Cỏ Xước

Dược liệu: Cây Cỏ Xước

  1. Tên khoa học: Radix Achyranthis asperae.
  2. Tên gọi khác: Nam ngưu tất.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, chua, tính bình. Vào hai kinh can, thận.
  4. Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ xước .
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rễ nhỏ cong queo, bé dần từ cổ rễ tới chóp rễ. Mặt ngoài màu nâu nhạt, nhẵn, đôi khi hơi nhăn, có các vết sần của rễ con hoặc lẫn cả rễ con.
  6. Phân bố vùng miền: ở Việt Nam cây mọc hoang khắp nơi trên các bãi cỏ, ven đường đi, bờ bụi.
  7. Thời gian thu hoạch: Quanh năm, chủ yếu vào mùa hè thu.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật: Cỏ Xước

Cây cỏ xước là một loại thân thảo mọc hoang sống lâu năm, có thể cao tới gần 1m, thân có lông mềm. Lá hình trứng, mọc đối, mép lượn sóng. Hoa nhiều, mọc thành bông ở ngọn, dài 20-30cm. Quả nang là một túi, có thành rất mỏng, có lá bắc nhọn như gai, dễ mắc vào quần áo khi ta đụng phải. Hạt hình trứng dài. Để dùng làm thuốc, người ta nhổ toàn cây (liền cả rễ), rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

co

2. Phân bố:

Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi trên các bãi cỏ, ven đường đi, bờ bụi. Cũng được trồng bằng hạt.

3. Bộ phận dùng:

Rễ phơi hay sấy khô.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản: cỏ xước

  • Thu hái: Cây quanh năm chủ yếu vào mùa hè thu.
  • Chế biên: Rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

5. Mô tả dược liệu cỏ xước

Rễ nhỏ cong queo, bé dần từ cổ rễ tới chóp rễ, dài 10 – 15cm, đường kính 0,2 – 0,5cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt, nhẵn, đôi khi hơi nhăn, có các vết sần của rễ con hoặc lẫn cả rễ con. Mặt cắt ngang màu nâu nhạt hơn một chút, có các vân tròn xếp tương đối đều đặn, đó là các vòng libe – gỗ.

6. Thành phần hóa học trong cỏ xước

Cỏ xước chứa 81,9% nước 3,7% protid, 9,2% glucid, 2,9% xơ; 2,3% tro; 2,6% caroten, 2,0% vitamin C. Trong rễ có acid oleanolic (sapogenin). Hạt chứa hentriacontan và saponin 2%, acid oleanolic, saponin oligosaccharide, acid oleanolic 1,1%.

7. Công dụng – Tác dụng cỏ xước

  • Tác dụng: Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương.
  •  Công dụng: Chữa: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng,  bí tiểu tiện, đái rắt buốt.

8. Cách dùng và liều dùng:

Ngày dùng 15-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp.

9. Lưu ý, kiêng kị:

Phụ nữ có thai, ỉa lỏng, người di tinh không dùng.

10. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu cỏ xước

  • Chữa sổ mũi, sốt: dùng Cỏ xước, lá Diễn, Đơn buốt, mỗi vị 30g, sắc uống.
  • Chữa quai bị: Giã rễ Cỏ xước chế nước súc miệng và uống trong, bên ngoài giã lượng vừa đủ đắp.
  • Dân gian cũng dùng cành lá Cỏ xước cho vào chuồng lợn nái cho lợn sinh đẻ dễ.

 

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Vi phẫu:

Lớp bần cấu tạo bởi 3 – 4 lớp tế bào hình chữ nhật, sần sùi, có chỗ bị bong ra. Mô mềm vỏ tương đối hẹp, khoảng 4 – 5 hàng tế bào xếp lộn xộn. Thường có 3 – 4 vòng libe – gỗ: Các vòng ngoài xếp liên tục, còn 1 – 2 vòng trong cùng thường bị tia ruột chia thành các bó riêng lẻ đứng gần nhau, trong mỗi vòng libe và gỗ thì các libe xếp ngoài, gỗ ở phía trong. Mô mềm ruột tế bào tròn có màng mỏng. Phân cách giữa libe và gỗ là tầng phát sinh libe-gỗ không rõ.

2. Bột:

Màu trắng xám, vị nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mạch gỗ thường nhỏ và hẹp, chủ yếu là mạch điểm. Sợi gồm những tế bào dài hẹp, xếp thành từng bó hoặc có khi dài ra đứng riêng lẻ, hầu hết các sợi đều trong suốt, thành mỏng. Mảnh bần màu sẫm hơi vàng, các tế bào không rõ rệt, tập hợp thành từng đám nhỏ. Mảnh mô mềm, tinh thể calci oxalat nhỏ, hình khối. Hạt tinh bột nhỏ, hình tròn.

3. Chỉ tiêu đánh giá khác:

  • Độ ẩm: Không quá 12% (1g, 105oC, 5 giờ).
  • Tro toàn phần: Không quá 6% .
  • Kim loại nặng: Không quá 20 ppm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img