Mù U

Dầu ép từ hạt Mù U dùng chữa ghẻ, nấm tóc và các bệnh về da nói chung, chữa viêm dây thần kinh trong bệnh cùi, chống nhiễm khuẩn vết thương và bôi trị thấp khớp..

Dược liệu Mù U

  1. Tên khoa học: Cortex Colophylli inophylli
  2. Tên gọi khác: hồ dồng, cây cồng, khung tung
  3. Tính vị, quy kinh: vị mặn , đắng, tính hàn
  4. Bộ phận dùng: hạt
  5. Đặc điểm sản phẩm: hạt có chứa dầu
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: vùng nhiệt đới châu Á, châu Đại Dương như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Philippin, đào ở Nam Thái Bình Dương – Việt Nam: vùng núi thấp, tỉnh miền Trung, khu Bốn cũ, Đông và Tây Nam Bộ, vùng Nam Bộ
  7. Thời gian thu hoạch: mùa đông

Mô tả cây dược liệu Mù U

Cây Mù u có thân gỗ lớn, có thể cao đến 20 m, đường kính 80 cm, tán xanh lục, có mủ xanh nhạt. Lá đơn, mọc đối, phiến nguyên, hình trứng, láng và dày. Hoa trắng pha vàng cam, thơm, tạo thành chùm 6-10 hoa, ở nách lá, đầu cành.

cay mu u
cây dược liệu Mù U

Quả có nhân cứng, tròn, đường kính khoảng 2,5 cm, một hạt, có mầm lớn, chứa nhiều dầu, không phôi nhũ

Bộ phận dùng

Toàn cây, hạt, lá, vỏ cây. Thu hoạch quả tốt nhất vào lúc cây 7-10 năm tuổi, quả chín rụng rồi khô cho nhiều dầu nhất. Hạt dùng tươi hay ép dầu. Nhựa cây, rễ và lá thu hái quanh năm, phơi khô hay tán bột

Thành phần

Cây Mù u cho thấy có các thành phần hóa học thuộc nhóm coumarin, xanthon, flavonoid, dẫn xuất chromanon, triterpen, steroid chứa trong nhiều bộ phận khác nhau như: lá, quả, hạt, phần tiếp xúc với không khí, vỏ rễ, gỗ.

Trong đó các hợp chất phenol thuộc nhóm coumarin, xanthon, flavonoid và neoflavonoid được nghiên cứu có các tác dụng sinh học đáng kể như: kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chống ung thư, chống oxy hóa

Tác dụng

Theo y học cổ truyền, dầu Mù u có tác động mạnh làm giảm đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh, đau khớp xương và đau thần kinh do bệnh phong.

Năm 1918, các nhà khoa học Pháp bắt đầu nghiên cứu về tác dụng tại chỗ đối với da của dầu Mù u và ghi nhận đặc tính làm liền da của nó. Y văn của Pháp đã ghi nhận nhiều trường hợp sử dụng thành công dầu Mù u trong điều trị các bệnh lý về da. Điển hình là một phụ nữ vào bệnh viện St. Louis tại Paris với tình trạng loét hoại thư ở chân dai dẳng không lành và việc cắt bỏ chân là điều khó tránh khỏi. Trong thời gian chờ đợi cắt bỏ chân, hàng ngày bệnh nhân được cho đắp dầu Mù u. Kết quả vết thương lành dần và khỏi hoàn toàn, chỉ để lại một vết sẹo phẳng, nhỏ.

Trong những trường hợp khác, dầu Mù u đã sử dụng thành công để làm lành những vết bỏng nặng do nước sôi, hóa chất hoặc X-quang.

tinh dau mu u
Tinh Dầu Mù U

Tại Ấn độ, toàn cây Mù u dùng làm thuốc chữa bệnh thấp khớp và các bệnh ngoài da. Nước ép dùng làm thuốc tẩy xổ và dầu hạt cũng được chỉ định dùng để trị bệnh thấp khớp và các bệnh về da như: bệnh ghẻ, bệnh herpes mảng tròn, bệnh da. Vỏ cây dùng chữa xuất huyết nội và là một chất làm se.

