Chỉ Thiên

Dược liệu: Chỉ Thiên.

  1. Tên khoa học: Herba Elephantopi scarberis.
  2. Tên gọi khác: Cúc chỉ thiên, Cỏ lưỡi mèo, Chân voi nhám.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, se, tính mát.
  4. Bộ phận dùng: Toàn cây.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Lá mọc thành hoa thị ở gốc, thuôn thon hay thành cuống ôm thân, tù ở đầu, dài 6 -12cm, rộng 3-5cm, có răng, có lông ráp ở cả hai mặt, với lông trắng, cứng, áp sát. Hoa tím hay hồng, xếp 4 cái thành đầu; các đầu này lại tập hợp thành ngù bao bởi hai lá bắc hình tam giác, dài 10-15mm, rộng ở gốc. Quả bế có 10 cạnh, hình thoi, có lông, cụt ở đỉnh; mào lông cứng xếp một dãy.
  6. Phân bố vùng miền: Phổ biến ở vùng Viễn đông và cả ở nước ta, thường gặp ven đường, ở các bãi hoang khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam.
  7. Thời gian thu hoạch: Vào mùa hè – thu

Mô tả dược liệu Chỉ Thiên

Chỉ thiên là loài cỏ mọc hoang, sống dai, thân cao chừng 20-50cm, nhiều cành, gần như không có lá, cả cây có lông. Lá gốc mọc thành hình hoa thị, sát đất. Phiến lá dài chừng 6-12cm, rộng 3-5cm, hình thìa, có lông trắng ở cả hai mặt, mép có răng cưa lượn sóng, phía dưới hẹp lại thành cuống rộng ôm vào thân.

  • Lá ở thân nhỏ và hẹp hơn lá ở gốc. Hoa màu tím, mọc thành xim, có đầu giả.
  • Quả hình thoi, có 10 cạnh lồi. Mùa hoa quả: tháng 1-8.
  • Có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
dược liệu Chỉ Thiên
dược liệu Chỉ Thiên

Khi dùng cần chú ý vì do trùng tên, cây Chỉ thiên (thổi lửa) nói ở đây dễ bị lẫn với cây “Chỉ thiên giả”, cũng gọi là “Tiền hồ nam”, tên khoa học là Clerodendrom inducum (L.) O Ktze, họ Cỏ roi ngựa, thường dùng làm thuốc bổ, đắng, tiêu đờm, chữa ho và trừ giun.

Theo Đông y: Cây Chỉ thiên có vị đắng, tính mát; vào 3 kinh phế, tỳ và can. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khoan trung hạ khí, lợi tiểu, tiêu thũng.

  • Chủ trị: cảm sốt, ho, họng sưng đau, đau mắt đỏ, chảy máu mũi, ỉa chảy, vàng da, viêm thận phù thũng, ung nhọt, rắn cắn.
  • Liều dùng: 9 – 16g khô (hoặc 30 – 60g tươi) sắc lấy nước hoặc giã vắt lấy nước cốt uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước xông rửa.
  • Kiêng kỵ: Người cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng. Không dùng đối với bệnh thuộc “chứng hàn”.

Một số bài thuốc có dược liệu Chỉ thiên

  1. Chữa chứng lâm (đái buốt, đái ra máu, sỏi, đái đục, nước tiểu lẫn chất nhầy): Cây Chỉ thiên, rễ Bấn đỏ,  rễ Vậy trắng, rễ Cỏ tranh, Cỏ bấc, thịt ốc nhồi – mỗi thứ một nắm, sắc nước uống (Bấn đỏ còn gọi là “Mò đỏ”, “Vậy đỏ”, “Xích đồng nam”; Vậy trắng còn gọi là “Bấn trắng”, “Mò trắng”, “Bạch đồng nữ”.
  2. Chữa môi lở sưng đau: Lá Chỉ thiên tươi, rửa sạch, thêm chút muối, giã nhỏ, vắt lấy nước bôi hoặc đắp vào chỗ đau.
  3. Chữa mụn nhọt, đinh râu: Lá Chỉ thiên tươi giã với giấm hoặc mẻ đắp.
  4. Chữa rắn cắn: Cây Chỉ thiên tươi giã, nuốt nước, bã đắp. Có thể phối hợp với lá Bồ cu vẽ, lá ớt.
  5.  Chữa mũi chảy máu: Cây Chỉ thiên tươi 20 – 30g, nấu với một lượng thích hợp Gan lợn, ăn Gan và uống nước thuốc, dùng liên tục 3 – 4 ngày.
  6. Chữa vàng da (thể dương hoàng): Cây Chỉ thiên tươi (cả rễ) 100 – 150g, nấu với thịt Lợn ăn, dùng liên tục 4 – 5 ngày.
  7. Chữa cổ trướng: Cây Chỉ thiên tươi 60g, sắc lấy nước, chia thành 2 phần uống trong ngày, sáng sớm và buổi tối; cũng có thể đem nấu với thịt lợn ăn.
  8. Chữa bí đái: Cây Chỉ thiên tươi 20 – 30g, sắc nước uống.
  9. Chữa cước khí: Cây Chỉ thiên tươi 30 – 60g, Đậu phụ 60 -120g, hầm lên ăn.
  10. Chữa chứng nhiệt lâm (đái nhỏ giọt, niệu đạo nóng buốt …): Cây Chỉ thiên tươi 120g, thịt Lợn nạc 150 – 200g, một chút muối. Tất cả cho vào nồi, sắc lấy nước, bỏ bã, chia thành 4 lần uống trong ngày.
  11. Chữa ung nhọt độc mọc ở dưới nách: Cây Chỉ thiên tươi, thêm chút muối và giấm, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, dùng băng dính cố định lại; nhọt đã mưng mủ vẫn chữa được.
  12. Chữa họng sưng đau, viêm amiđan: Chỉ thiên khô 10g, hãm với 300ml nước sôi trong nửa tiếng, chia ra uống trong ngày. Cũng có thể dùng lá tươi, nhai lẫn với chút muối, nuốt dần.
  13. Chữa khoang miệng, lưỡi bị viêm loét: Chỉ thiên khô 30g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Tác dụng phụ: trong bụng có cảm giác hơi khó chịu; người già và trẻ nhỏ dùng phải thận trọng.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img