Tỏi Đen

Tỏi là một trong những cây gia vị khá dễ trồng. Tỏi được sử dụng làm gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Tỏi có nhiều tác dụng chữa bệnh, nhưng không vì thế mà ăn nhiều.

Cây Tỏi

Tỏi là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v… và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.

cây tỏi
Cây Tỏi

Tại Việt Nam có nhiều vùng đất trồng tỏi nổi tiếng như: Lý Sơn, Phan Rang, và gần đây nhất là Bắc Giang.

Dược liệu Tỏi

Tỏi là một dược liệu tốt. Tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sulfide và ajoene và có nhiều tác dụng trong chữa bệnh.

Tỏi có vị nóng, tính cay, được sử dụng rộng rãi và phát huy các tác dụng phổ biến là sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc cơ thể, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, tiêu hạch cổ…

Tác dụng chữa bệnh của Tỏi

  • Bệnh cao huyết áp
  • Trị cảm cúm
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh ung thư

Lưu ý những người không nên ăn Tỏi nhưu: Người bị bệnh thận, bệnh tiêu chảy, bệnh về gan, bệnh về mắt.

Tỏi Đen là gì ?

Tỏi đen là tên gọi một loại tỏi được ủ lên men ở nhiệt độ cao từ tỏi khô, sau đó có màu đen đặc. Tỏi đen có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

tỏi đen
Tỏi đen

Tỏi Đen theo wikipedia định nghĩa:

Tỏi đen là tỏi khô được chuyển màu đen từ tỏi trắng thông thường bằng phản ứng Maillard. Quá trình này được thực hiện bằng cách nung nóng toàn bộ củ tỏi với nhiệt độ khác nhau trong suốt vài tuần, một quá trình tạo ra nhân (tép tỏi) màu đen. Hương vị của tỏi sau xử lý trở nên ngọt như sirô với vị dấm balsamic hoặc vị quả me.

Tỏi đen – Tiếng Anh là: Black Garlic

Sở dĩ tỏi sau khi lên men chuyển sang màu đen là do sự trao đổi chất trong quá trình lên men khép kín tạo ra các axit amin và melanoidin làm tỏi chuyển hóa thành màu đen. Đổi lại, củ tỏi sau khi lên men sẽ bớt đi mùi hăng và vị cay, ngọt và dẻo gần giống hương vị của trái cây sấy khô. Hơn nữa, quá trình lên men không làm mất thành phần dược lý của tỏi mà còn tăng sinh các hợp chất này với hàm lượng cao gấp từ 10 lần so với tỏi tươi.

Tỏi đen có tác dụng gì ?

So với tỏi trắng thông thường, tỏi đen có những sự khác biệt ưu việt. Cụ thể, nhờ quá trình lên men làm biến đổi thành phần hóa học trong tỏi, tạo ra những nhóm có nhiều tác dụng sinh học như flavonoid, polyphenol, thiosulfit, đặc biệt SAC có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, ức chế tế bào ung thư.

tỏi đen có tác dụng gì
tỏi đen có tác dụng gì

Thành phần SAC trong tỏi đen tăng lên từ 5-12 lần so với tỏi trắng. Ngoài ra, có một số nhóm chất như axit amin, đường tăng lên khoảng 5-10%; nhất là thành phần fructose tăng lên 50 lần khiến cho tỏi đen có vị ngọt.

Một số tác dụng phòng chữa bệnh của Tỏi đen

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, trong thành phần của tỏi cô đơn có rất nhiều hợp chất hữu ích như 18 axit amin, SOD enzin-polyphenol (phòng chống ung thư), S-allyl cysteine (giảm mỡ trong máu)…

Những chất này đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, kiểm soát tiểu đường, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, bệnh mất ngủ kinh niên, giúp ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa…

Cách sử dụng tỏi đen

Mặc dù tỏi đen có nhiều công dụng vượt trội so với tỏi trắng: Việc sử dụng tỏi đen quá nhiều (trên 1 củ, tương đương 20g/ngày) sẽ gây kích thích tiêu hóa, bị tiêu chảy.

  • Tỏi đen nguyên củ, bóc vỏ ăn trực tiếp. Khi ăn, nên nhai kỹ, các thành phần của tỏi sẽ phát huy công dụng tốt hơn. Liều lượng từ một đến 3 củ mỗi ngày.
  • Tỏi đen ngâm rượu: Ngâm tỏi đen với rượu, tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn. Uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
  • Có thể xắt thành lát nếu ăn chưa quen. Tóm lại, dù dùng dưới hình thức nào, tỏi nên được nghiền, nhai hoặc giã nát sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.

Lưu ý: Không phải tỏi đen tốt mà cứ thấy tốt thì là ăn. Nên ăn mức độ phù hợp để cơ thể hấp thụ và tránh tác dụng phụ do sử dụng quá mức.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img