Bán Hạ Bắc

Dược liệu: Bán Hạ Bắc

  1. Tên khoa học: Rhizoma Pinelliae.
  2. Tên gọi khác:
  3. Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính ôn, có độc. Vào hai kinh tỳ, vị.
  4. Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Bán hạ.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Dược liệu có dạng hình cầu hay hình cầu dẹt. Mặt ngoài trắng hay vàng nhạt. Chất cứng chắc, mặt cắt trắng và có nhiều bột. Mùi nhẹ, vị hăng, tê và kích ứng.
  6. Phân bố vùng miền: 
  7. Thời gian thu hoạch:

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

Chú ý: Dược Liệu Bán Hạ Nam

1. Mô tả thực vật Bán Hạ Bắc

ban hạ
dược liệu bán hạ

2. Phân bố:

  • Thế giới:
  • Việt Nam:

3. Bộ phận dùng:

  • Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Bán hạ.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản: Bán Hạ Bắc

  • Thu hái:

Đào lấy thân rễ vào mùa hạ và mùa thu.

  • Chế biến:
Bán hạ tẩm phèn chua (Thanh bán hạ):

Lấy bán hạ đã được làm sạch, phân loại to nhỏ, lấy loại có cùng kích thước, ngâm trong dung dịch phèn chua 8% cho đến khi không còn lõi trắng và vị thuốc gây cảm giác tê nhẹ. Lấy ra, rửa sạch, cắt thành lát mỏng và làm khô, dùng 20 kg phèn chua cho 100 kg bán hạ.Dược liệu sau khi chế là những miếng nhỏ hình elip, hình thoi hơi tròn hoặc hình chữ nhật, trên bề mặt có màu nâu hoặc nâu nhạt, có một số đốm nhỏ màu trắng và có những đường vạch ngắn, có những vân đỏ tía dưới lớp bần còn lại. Bề mặt nhẵn, chất cứng, dễ gãy. Màu nhạt, vị hơi mặn, se và tê.

Bán hạ tẩm gừng (Khương bán hạ):

Lấy bán hạ đã được làm sạch, phân loại to nhỏ, lấy loại có cùng kích thước, ngâm trong nước cho đến khi không còn lõi trắng. Gừng thái lát, sắc lấy nước đặc, thêm phèn và bán hạ, đun sôi kỹ, lấy ra, để ngoài không khí đến khô được một nửa thì đem cắt thành những lát mỏng và phơi khô. 100 kg bán hạ dùng 25 kg gừng và 12,5 kg phèn.Dược liệu sau khi chế là những miếng nhỏ hình chữ nhật hoặc hơi tròn. Bên ngoài màu nâu đến nâu đen. Bề mặt cứng và nhẵn và bóng láng, bên trong màu nâu vàng nhạt. Mùi thơm nhẹ, có vị tê nhẹ, có chất nhày khi nhai.

Pháp bán hạ:

Lấy Bán hạ đã được làm sạch, phân loại to nhỏ, lấy loại có cùng kích thước, ngâm nước cho đến khi không còn lõi trắng, bỏ nước. Thêm nước sắc Cam thảo (Cam thảo thêm nước thích hợp, sắc 2 lần) và nước vôi (lấy vôi sống, thêm nước thích hợp) vào Bán hạ, đun sôi, ngâm tẩm, mỗi ngày khuấy 2 lần và duy trì pH 12 đến khi nếm vị thuốc gây cảm giác hơi tê lưỡi, mặt cắt có màu vàng đều là được. Lấy ra rửa sạch, phơi âm can, thái lát, sấy khô. 100 kg Bán hạ dùng 15 kg Cam thảo, 10 kg vôi sống.Dược liệu sau khi chế có hình hơi tròn hoặc hình chữ nhật. Bên ngoài có màu vàng nhạt, vàng hoặc vàng nâu. Bề mặt nhẵn cứng, bên trong có màu vàng đến vàng nâu, vị hơi ngọt, hơi se.

  •  Bảo quản:

Để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh mọt.

5. Mô tả dược liệu: Bán Hạ Bắc

  • Dược liệu có dạng hình cầu hay hình cầu dẹt, đường kính 1 – 1,5 cm.
  • Mặt ngoài trắng hay vàng nhạt.
  • Đỉnh có chỗ lõm là vết sẹo của thân cây, xung quanh có nhiều vết sẹo rễ là các chấm nhỏ.
  • Phía đáy tù và tròn, hơi nhẵn.
  • Chất cứng chắc, mặt cắt trắng và có nhiều bột.
  • Mùi nhẹ, vị hăng, tê và kích ứng .

6. Thành phần hóa học:

7. Công dụng – Tác dụng: Bán Hạ Bắc

  • Tác dụng:

Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ.

  • Công dụng:

Chữa: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.

