Múi vải giã nát với Ô mai thành cao dán lên nhọt ( Sách Tế sinh bí lãm).
    Dùng 5 – 7 múi vải giã nát với hồ nếp, giàn thành miếng cao dán lên mụn nhọt để hở miệng ( Sách Phổ tế phương).
  • Trị nấc cụt: Vải cả quả đốt thành than tán bột hòa nước nóng uống ( Y phương trích yếu).
  • Trị sang đậu không mọc: Múi vải ngâm rượu cho uống , ngày 2 – 3 múi.
  • Trị đau răng: Quả vải để cả vỏ và hạt thêm ít muối đốt thành than, nghiền nhỏ xát vào răng thì thấy kết quả.
  • Trị hòn dái sưng đau:Hạt vải, Trần bì, Hồi hương lượng bằng nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 4 – 6g với rượu.

Liều dùng và chú ý:

  • Liều uống: 10 – 15g, sắc uống hoặc cho vào thuốc hoàn, tán.
  • Chú ý: lúc dùng nên giã nát.
  • Lệ chi hạch chế muối: giã nát hột vải cho nước muối trộn đều bắc lên bếp cho lửa nhỏ sao khô để nguội, cứ 100kg hạt vải dùng 2 kg muối.

Xem >> Hạt Vải- Lệ Chi Hạch Chữa Bệnh Tiểu Đường

Lệ chi hạch tức hạt vải
Lệ chi hạch tức hạt vải dùng làm thuốc

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img