Quế Chi

Quế chi (cành nhỏ), quế thông (vỏ quế nói chung), quế tâm (vỏ đã cạo sạch lớp ngoài chỉ lấy lớp trong), nhục quế (quế bóc ở thân hoặc cành to dày).

Dược liệu: Quế Chi

  1. Tên khoa học: RAMULUS CINNAMOMI
  2. Tên thường gọi. Cây Quế

Phân biệt Nhục Quế – Quế Chi & Bột Quế

Nhục quế

Nhục quế hay còn gọi là Ngọc Thụ, Quế đơn, Quế bì là vỏ khô của cành to cây quế. Nhục quế tâm là phần vỏ quế khô được cạo sạch biểu bì ngoài. Vỏ quế khô cuộn tròn theo hình ống gọi là Quan Quế. Trên cùng một cây nhưng chất lượng thu hoạch vỏ quế là khác nhau ở những bộ phận khác nhau. Việc vỏ quế được bóc ra từ bộ phận nào cũng là một yếu tố để đánh giá chất lượng tốt xấu của vỏ quế.

Cách gọi tên vỏ quế cho thấy nơi bộ phận được bóc như sau:

  • Quế hạ bản: vỏ quế được lột ở phần thân trở xuống gốc mà không lấy phần bên trên.
  • Quế trung châu: phần vỏ quế lấy ở giữa của thân cây.
  • Quế thượng biểu: là phần vỏ quế lấy ở đoạn giữa cây quế trở lên phía ngọn.

Một số loại quế tốt ở Việt Nam như quế Thanh ở vùng Thanh Hóa (tên gọi khác là C.loureiri Nees), quế Qùy trên đất Nghệ An. Cả hai loại quế này đều rất nổi tiếng và đem lại giá trị kinh tế lớn. Vỏ quế bào chế thuốc từ các loại quế này có chất lượng rất tốt được tin dùng không chỉ trong nước mà còn nước ngoài.

Quế chi

Quế chi là những cành quế con được phơi khô làm thuốc, quế chi tiêm lấy ở ngọn cành (hoặc vỏ  cành quế con của cây quế (Cinamomum cassia Blume).

Bột quế

Bột quế thường là những phần tinh phẩm nhất của quế được đem đi ép nghiền thành dạng bột mịn, được bảo quản ở những nơi không ẩm mốc, thường đóng trong túi nilong 2 lớp để giữ được mùi thơm và hoạt chất trong quế. Bột quế tốt là những sản phẩm được cấp phép của sở y tế và không sử dụng chất bảo quản.

quế chi
Quế chi

Nguồn gốc Quế Chi

Dược liệu là cành non phơi khô của cây Quế Cinnamomum cassia Presl họ Long não. Thu hái 2 mùa xuân và hè, bỏ là, phơi khô hoặc thá phiến phơi khô.

Đặc điểm Quế Chi

Dược liệu hình trụ tròn dài, phân nhánh nhiều, dài 30~75cm, đường kính 0.3-1cm. Bề mặt màu nâu đỏ đến nâu, có đường dọc, nếp nhăn nhỏ, sẹo lá,sẹo cành, sẹo mầm hình mụn cục, bì khổng nhỏ. Chất cứng mà gòn, dễ bẻ gãy. Thái phiến dày 2-4 mm, mặt cắt phần vỏ màu nâu, phần gõ màu trắng vàng đến nâu vàng nhạt, phần tủy hình vuông. Có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, hơi cay, mùi phần vỏ khá nồng.

que-chi
quế chi (cành nhỏ), quế thông (vỏ quế nói chung), quế tâm (vỏ đã cạo sạch lớp ngoài chỉ lấy lớp trong), quế nhục (quế bóc ở thân hoặc cành to dày).

Mặt cắt ngang dược liệu : Tế bào biểu bì một hàng, cành non có thể thấy các đơn tế bào không lông tuyến. Tế bào lớp bần 3-5 hàng, vách ngoài tế bào trong cùng dày. Lớp vỏ có tế bào dầu hoặc tế bào cứng phân tán. tế bào cứng trung trụ xếp thành vòng, đi kèm có bó sợi. Phần libe có các tế bào tiết và sợi tồn tại. tầng hình thành rõ ràng. Tế bào xylem rộng 1-2 hàng, chứa chất màu nâu; mạch dẫn đơn hoặc 2 cái tụ lại với nhau; vách sợi gỗ khá mỏng, không dễ tách với tế bào vách gỗ. Vách tế bào tủy dày, hóa gỗ. Tế bào sợi chứa tinh thể Calci oxalat.

