Thường Sơn

Thường sơn còn gọi là hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo. Tên khoa học Dichroa febrifuga Lour

Dược liệu Thường Sơn

Còn gọi là hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo. Tên khoa học Dichroa febrifuga Lour. Thuộc họ Thường sơn Saxifragaceae. Cây thường sơn cho ta các vị thuốc sau đây:

  • Vị thường sơn (Radix Dichroae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thường sơn. Lá và cành phơi hay sấy khô (Folium Dichroae) được goi là thục tất.
  • Trên thực tế ở Việt Nam, người ta ít dùng rễ hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn.

Chữ Dichroa có nghĩa là 2 màu, febrifuga có nghĩa là đuổi sốt, vì cây và lá thường sơn có 2 màu tím đỏ và xanh lai có tác dụng chữa sốt do đó có tên này. Tên Thường sơn vì có ở núi Thường Sơn, đất Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc hiện nay).

Mô tả dược liệu Thường Sơn

thuong son 7187

Mô tả cây:

Thường sơn là một loại cây nhỡ cao 1-2m, thân rỗng, dễ gãy, vỏ ngoài nhẵn màu tím. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, dài 13-20cm, rộng 35-90mm, mép có răng cưa, mặt trên xanh, mặt dưới tím đỏ, gân tím đỏ, không có lông hoặc hơi có lông. Hoa nhỏ màu xanh lam hay hồng, mọc thành chùm nhiều hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành, quả mọng, khi chín màu xanh lam, đường kính 5mm, một ngăn, hạt nhiều nhỏ hình lê, có mạng ở mặt, dài không đầy 1mm.

Dược liệu Thường Sơn
Dược liệu Thường Sơn

Phân bố, thu hái và chế biến:

Cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi nước ta, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây, Sapa – Lào Cai cũng có mọc.

  • Tại Trung Quốc cũng có mọc hoang và đươc trồng để lấy rễ và lá dùng làm thuốc và xuất khẩu.
  • Mùa thu vào các tháng 8-10 người ta đào rễ về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.
  • Nếu dùng lá, hái quanh năm nhưng tốt nhất lúc cây sắp và đang ra hoa. Hái về rửa sạch, phơi khô, có thể dùng tươi.

Tác dụng dược lý:

  • Tác dụng chữa sốt rét
  • Tác dụng chữa sốt
  • Tác dụng trên bộ máy tuần hoàn và hô hấp
  • Độc tính

Công dụng và liều dùng:

Theo tài liệu cổ thường sơn có vị đắng, tính hàn, có độc, thục tất vị cay, tính bình,c ó độc. Vào 3 kinh phế, tâm và can. Có tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thủy. Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm, dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa.

Thường sơn là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong đông y để chữa bệnh sốt rét (sốt rét thường hay sốt rét ác tính) rất có hiệu quả. Còn dùng chữa sốt thường. Tuy nhiên nhược điểm của thường sơn là gây nôn. Những ancaloit lấy ra cũng gây nôn.

Trong nhân dân có nói muốn bớt nôn cần rửa lá bằng rượu rồi mới dùng nhưng tác gải đã có dịp rửa rượu rồi mà vẫn gây nôn.

  • Thường khi dùng phối hợp thường sơn với nhiều vị thuốc khác ít nôn hơn.
  • Liều dùng trung bình: 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Nguồn tham khảo: theo Đỗ Tất Lợi (2004) Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tr. 644-8.

Vị thuốc Thường Sơn được dùng nhiều trong các bài thuốc. Quý vị có thể tìm kiếm trong từ điển Wikiduoclieu

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img