Bảy Lá Một Hoa – Thất Diệp Nhất Chi Hoa

Dược liệu Bảy Lá Một Hoa

  1. Tên khoa học: Paris polyphilla Smith.
  2. Tên gọi khác: Thất diệp nhất chi hoa, tảo hưu, thất diệp nhất chi mai.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, hơi cay, tính hơi lạnh, hơi độc. Quy kinh can.
  4. Bộ phận dùng: Thân rễ.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân rễ ngắn, rất nhiều đốt, khó bẻ, vết bẻ trông như có bột, màu vàng trắng hay xám vàng.
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: Trung Quốc. Việt Nam : Gặp nhiều ở Lào Cai, Ninh Bình, Bắc Thái, Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Bắc.
  7. Thời gian thu hoạch: Thu rễ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

bảy lá một hoa

  • Cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,5-0,7m.
  • Thân rễ mập ngắn dài chừng 5-15 cm , đường kính 2,5 cm, khó bẻ , vết bẻ trông như có bột , màu vàng trắng hay xám vàng , chia nhiều đốt, có những ngẩn ngang và sẹo to.Thân thẳng đứng cao đến 1m, phía gốc có một số lá thoái hóa thành vẩy , bao lấy thân cây, không phân nhánh, màu lục hoặc hơi tím, giữa thân có 1 tầng lá mọc vòng từ 6-8 cái, thường là 7, lá hình trứng- bầu dục hoặc mác thuôn, dài 10-15cm, rộng 8-10cm, gốc tròn hoặc hình tim đầu nhọn , mép nguyên mặt dưới màu lục nhạt hoặc hơi tím đỏ có 3 gân, cuống lá dài.
  • Hoa mọc đơn độc ở ngọn thân, cách tầng lá khoảng 15-30 cm; lá đài hình mác màu lục nom như lá; số cánh tràng bằng số lá đài , cánh hình sợi màu vàng; bằng hoặc hơi ngắn hơn lá dài , nhị nhiều, mảnh, có bao phấn màu vàng nâu; nhụy màu tím đỏ , bầu màu tím đỏ có 3 ô.
  • Quả mọng, hạt to màu vàng.

2. Phân bố:

  •  Thế giới:  Paris L. là một chi nhỏ hiện chỉ có khoảng 10 loài , phân bố ở vùng cận nhiệt đới hoặc ôn đới ẩm Bắc bán cầu : Trung Quốc , Ấn Độ , NêPan và Myanma.
  • Việt Nam: Có 6-7 loài , hầu như chỉ thấy ở các tỉnh miền núi phía bắc và đều được dùng làm thuốc vùng núi Cúc Phương thuộc Nam Hà , Ninh Bình , SaPa ( Lào Cai ) , Đà Bắc ( Hòa Bình ) , Sơn Động ( Hà Giang ).

Loài bảy lá một hoa có tên khoa học là Paris polyphylla Swith , thực ra rất hiếm gặp ở Việt Nam . Các điểm đã thu được mẫu vật gồm : Mộc Châu ( Sơn La ) , Đồng Văn ( Hà Giang ) và một số điểm phân bố khác nhưng chưa có điều kiện kiểm chứng chắc chắn.

Bảy lá một hoa là cây đặc biệt ưa ẩm , ưa bóng thường mọc rải rác ở dưới tán rừng kín, thường xanh, dọc theo các bờ khe suối, trên đất ẩm nhiều mùn. Phần thân trên mặt đất lụi hàng năm vào cuối mua thu , thân rễ mang 1-2 chồi ngủ tồn tại qua đông và mọc lại vào giữa mùa xuân năm sau . Trong tự nhiên thường chỉ có những cây lớn với chiều dài rễ trên 5 cm mới thấy có hoa quả.

3. Bộ phận dùng:

  • Thân rễ , thu hái quanh năm , tốt nhất vào mùa thu đông .
  • Dùng tươi hay phơi khô.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Mùa thu hoạch thường vào tháng 6 -7 .
  • Chế biến: Khi thu , đào thân rễ rửa sạch , để nguyên đem phơi hoặc thái mỏng rồi phơi khô đều được . Chưa có số liệu về năng suất.
  • Bảo quản:  nơi khô ráo , thoáng mát , tránh mối mọt.

5. Mô tả dược liệu bảy lá một hoa

  • Thân rễ ngắn, dài chừng 5-15cm, đường kính 2,5-2,5 cm, rất nhiều đốt, khó bẻ, vết bẻ trông như có bột, màu vàng trắng hay xám vàng.

that diep nhat chi hoa

6. Thành phần hóa học chính:

  • Thân rễ bảy lá một hoa chứa đường 7-9% , 2 glucosid là α- pantin và α paristyphnin.