Lấy 0,5g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol, đậy kín, ngâm trong 20 phút, lắc liên tục, lọc qua, dịch lọc làm dung dịch thử.Lấy chất aldehyde cinnamic làm chất chuẩn, thêm ethanol pha thành dung dịch 1μl/ml, được dung dịch chuẩn. Theo phương pháp sắc kí lớp mỏng ( Phụ lục VI B), lấy 10-15μl dung dịch thử, 2μl dung dịch chuẩn, chấm phân biệt trên bản mỏng Silicagel G, dung môi ether dầu hỏa (60 ~ 90 ℃) – ethyl acetate ( 17: 3), triển khai, lấy ra, hong khô, phun thuốc thử ethanol dinitrophenylhydrazine. Trên sắc ký đồ dung dịch thử, vị trí tương ứng , vệt màu đỏ cam tương đồng với dung dịch chuẩn.

Thu hái và Chế biến :

Bỏ đi tạp chất, ngâm một hồi, rửa sạch, làm mềm, thát phiến mỏng. Dược liệu phiến hình tròn, hình bầu dục hoặc đoạn bất quy tắc. Phần vỏ màu nâu đỏ, bề mặt có lúc nhìn thấy bì khổng hoặc rãnh dọc, phần gỗ màu trắng vàng hoặc nâu vàng nhạt, phần tủy hình tròn hoặc hình vuông.

  • Tính vị : Tân, cam, ôn.
  • Quy kinh : Tâm, phế, bàng quang.

Công hiệu :

Phát hãn giải cơ, Ôn thông kinh mạch, Trợ dương hóa khí, Bình xung giáng khí. Dùng cho cảm mạo phong hàn, đau bụng lạnh, huyến hàn bế kinh, đau khớp, đờm, phù thũng, đánh trống ngực.

  • Liều dùng : 3-9g.
  • Bảo quản : Để nơi khô ráo thoáng mát.

Bài Thuốc Về Quế Chi

bài thuốc với quế chi
bài thuốc với quế chi

Ôn dương tán hàn, hoạt huyết thông mạch

Để phát huy tốt công dụng của quế chi, bạn cần chuẩn bị gà giò 1 con (khoảng 0,5kg), quế chi 10g, đỗ trọng 15g, thỏ ty tử 10g, kê huyết đằng 30g, củ hành 100g, gừng lát 20g, hành hoa 10g, tỏi băm 10g, tương cà chua 20g, rượu vang đỏ 1 muỗng canh, dầu ăn 1 muỗng canh, bột tiêu một ít.

Sau đó, đem gà giò rửa sạch, chặt miếng vuông; các vị thuốc khác rửa sạch, bọc trong túi vải; hành củ lột bỏ, thái lát. Cho chút dầu ăn vào xào xơ thịt gà rồi lấy ra, cho tiếp hành vào xào sơ thêm tương cà chua thì đổ thịt gà vào xào.

Thêm nước vào nấu sôi rồi đổ qua nồi đất, thêm túi thuốc, gừng tươi, rượu vang, muối và dùng lửa nhỏ hầm trong khoảng 1 giờ. Đến khi gà chín nhừ thì bỏ túi thuốc, nêm thêm tỏi băm, bột tiêu.

Công dụng của quế chi trong bài thuốc góp phần ôn dương tán hàn, tư bổ can thận, hoạt huyết thông mạch. Bài thuốc này cũng rất thích hợp với những bệnh nhân đái tháo đường có dấu hiệu xuất hiện biến chứng vùng chân.

