Câu chuyện về Thất Diệp Nhất Chi Hoa

Thất diệp nhất chi hoa, Bảy lá một hoa, Củ rắn cắn | 七叶一枝花 – Qi ye yi zhi hua | Paris polyphylla Sm.

Thất Diệp Nhất Chi Hoa – Bảy Lá Một Hoa

Thất diệp nhất chi hoa (cây bảy lá một hoa), còn có tên gọi là thất diệp chi mai, độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa, trọng lâu, thất tử liên, đăng đài thất…, là một loại cây thảo sống lâu năm, thường mọc rải rác dưới tán rừng ẩm trên núi đất hoặc đá vôi ở độ cao vài trăm mét đến trên 1500m miền Tây Trung Quốc và dãy núi Hymalaya. Ở nước ta, cây thuốc này mới được tìm thấy ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vào năm 1995, trên độ cao 1.650m và đã được xếp vào Sách Đỏ Việt nam.

bảy lá một hoa
Thất diệp nhất chi hoa là vị thuốc thanh nhiệt giải độc đầu bảng. Nó có một lịch sử lâu đời. Là thánh dược để điều trị rắn cắn, mụn nhọt. Người xưa có câu: “Ốc hữu thất diệp nhất chi hoa, Độc xà bất tiến gia”, nghĩa là khi trong nhà có cây Bảy lá một hoa thì rắn độc không vào được.

Thực tế, các động đồng ở miền núi Việt Nam cũng đều thường gọi là “củ rắn cắn”.

Tên của vị thuốc này dựa theo một câu chuyện cổ tích. Tương truyền, xưa kia, ở núi Thiên Nhật Sơn, tỉnh Chiết Giang có một thanh niên tên gọi Thẩm Kiến Sơn, cha mẹ mất sớm, không có anh em, kiếm sống bằng nghề lên núi đốn củi. Một ngày, khi đang chặt củi, đột nhiên giữa bụi cỏ có một con rắn độc lao ra, do không tránh kịp, nên Thẩm Kiến Sơn bị cắn vào chân. Trong chốc lát, anh ngã lăn ra đất, bất tỉnh nhân sự. Vừa đúng lúc đó, trên trời có 7 nàng tiên cưỡi mây đến hồ ở Thiên Nhật Sơn để tắm, nhìn thấy Thẩm Kiến Sơn nằm trên đất, liền động lòng trắc ẩn. Mấy cô tiên đứng thành vòng tròn quanh Thẩm Kiến Sơn, lần lượt rút lấy chiếc khăn lụa (la phách – là một chiếc khăn vuông, bằng lụa, thường mang theo người) dắt ở đai lưng theo bên mình băng kín vào việng vết thương.

Thật trùng hợp, lúc đó Vương mẫu nương nương cũng cưỡi mây (tường vân: mây lành) đến nơi, hiểu hết mọi sự, đưa tay rút lấy ngọc bích trâm trên đầu xuống, đặt vào giữa nơi 7 chiếc khăn lụa. Có lẽ vết thương đã hấp thụ được tiên khí từ những chiếc khăn lụa và ngọc bích trâm, nọc độc hung dữ nhanh chóng tiêu tan, Thẩm Kiến Sơn dần dần tỉnh lại.

Sau khi tỉnh lại, Thẩm Kiến Sơn chỉ thoáng nghe tiếng gió thổi qua, khăn lụa cùng ngọc bích trâm rơi xuống đất, liền biến thành một loại cỏ dại có 7 lá xanh biếc, trên mang một bông hoa màu vàng (thúy diệp – kim hoa). Thẩm Kiến Sơn tâm thần ngây dại, như thể vừa trải qua một giấc mơ dài, khi nhìn lại vào chân của mình, thật kỳ lạ là vết thương đã không còn. Thẩm Kiến Sơn suy nghĩ, chính là loại cỏ dại này đã giúp anh trị được nọc do rắn độc cắn. Sau khi xuống núi, anh kể lại cho dân làng mình nghe chuyện kỳ lạ vừa trải qua, dâng làng liền cùng kéo nhau lên núi tìm thuốc. Dân làng bàn với nhau rằng, loại thảo dược này nhất định có chứa tiên khí, nên mới có thể khắc chế được nọc của rắn độc, bèn cùng nhau đào lên. Khi mọi người tò mò hỏi tên của loại thảo dược này, Thẩm Kiến Sơn suy nghĩ rồi nói: “Thất diệp nhất chi hoa”.

Đó là câu chuyện tương truyền về nguồn gốc tìm thấy của Thất Diệp Nhất Chi Hoa. Ở Việt Nam, Thất Diệp Nhất Chi Hoa còn được gọi theo mô tả là cây Bảy Lá Một Hoa.

Tham khảo từ điển dược liệu & bài thuốc Bảy Lá Một Hoa

Tham khảo thêm

viem tai giua

Ù tai có thể do thiếu vi chất này

Ù tai có thể là dấu hiệu của tình trạng tiềm ẩn như bệnh Meniere - rối loạn ở tai trong hoặc xơ vữa...
Tin Tức
5
minutes
ruou men la

Rượu men lá – Đặc sản của người vùng cao

Men lá là quả men dùng để nấu rượu. Men lá được làm từ nhiều loại lá, rễ, cây dược liệu qúy hiếm. Rượu men...
Tin Tức
5
minutes

17 thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả

Thống kê 17 thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả trong bữa cơm hàng ngày. Mỡ máu cao là hiện tượng cholesterol, triglyceride tăng...
Thực Phẩm
7
minutes
che bup tim

Chè búp tím Phú Thọ – Dược liệu tốt cho sức...

Cây chè tím (chè búp tím) được biết đến là cây chè cổ truyền có nguồn gốc trung du miền núi. Giống chè tím...
Tin Tức
8
minutes
spot_img