Bạch Tiền

Dược liệu: Bạch Tiền

  1. Tên khoa học: Radix et Rhizoma Cynanchi.
  2. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính hơi ôn. Vào kinh phế.
  3. Bộ phận dùng: Rễ.
  4. Đặc điểm sản phẩm: Rễ bạch tiền trắng, đặc, mềm, khô, không mọt là tốt.
  5. Phân bố vùng miền: Cây mọc dựa bờ đê, đập, vùng Hà tiên tỉnh Kiên Giang.
  6. Thời gian thu hoạchMùa thu.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

  • Thân cứng, không lông, to 3-4mm, nhựa mủ trắng có phiến rất hẹp, dài 6-8cm, rộng 30-4cm, đầu nhọn, gân giữa nhạt, gân phụ không rõ; cuống dài 2-3mm.
  • Cụm hoa xim ít hoa; cuống như chỉ cao 1mm; lá dài 2mm; cánh hoa dài 5mm xoắn vặn.
bạch tiền
Bạch tiền

2. Phân bố:

  •  Thế giới: Trung Quốc.
  • Việt Nam: Cây mọc dựa bờ đê, đập, vùng Hà tiên tỉnh Kiên Giang.

3. Bộ phận dùng:

  • Rễ.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hái thân rễ vào mùa thu, rửa sạch phơi cho khô.
  •  Chế biến: Theo Trung y: Đào lên bỏ thân và rễ con, rửa sạch đất cát, tước bỏ lõi, phơi khô thái nhỏ, hoặc để nguyên rễ, không bỏ lõi, chỉ cạo sạch vỏ đen ngoài phơi khô dùng.
    Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái khúc ngắn 2 – 3 cm, phơi khô.
  •  Bảo quản: Để nơi khô ráo.

5. Mô tả dược liệu:

  • Dùng rễ, thân rễ và thân trên mặt đất (dùng thân trên mặt đất là chính). Phần lớn thương phẩm của Bạch tiền là thân trên mặt đất đã bỏ lá và rễ, rễ và rễ phụ rất ít.
  • Thân trên mặt đất hình viên trụ giữa trống như ống dài khoảng 6-9cm đến 12-20cm, thô khoảng 1,5-6m. Bên ngoài màu xám vàng hoặc màu nâu nhạt, có vết nhăn dọc nhỏ, đồng thời có đấu lá mọc đối rõ ràng hơi lồi lên, hơi thể hiện hình bán vòng, ngoài ra còn có vết mềm mặt cắt của thân rễ giống như miệng vịt thành ống trong màu trắng, vùng gốc thên trên mặt đất nối liền thân rễ mọc xiên, hình đốt phình to mọc toả nhiều rễ dạng phụ phần lớn rơi rụng chỉ để lại dấu vết thân bên ngoài, rễ màu vàng nâu hoặc màu đỏ nâu. Vùng đốt bẻ ngang và màu trắng bên trong chắc phần giữa đốt bẻ gãy thường là dạng ống thành ống dày hơn. Rễ Bạch tiền đặc, mềm, khô, trắng không mọt là tốt.
  • Nên phân bệt với Bạch vi, Bạch tiển bì.

6. Thành phần hóa học:

  • Có saponin, dược liệu chưa được nghiên cứu nhiều.

7. Công dụng – Tác dụng:

  •  Tác dụng: Giáng khí, hạ đờm, chỉ ho.
  • Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp.
  1. Trị mụn nhọt lở ngứa ngoài da, ho do phế nhiệt, phong thấp.
  2. Trị trẻ nhỏ tâm và phế có phong nhiệt ứ trệ, ngực đầy (Bạch Tiền Bì Tán+ Thái Bình Thánh Huệ Phương).
  3. Trị tạng phế phong tà, da khô, nghẹt mũi, mũi khô, mũi đau (Bạch Tiền Bì Thang II+ Chứng Trị Chuẩn Thằng).
  4. Trị mắt có màng mộng, mắt nhìn không rõ: Bạch Tiền Bì Thang+ Loại Phương.
  5. Trị sinh xong bị trúng phong, cơ thể hư yếu.
  6. Chữa phong thấp nhiệt, vết thương chảy nước vàng, lở loét.

8. Cách dùng và liều dùng: 

Ngày dùng 6 + 8g.

9. Lưu ý, kiêng kị :

  • Tạng phủ hư hàn, ho khan do phế âm hư không dùng
  • Không kết hợp với các vị Ô đầu, Phụ tử.

10. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Bạch Tiền

  • Ho lâu ngày khạc ra máu:

Dùng Bạch tiền, Cát cánh, Tang bạch bì 3 lượng, Chích cam thảo 1 lượng sao với mật, đổ vào 6 tô nước sắc còn 1 tô chia 3 lần uống, cử thịt heo, rau cải thìa (Tùng thái)  (Ngoại Đài Bí Yếu ).

  • Trị ho xốc, khí nghịch lâu ngày người nặng nề thở ngắn, bụng căng đầy, ban đêm ngồi dựa vào vách không nằm được thở khỏ khè như gà kêu dùng “Bạch tiền thang”:

Gồm Bạch tiền 2 lượng, Tử uyển, Bán hạ, mỗi thứ 3 lượng, Đại kích mỗi thứ 7 chén, ngâm với 1 đấu nước trong 1 đêm, sắc 3 thăng chia uống nhiều lần, không được thịt dê và kẹo mạch nha.

  • Trị viêm khí quản, hen suyễn:

Bạch tiền, Khoản đông mỗi thứ 2 chỉ, Ma hoàng 1 chỉ, sắc uống. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

  •  Trị ho suyễn do phế nhiệt, đàm vàng dính, ho khó ra, rêu lưỡi vàng khô, tiểu vàng ngắn:

Bạch tiền 3 chỉ, Tang bì 3 chỉ, Sinh điạ hoàng 4 chỉ, Phục linh 3 chỉ, Địa cốt bì 3 chỉ, Ma hoàng 1 chỉ, Sinh khương 2 chỉ sắc uống. (Bạch Tiền Thang  – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

  • Trị đậu sởi chưa mọc ra:

Bạch tiền, lá Liễu toàn cây 4 lượng, sắc rửa. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  •  Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img