Thông mạch, giảm đau

Công dụng của quế chi còn ở khả năng thông mạch, giảm đau, thanh nhiệt lợi thấp giải độc, hoạt huyết thông lạc. Bạn chỉ cần chuẩn bị cẳng gà 0,5 kg, quế chi 10g, hoàng kỳ 10g, sinh địa 10g, huyền sâm 10g, kê huyết đằng 10g, đương quy 10g, hành đoạn 10g, tử hoa địa đinh 10g, rượu 1 muỗng canh, bột nêm, muối, nước dùng vừa đủ.

Đem cẳng gà rửa sạch, chặt bỏ phần móng, trụng qua nước sôi rồi vớt ra dội sạch; các vị thuốc khác rửa sạch, bọc trong túi vải. Cho cẳng gà vào nồi thêm hành đoạn, rượu, bột nêm và nước dùng vào nấu đến khi sôi thì chuyển lửa nhỏ hầm thêm nửa giờ. Thêm túi thuốc và gia vị hầm tiếp 20 phút cho cẳng gà nhừ để phát huy tốt nhất công dụng của quế chi.

Giảm biến chứng đái tháo đường

Thịt gà rừng 250g, quế chi 10g, hồng hoa 15g, gừng lát 5g, hành đoạn 5g, muối lượng vừa đủ. Thịt gà đem rửa sạch, chặt thành miếng nhỏ, trụng qua nước sôi, vớt ra dội sạch; quế chi và hồng hoa rửa sạch.

Sau đó cho thịt gà vào nồi, thêm gừng lát, hành đoạn và lượng nước vừa đủ vào nấu cho sôi. Chuyển lửa nhỏ hầm cho thịt gà gần chín, thêm quế chi, hồng hoa nấu đến khi thịt nhừ thì nêm muối cho vừa miệng.

Công dụng của quế chi kết hợp với các vị thuốc này là giúp bổ khí dưỡng âm, hoạt huyết thông mạch. Thích hợp với bệnh nhân đái tháo đường có cảm giác khác thường (dấu hiệu của biến chứng) ở vùng chân.

Trị u xương sụn

Y học cổ truyền cho rằng thận khí khuy tổn, hàn ngưng huyết ứ tụ bên trong xương là nguyên nhân sản sinh ra u xương. Với bài thuốc này, công dụng của quế chi và các vị thuốc khác sẽ giúp ôn kinh thông lạc, ôn thận khu hàn để trị u xương hiệu quả.

Người bệnh chỉ cần chuẩn bị quế chi 10g, bổ cốt chỉ 15g, đổ trọng 15g, uy linh tiên 50g, tần giao 15g, đương qui 15g, mộc hương 8g, hạch đào nhân 25g, tế tân 5g, xuyên ô 5g; sắc uống.

Quế linh hoàn hỗ trợ điều trị u cơ tử cung

Người bệnh cần chuẩn bị quế chi, phục linh, ngãi diệp, thanh bì, đào nhân, miết giáp, quyển bá, đơn bì, xích thược, xuyên đoạn, hoàng kỳ mỗi vị 10g; sinh mẫu lệ 30g và hoàng bá 6g. Đem tất cả nghiền thành bột, chế mật làm hoàn mỗi viên 10g.

Ngày uống 3 lần, mỗi lần một viên, 45-90 ngày là một liệu trình. Khi kinh nguyên đến thì nên ngừng thuốc. Sau mỗi liệu trình nên tiến hành kiểm tra để ngưng uống thuốc hoặc thay đổi cho phù hợp.

Trị bệnh mạch vành

Người bệnh mạch vành lấy quế chi, sao bạch truật, phục linh, dâm dương hoắc mỗi vị 10g; chế hà thủ ô, mẫu đơn bì, xuyên khung, câu kỉ tử mỗi vị 15g; đảng sâm 20g, đan sâm 25g, hoàng kỳ 30g, toàn đương qui 20g, chích cam thảo 8g. Tất cả đem sắc lấy nước thuốc, mỗi ngày 1 thang, chia 1-2 lần uống, khoảng 20 ngày là 1 liệu trình.

Trà Quế – Tăng Ham Muốn

Đun sôi nước và thêm thanh quế vào nồi. Chờ khoảng 10 phút và lọc ra chất lỏng. Cho thêm một thìa mật ong vào khuấy đều. Cả quế và mật ong đều có tác dụng kích thích sinh lý. Nên uống trà quế khi còn ấm.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img