8. Cách dùng và liều dùng: Bán Hạ Bắc

  • Ngày dùng 3 – 9 g (sau khi chế biến theo yêu cầu của bệnh), dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
  • Dùng ngoài tán nhỏ, làm bột trộn với rượu đắp nơi đau.
  • Chế gừng: Dùng trong trường hợp bị nôn, bị ho.
  • Tẩm phèn chua: Dùng trong trường hợp có đờm.
  • Pháp bán hạ: Dùng trong trường hợp nhiều đờm.
  • Bán hạ sống: Dùng ngoài để đắp mụn nhọt sưng đau.

9. Lưu ý, kiêng kị:

  • Âm huyết hư, tân dịch kém và người có thai không nên dùng.
  • Không kết hợp với các thuốc loại Ô đầu.

10. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu: Bán Hạ Bắc

Trong sách cổ ghi về tính chất và tác dụng của vị bán hạ như sau: vị cay, ôn, có độc; có tác dụng táo thấp (làm khô ẩm thấp), hóa đờm, giáng nghịch (làm hạ hơi đưa lên) hết nôn. Dùng trong những trường hợp nôn mửa, đờm thấp, hen suyễn, đầu nhức, đầu váng, không ngủ; dùng ngoài có tác dụng tiêu thũng. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận, vị bán hạ phản với ô đầu, thảo ô.

Đơn thuốc có vị bán hạ ghi trong dược điển Trung Quốc 1953: bột bán hạ 80g, bột gừng sống 50g, nước 3.000ml đun sôi và sắc cho đến khi cạn còn 1.000ml; lọc qua bông và dùng nước cất pha thêm cho dủ 1.000ml. Theo dược điển Trung Quốc, mỗi lần dùng 100 – 300ml, trung bình mỗi ngày dùng 200 – 600ml tương ứng với 8 – 24g hoặc 16 – 18g bán hạ. Chữa ho và nôn mửa khi có thai.

Tiểu bán hạ gia phục linh thang (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh): bán hạ 8g, phục linh 6g, sinh khương 3g, nước 300ml, sắc còn 100ml. Uống dần trong ngày, chữa phụ nữ có thai nôn mửa.

Dùng chữa hen suyễn, nặng mặt, nằm không được, muốn nôn ọe, bụng dưới nôn nao, cũng dùng chữa nôn: bán hạ chế 40g, sinh khương 20g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Liều dùng bán hạ ở đây so với đơn tiểu bán hạ có cao hơn, nên uống từ từ, thấy chịu thì uống nữa.

Bán Hạ là dược liệu có trong nhiều thang khác, quý vị có thể tìm kiếm tham khảo thêm tại đây: bán hạ

 II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Bột:

  • Bột màu trắng ngà.
  • Soi kính hiển vi thấy: Khá nhiều hạt tinh bột, hình tròn, hình bán nguyệt, hay hình nhiều cạnh, đường kính 2 – 20 µm, rốn hình khe, hình chữ V hoặc hình sao, vân không rõ. Hạt tinh bột đơn hay kép từ 2 – 6 hạt. Tinh thể calci oxalat hình kim, dài 20 – 144 µm, tập trung hoặc rải rác khắp nơi. Mạch xoắn, đường kính 10 – 24 µm.

2. Định tính:

  • Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 ):

+ Bản mỏng:

Silica gel G có chứa natri carboxymethylcellulose (dung dịch 0,2% – 0,5%)

+ Dung môi khai triển:

n-Butanol – acid acetic – nước ( 8 : 3 : 1).

+ Dung dịch thử:

Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml methanol (TT), đun hồi lưu trong 30 phút, lọc, bốc hơi dịch lọc đến khi còn khoảng 0,5 ml được dung dịch thử.

+ Dung dịch đối chiếu:

Hoà tan arginin, analin, valine và leucin chuẩn trong methanol 70% (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml mỗi loại.

Nếu không có các chất chuẩn đối chiếu như trên, có thể dùng 1 g bột Bán hạ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

+ Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 mcl dung dịch thử và 1mcl dung dịch đối chiếu. (Nếu dùng 1 g bột bán hạ chuẩn để chiết thì chấm 5 mcl dung dịch đối chiếu). Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 – 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử  ninhydrin (TT), sấy ở 105 oC đến khi rõ vết.

Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùng Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

  • Đối với Bán hạ chế (Pháp bán hạ):

Ngoài các phản ứng trên, tiến hành thêm phép thử sau đây:

+ Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:

Silica gel GF254.

Dung môi khai triển:

Ether dầu hỏa (40 – 60 oC) – benzen – ethyl acetat –  acid acetic băng ( 10 : 20 : 7 : 0,5).

Dung dịch thử:

Lấy 2 g bột Pháp bán hạ, thêm 2 ml acid hydrocloric (TT) và 20 ml cloroform (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 giờ, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa cắn trong 5 ml ethanol tuyệt đối (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:

Hòa tan acid glycyrrhetinic chuẩn trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml .

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 mcl dung dịch thử và 2 mcl dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 – 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết có màu đỏ tối trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về màu sắc và vị trí với vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

3. Độ ẩm:

  • Không quá 13% (phụ lục 9.6, 1 g, 105 oC, 4 giờ).

4. Tạp chất:

  • Không quá 1%.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img