Tại Buso và Papua New Guinea, nhựa mủ từ lá được pha loãng với nước và dung dịch này được bôi lên mắt bị kích ứng. Chất gôm làm thuốc gây nôn và thuốc tẩy xổ

Một số bài thuốc & cách dùng Mù U chữa bệnh

Bài thuốc giải độc từ nhựa mù u:

  • lấy nhựa mù u đem hòa vào nước cho người đang bị ngộ độc uống sẽ kích thích nôn mửa đẩy các chất độc ra ngoài.
  • không có nhựa mù u thì lấy thân cây chẻ nhỏ sắc thành nước cho người bệnh uống.

Người bị đau răng, viêm răng khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu lấy mủ mù u trộn với hoàng đơn bôi trực tiếp vào vị trí răng bị viêm đau tình hình sẽ cải thiện.

Trị sưng họng:

  • mủ mù u kết hợp cùng lá rẻ quạt (giã nhuyễn lấy nước cốt) đem hai thứ này trộn đều với nhau bôi vào trong họng. Mỗi ngày bôi tối đa 3 lần và bôi liên tục trong 5 ngày.
Tinh dầu Mù U dùng trị bỏng
  • Dầu từ hạt Mù U có tác dụng trị bỏng đặc biệt tốt, làm mát vết thương do đó giúp giảm đáng kể đau rát do bỏng, giúp nhanh liền vết thương và liền sẹo. Khi bị bỏng làm mát ngay vết bỏng dưới vòi nước cho tới khi dịu hẳn cơn đau cấp, sau đó sử dụng dầu Mù U nguyên chất thoa lên vết bỏng.
  • Ngày dùng từ  3 – 5 lần. Dùng mỗi ngày cho tới khi vết bỏng lành hẳn.
Chăm sóc da & Trị sẹo với tinh dầu mù u
  • Lấy một lượng vừa đủ tinh dầu thêm một chút Dầu Dừa vào và trộn đều lên để được một hỗn hợp chăm sóc da sẹo hiệu quả.
  • Để trị sẹo đem lại hiệu quả cao, bạn có thể kết hợp tinh dầu mù u với dầu ô liu.
  • Dùng hỗn hợp dầu mù u và Dầu Dừa thoa lên vùng da bị sẹo
Trị nấm da, mẩn ngứa, ezama
  • Tinh Dầu Mù U cũng có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về da như nấm, ngứa, viêm da.
  • Bôi trực tiếp lên những vùng da bị nấm, ngứa.
  • Không thoa lên vết thương hở. Sử dụng mỗi ngày đến khi khỏi hẳn.
Kem chống nắng
  • Thoa một lớp mỏng dầu Mù U lên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tạo thành một lớp màng bảo vệ chống lại các tia cực tím có hại cho da.
Pha chế dầu massage chăm sóc da
  • Có thể kết hợp dầu Mù U với một số tinh dầu như tinh dầu Oải Hương, tinh dầu Tràm Trà, tinh dầu Phong Lữ…theo tỷ lệ 1/40 (1ml tinh dầu + 40ml dầu Mù U oil) để tạo thành một hỗn hợp dầu massage giúp kháng khuẩn, làm sạch da và ngăn ngừa mụn.
Pha chế dầu dưỡng tóc
  • Dùng một lượng vừa đủ dầu Mù U thoa đều từ chân tóc tới ngọn tóc, dùng khăn ủ tóc trong thời gian 15 – 20 phút, sau đó gội sạch đầu cùng với dầu gội.
  • Có thể kết hợp dầu Mù U với tinh dầu Vỏ Bưởi, tinh dầu Hương Nhu, tinh dầu Tràm Trà hay tinh dầu Bạc Hà…để chăm sóc tóc, chống gãy rụng, chẻ ngọn, chống nắng cho tóc, làm sạch gàu và da đầu, kích thích mọc tóc cho mái tóc khỏe và óng mượt. Sử dụng mỗi tuần 2 – 3 lần.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img