7. Tác dụng – công dụng:

  • Thân rễ bảy lá một hoa chữa sốt , sốt rét cơn , kinh giản , giải độc , nhất là khi bị rắn độc cắn , chữa mụn nhọt , viêm tuyến vú , sốt rét , ho lao , ho lâu ngày , hen suyễn.
  • Ở Trung Quốc , vị thuốc tảo hưu được chế biến từ thân rễ nhiều loài cây thuộc chi Paris mọc ở những tỉnh miền Tây Nam Trung Quốc , đã được dùng chủ yếu làm thuốc chữa sốt rét , giải độc và chữa ho.
  • Ở Ấn Độ , Nê Pan , thân rễ bảy lá một hoa trị giun sán bằng cách uống bột thân rễ mỗi lần một thìa cà phê , ngày một lần , liền trong 2 ngày . Để trị mụn nhọt và nhọt độc , hàng ngày bôi bột nhão chế từ thân rễ bảy lá một hoa một cách đều đặn.

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Liều dùng: ngày uống 4-12g thân rễ dưới dạng thuốc sắc.
  • Dùng ngoài có tác dụng sát trùng , tiêu sung , giã thân rễ đắp lên những nơi sung đau , vết rắn cắn , tràng nhạc , mụn lở , nhọt.

9. Lưu ý, kiêng kị (nếu có):

  • Người hư hàn cấm dùng.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Bảy lá Một Hoa

Theo dược học cổ truyền, thất diệp nhất chi hoa vị đắng cay, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, bình suyễn chỉ khái (làm hết hen suyễn và giảm ho), tức phong định kính (chống co giật), tiêu thũng chỉ thống (làm hết sưng nề và giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng bệnh như ung thũng, đinh độc (nhọt độc), lao lịch (lao hạch), hầu tý (viêm amydal), viêm khí phế quản cấp và mạn tính, trẻ em sốt cao co giật, rắn độc cắn, viêm da thần kinh, quai bị, thoát thư (viêm tắc động tĩnh mạch)… Liều dùng: dùng thân rễ sắc uống mỗi ngày từ 4 – 12g, dùng ngoài không kể liều lượng.

cu that diep nhat chi hoa
Củ Thất DIệp Nhất Chi Hoa (theo người dân thu hoạch củ có tuổi đời 5-7 năm)

Chữa trẻ em kinh sài , tay chân co giật:

  1. Thân rễ bảy là một hoa , sấy khô tán bột , uống mỗi lần 0.5 – 1g , ngày 4-5 lần.
  2. Chữa trẻ em sốt cao co giật , hoặc quai bị , lên sởi và các chứng sung viêm phát sốt.
  3. Thân rễ bảy lá một hoa ( 4g ) , thiên hoa phấn ( 8g) , bạc hà ( 12g) , sắc uống.

Chữa rắn độc cắn , nhọt ở vú , viêm phổi:  Thân rễ bảy lá một hoa ( 4 – 20g ) uống sắc.

Chữa lòi dom: Thân rễ bảy lá một hoa mài với giấm bôi rồi đẩy vào.

Chữa các loại mụn độc sưng thũng: Tảo hưu trộn với dấm, giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Làm đến khi khỏi bệnh.

Dược liệu bảy lá một hoa
Củ cây bảy lá một hoa

Ho do hen phế quản: Thất diệp nhất chi hoa, hoa cúc bách nhật, tỳ bà diệp, mỗi vị 6g, quả nhót 10g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, mỗi lần 60 ml nước thuốc sắc. Dùng 3 – 5 ngày.

Cắt cơn hen, trừ đờm: Thất diệp nhất chi hoa 15g, tán bột, mỗi lần uống 3g, ngày 2 – 3 lần.

Chữa mụn nhọt: Thân rễ thất diệp nhất chi hoa giã nát, trộn với một chút dấm trắng đắp vào chỗ mụn nhọt đến khi khỏi

Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có thai. Vì có công dụng chữa được nhiều bệnh, lại có khu vực phân bố tương đối hẹp, nên thất diệp nhất chi hoa được xếp là cây thuốc quý hiếm, đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, cần được giữ gìn, không được khai thác bừa bãi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Dược điển Việt Nam IV.
  • Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập 1 , 2.
  • Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam –Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img