Vàng Đắng

Dược liệu Cây Vàng Đắng

  1. Tên khoa học: Caulis Coscinii fenestrati
  2. Tên gọi khác: vàng đắng , hoàng đắng lá trắng, loong r’rơn, dây mỏ vàng, dây nại cày, vàng giang
  3. Tính vị, quy kinh: Khổ, hàn. Quy vào kinh tỳ, vị, can, đởm, đại tràng.
  4. Bộ phận dùng: thân
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân hình trụ tròn, gần thẳng hoặc hơi cong, đôi khi có bướu phình to. Mặt ngoài màu vàng đất hoặc nâu, có khi loang lổ, nhiều vết nhăn dọc, nông, đôi khi có vết sẹo tròn do vết tích của cành con. Chất cứng khó bẻ, không mùi, vị đắng.
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: Nam Á, Đông Nam Á, Ấn Độ, Xrilanca, Malaysia – Việt Nam: các tỉnh phía Nam Thừa Thiên- Huế trở vào
  7. Thời gian thu hoạch: quanh năm

Mô tả cây dược liệu Vàng Đắng

Vàng đắng (Coscinium fenestratum ; họ Tiết dê – Menispermaceae) là loài dây leo to, thân gỗ.

  • Rễ và thân màu vàng. Thân mập, vỏ nứt nẻ, có u lồi và màu xám trắng, cành non có lông.
  • Lá mọc so le, hình trứng, dài 11 – 26cm, rộng 5 – 16cm, gốc tròn hay bằng, đầu nhọn, mặt trên nhẵn bóng, màu lục sẫm, mặt dưới có lông nhỏ, màu trắng bạc, gân chính 3-5; cuống lá dài 4 -14cm, dày lên ở hai đầu, đính vào bên trong phiến lá.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ những lá đã rụng thành chùm xim, dài 1- 4cm; hoa đơn tính, gần như không cuống; bao hoa có 6 phiến gần bằng nhau, hình mác, mặt ngoài có lông, 6 nhị xếp thành hai vòng và 6 nhị lép có lông.
  • Quả hạch hình cầu, đường kính 2 – 2,5cm, vỏ quả dày có lông mịn.
Vàng Đắng
Cây Vàng Đắng

Cây vàng đắng có đặc điểm cây mang hoa đực và hoa cái riêng. Tỷ lệ cây mang hoa cái trong quần thể chỉ chiếm 10 – 30%. Cây có hoa, quả trong tự nhiên thường không đồng đều và chỉ ở cây có đường kính từ 3cm trở lên. Hoa đực mọc từ thân già hay cành đã rụng lá. Hoa cái có trên thân già, cành đã rụng lá hay vẫn còn mang lá. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng hoặc gió. Mùa quả chín từ tháng 9 đến tháng 11, cá biệt có cây quả chín tồn tại đến đầu mùa hoa năm sau. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

  • Vàng đắng còn có khả năng tái sinh chồi từ phần gốc còn lại sau khi chặt.

Thu Hái & Bảo Quản

  • Mùa khai thác: tháng 11 – 4 là thời gian mùa khô dễ vận chuyển và trước khi cây có hoa quả.
  • Tiêu chuẩn khai thác: cây có đường kính thân từ 3cm trở lên.
  • Cách khai thác: chừa lại phần gốc từ 15 – 20cm để cây tái sinh chồi.
  • Chu kỳ khai thác; 10-15 năm/lần. Trước mắt nên chừa lại toàn bộ cây mang hoa cái, để có quả gieo giống vào những năm sau
  • Mùa hoa quả: tháng 1-5.

Phân bố

Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr., họ Tiết dê (Menispermaceae): là loại dây leo, ruột có màu vàng, vị rất đắng nên có tên gọi vàng đắng, thường thấy ở các tỉnh Thừa  Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai… Thân và rễ chứa hợp chất berberin tới 3,5% và acid palmitic, sitosterol…

Thân Vàng Đắng

Thành phần hóa học

Chủ yếu là berberin, saponin, thân chứa berberin có tỷ lệ tới 3,5%, ceryl alcohol, hentriacontane, sitosterol, acid palmitic và oleic, glucosid sitosterol, saponin và vài chất nhựa. Ở nước ta trong thân và rễ cây có alcaloid berberin với tỷ lệ 1,5-3%.

Công Dụng Dược Liệu Vàng Đắng

Theo Đông y, vàng đắng có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi thấp. Thân và rễ vàng đắng được dùng làm thuốc như hoàng đằng để chữa tiêu chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn, lỵ amíp, rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh tả cấp. Ngày dùng 4 – 6g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc viên. Viên berberin có loại 0,05g dùng cho người lớn, ngày uống 4-8 viên, chia làm 2 lần, dùng liên tục 5 ngày. Và viên loại 0,01g cho trẻ em, ngày uống 2-10 viên tùy theo tuổi chia làm 2 lần. Dùng ngoài, chữa bệnh đau mắt bằng dạng thuốc nhỏ mắt berberin chlorid 0,5 – 1%. Ở Liên Xô (trước đây), một số tác giả đã dùng berberin làm thuốc lợi mật, điều trị cho bệnh nhân viêm túi mật đạt kết quả tốt.

Công dụng và liều dùng Cây Vàng Đắng

  • Những vùng có cây vàng đằng mọc hoang dại, người dân thường dùng thân và rễ cây này để nhuộm màu vàng và dùng làm thuốc như vị hoàng đằng làm thuốc chữa sốt, sốt rét, lỵ, đau mắt. Dùng dưới hình thức thuốc bột hay thuốc viên. Ngày uống 4 – 6 gam.
  • Có thể dùng làm nguyên liệu chiết becberin. Becberin clorua có thể dùng sữa sốt, sốt rét, lỵ, đau mắt. Dùng trong: Ngày uống 0,02 đến 0,20g dưới dạng thuốc viên. Người ta còn dùng chữa bệnh về gan, mật: Vàng da, ăn uống khó tiêu.
  • Dùng ngoài: Chế thuốc đau mắt dưới dạng dung dịch 0,5% đến 1%.
  • Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị lỵ và dùng ngoài rửa mụn nhọt và vết thương. Nước sắc vỏ dùng chữa sốt gián cách, nước sắc thân dùng trị rắn cắn.

Wiki dược liệu – Tổng hợp

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img