Bạch Quả

Dược liệu: Bạch Quả

  1. Tên khoa học: Semen Ginkginin, Ginkgo biloba
  2. Tên gọi khác: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, ngọt, tính bình. Vào hai kinh phế, tỳ.
  4. Bộ phận dùng: Quả.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Hạt hình trứng, chắc,vỏ cứng, một đầu hơi nhọn. Vỏ ngoài cứng nhẵn, màu vàng nhạt hay xám nhạt, có 2 đến 3 đường gân chạy dài nổi lên rõ rệt. Hạt có một nhân hình bầu dục. Nhân không có mùi, vị ngọt, hơi đắng.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc.
  7. Thời gian thu hoạch: Mùa thu.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT: BẠCH QUẢ

1. Mô tả thực vật:

bach qua 325

  • Bạch Quả là một cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống.
  • Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi.
  • Quả hạch, kích thước bằng’ quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.

2. Phân bố:

  •  Thế giới: Trung Quốc.
  • Việt Nam: Hiện chưa có ở Việt Nam.

3. Bộ phận dùng:

  • Hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Ngân Hạnh hay Bạch Quả.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, bỏ hết chất thịt và vỏ ngoài, rửa sạch, hấp hoặc luộc qua, phơi hoặc sấy khô.
  • Chế biến: Bỏ tạp chất và vỏ cứng của hạt, lấy nhân, khi dùng giã nát.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

5. Mô tả dược liệu bạch quả

Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Có vị ngọt đắng, tính ấm, có tác dụng ôn phế ích khí (sắc trắng thuộc kim, vào phế), có tác dụng liễm suyễn thấu (ho hen), súc tiểu tiện, chỉ đới trọc. Nếu dùng sống thì có tác dụng trừ đàm, giải độc rượu, tiêu độc sát trùng (hoa Bạch quả nở vào ban đêm, thuộc âm, có độc tính nhẹ nên có tính tiêu độc sát trùng).

  • Hạt hình trứng, chắc,vỏ cứng, một đầu hơi nhọn, dài từ 1,5 – 2,5 cm, rộng 1 – 2 cm, dầy 1 cm. Vỏ ngoài cứng nhẵn, màu vàng nhạt hay xám nhạt, có 2 đến 3 đường gân chạy dài nổi lên rõ rệt.

bach-qua

  • Vỏ hạt có 3 lớp, lớp ngoài cứng, hai lớp trong mềm, mỏng. Hạt có một nhân hình bầu dục, một đầu có màng mỏng màu nâu nhạt, mặt ngoài nhân vàng hay vàng sẫm, mặt trong màu trắng có bột, giữa rỗng có một tâm nhỏ. Nhân không có mùi, vị ngọt, hơi đắng.

6. Thành phần hóa học:

  • Hạt hàm chứa thành phần có độc, là 4-O-methylpyridoxine, gọi là ginkgotoxin. Còn hàm chứa 6-(pentadec-8-enyl-2,4-dihy-droxybenzoic acid, 6-tridecy-2,4-dihydroxybenzoic acid, anacaridc acid và kali, lân, magiê, canxi, kẽm, đồng v.v… Nhân hàm chứa protein, chất béo, carbohydrate, đường v.v…

7. Công dụng – Tác dụng:

  •  Tác dụng: Liễm phế, định suyễn, chỉ đới trọc, súc tiểu tiện.
  •  Công dụng: Chữa ho, hen, đờm suyễn, đái đục, đái nhiều, đái són, đái dầm.

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Ngày 4-9g dạng thuốc sắc hay hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

9. Lưu ý, kiêng kị :

  • Khi có thực tà thì kiêng dùng, không nên dùng nhiều, làm cho khí ủng trệ, trễ con mà dùng thì phát kinh phong và sinh bệnh cam.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Bạch Quả

bach-qua-loai-cay-linh-thieng-tot-cho-tri-nao-con-nguoi-1

 Chữa cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn, cổ có tiếng khò khè:

  • Bạch Quả 7 trái nướng chín, cùng với lá ngải cứu. Dùng lá ngải như cái tổ, rồi mỗi bạch quả cho vào một tổ lá ngải, lại bọc giấy xung quanh rồi đem nướng cho thơm, bỏ hết giấy, bỏ hết lá ngải, chỉ ăn nguyên bạch quả, ngày 3-4 quả như vậy.

 Bạch quả định suyễn thang:

Chữa đi đái buốt, tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục:

  • Bạch quả 10 quả, 5 để uống sống, 5 để chín. Gom cả hai thứ vào mà ăn trong ngày

Trong những năm 1700 Bạch quả (Ginkgo biloba) đã được biết đến ở châu Âu, và khoảng 60 năm sau đó là ở Bắc Mỹ. Bạch quả được dùng làm thuốc chữa bệnh ở phương Tây từ những năm 1900, khi chiết xuất từ lá có tác dụng cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, đặc biệt là các mạch máu não và tứ chi. Hiện nay, ở Mỹ và châu Âu, các chế phẩm có thành phần cao lá Bạch quả hiện nay là một trong những loại thuốc thảo dược bán chạy nhất.

Ngày nay, Bạch quả  được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não. Nó giúp cải thiện sự suy nghĩ, nhận thức và trí nhớ ở những người mắc bệnh Alzheimer. Các bác sĩ cũng dùng Bạch quả để điều trị các bệnh như thiểu năng tuần hoàn não, thoái hóa điểm vàng, hội chứng tiền đình, ù tai, trầm cảm, lo âu, căng thẳng, viêm tắc mạch máu chi, hội chứng Raynaud.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  •  Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img