Nhân Trần Tía

Dược liệu Nhân Trần Tía

  1. Tên khoa học: Herba Adenosmatis bracteosi
  2. Tên gọi khác: nhân trần Tây Ninh, nhân trần cải, chè cát
  3. Tính vị, quy kinh: Cay, đắng, mát. Vào các kinh can đởm.
  4. Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá và hoa
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân mảnh có 4 cánh ở 4 góc, nhẵn, màu tía. Lá thuôn dài 2 – 4 cm, rộng 0,6 – 0,9 cm mép lá có răng cưa, đầu lá nhọn. Lá mỏng thường cuộn lại và dễ rụng. Cụm hoa chùm, đặc, dài 1,5 – 5 cm. Cánh hoa màu tím nhạt, thường rụng, chỉ còn lại lá bắc và đài. Quả nang 2 mm, hạt nhỏ li ti màu đen hay màu nâu tía.
    Dược liệu có mùi thơm nồng, vị cay mát và hơi đắng.
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: Lào, Campuchia, Đông Dương. – Việt Nam: Vũng Tàu, đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Bình Dương, Tây Ninh, Kon Tum, Đắc Lắc.
  7. Thời gian thu hoạch: khi cây đang ra hoa ( tháng 5 – 9 )

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Cây thảo, thân tròn màu hơi tím trên có lông mịn. Lá mọc đối, hình trứng. Cụm hoa ngắn, mọc ở đầu cành, có nhiều lá bắc bao bọc. Cánh hoa màu lam. Quả nang hình trứng.

nhan tran tia 765

2. Phân bố

  • Thế giới: Lào, Campuchia, Đông Dương.
  • Việt Nam: Vũng Tàu, đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Bình Dương, Tây Ninh, Kon Tum, Đắc Lắc

3. Bộ phận dùng

Thân, cành mang lá và hoa đã phơi hay sấy khô của cây Nhân trần tía (còn gọi là Nhân trần Tây Ninh) (Adenosma bracteosum Bonati), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hái khi cây đang ra hoa, phơi hoặc sấy ở 40 – 50 oC đến khô.
  • Chế biến:
  • Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát

5. Mô tả dược liệu Nhân Trần Tía

Thân mảnh có 4 cánh ở 4 góc, nhẵn, màu tía. Lá thuôn dài 2 – 4 cm, rộng 0,6 – 0,9 cm mép lá có răng cưa, đầu lá nhọn. Lá mỏng thường cuộn lại và dễ rụng. Cụm hoa chùm, đặc, dài 1,5 – 5 cm. Cánh hoa màu tím nhạt, thường rụng, chỉ còn lại lá bắc và đài. Quả nang 2 mm, hạt nhỏ li ti màu đen hay màu nâu tía.

nhan tran tia 765 1

  • Dược liệu có mùi thơm nồng, vị cay mát và hơi đắng.

6. Thành phần hóa học

  • Tinh dầu (thymol, cineol), các hợp chất polyphenol đơn giản.

7. Phân biệt thật giả

  1. Nhân Trần
  2. Nhân Trần Tía
  3. Nhân Trần Bồ Bồ

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng.
  • Công dụng: Chủ trị: Viêm gan vàng da, viêm túi mật.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 10 – 15 g, dạng thuốc sắc.
  • Dùng ngoài: Lượng thích hợp, sắc lấy nước rửa hoặc giã nhỏ đắp nơi đau.

10. Lưu ý, kiêng kị 

..

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Nhân Trần Tía

Để điều hòa kinh nguyệt:

  • Nhân trần 12g, ích mẫu 12g, lá đuôi lươn 10g, bạch đồng nữ 10g, rễ gắm 8g, nghệ đen 6g. Sắc hoặc nấu thành cao lỏng, uống trong ngày.

Chữa viêm gan do virut:

  • Nhân trần 16g, lá vọng cách 16g, lá cối xay 12g, sắc uống.
  • Nhân trần 16g, quả dành dành 12g, nghệ vàng 8g, sắc uống.
  • Nhân trần 3g, vỏ núc nác 3g, nghệ vàng 3g, rau má 4g, sài hồ nam 2g, dành dành 2g, nhọ nồi 2g, hậu phác nam 2g. Nhân trần, vỏ núc nác, sài hồ, nhọ nồi, rau má nấu thành cao lỏng. Các dược liệu khác phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Trộn cao với bột làm thành viên. Ngày uống 10g chia làm 2 lần.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa – toluen – ethyl acetat (100 : 15 : 5).

Dung dịch thử: Đun sôi 5 g dược liệu đã được cắt nhỏ với 50 ml nước, cất kéo hơi nước trong bộ cất tinh dầu khoảng 2 giờ, hứng lấy 10 ml dịch chiết. Để nguội, lắc với 2 ml toluen (TT), gạn lấy phần dịch chiết toluen làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:  Lấy 5 gam Nhân trần tía (mẫu chuẩn) tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l mỗi dung dịch trên, sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phun dung dịch vanilin trong ethanol 96% (TT) (chỉ pha trước khi dùng), sấy bản mỏng ở 105 oC trong 5 phút. Sắc ký đồ dung dịch thử phải có các vết màu từ xanh đến xanh tím, có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

2. Định lượng tinh dầu

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 40 g dược liệu đã cắt nhỏ, thêm 200 ml nước, cất trong 3 giờ. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 0,25%.

3. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm

  • Không quá 13% (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu đã tán nhỏ để thử.

Tạp chất

  • Không quá 1% (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ vụn nát

  • Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5% (Phụ lục 12.12).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

 

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_imgspot_img