Dâm Dương Hoắc

Dượu liệu: Dâm Dương Hoắc

  1. Tên khoa học: Herba Epimedii.
  2. Tên gọi khác:
  3. Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính ôn. Quy vào các kinh can, thận.
  4. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.
  5. Đặc điểm sản phẩm:
    Dâm dương hoắc lá hình tim: Thân hình trụ tròn nhỏ, mặt ngoài màu lục hơi vàng hoặc màu vàng nhạt, sáng bóng. Lá kép mọc đối hai lần ba lá chét. Lá chét hình trứng. Phiến lá dai như da, không mùi, vị hơi đắng.
    Dâm dương hoắc lá mác: Lá kép xẻ ba, lá chét hình trứng hẹp, hình mác. Mặt dưới lá phủ lông ngắn, thô, thưa, mặt trên hầu như không có lông. Phiến lá dai như da.
    Dâm dương hoắc lông mềm: Mặt dưới phiến lá và cuống lá phủ nhiều lông mềm (lông nhung).
    Dâm dương hoắc Triều Tiên: Lá chét tương đối to, đầu nhọn kéo dài ra, phiến lá mỏng hơn.
    Vu Sơn Dâm dương hoắc: Phiến lá chét hình mác hoặc hình mác hẹp, đầu nhỏ dần hoặc nhỏ kéo dài ra, mép có răng cưa nhỏ. Mặt dưới lá phủ lông như bông hoặc nhẵn.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Việt Nam: tại các vùng núi cao vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Hòa Bình, Sapa.
  7. Thời gian thu hoạch: Mùa hạ, thu.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT: Dâm dương Hoắc

1. Mô tả thực vật: Dâm dương hoắc

dâm-dương-hoắc
Dâm Dương Hoắc

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc.
  • Việt Nam: Tại các vùng núi cao vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Hòa Bình, Sapa.

3. Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của các loài Dâm dương hoắc lá hình tim (Epimedium brevicornum Maxim.), Dâm dương hoắc lá mác (Epimedium sagittatum ( Sieb. et Zucc.) Maxim.), Dâm dương hoắc lông mềm (Epimedium pubescens Maxim.), Dâm dương hoắc Triều Tiên (Epimedium koreanum Nakai) hoặc Vu Sơn Dâm dương hoắc (Epimedium wushanense T.S Ying), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản: Dâm dương hoắc

  • Thu hái: Hai mùa hạ, thu, cây mọc xum xuê, thu hái về, loại bỏ thân to và các tạp chất, phơi ngoài trời hoặc phơi khô trong bóng râm.
  • Chế biến: Dâm dương hoắc khô, loại bỏ tạp chất, tách riêng lấy lá, phun nước cho hơi mềm, thái thành sợi nhỏ, phơi khô. Dâm dương hoắc chích mỡ dê: Dùng lửa văn (lửa nhỏ), cho sâm dương hoắc đã thái sợi vào sao, đồng thời vảy mỡ dê đến khi các sợi sáng bóng đều, lấy ra để nguội, cứ 100 kg Dâm dương hoắc dùng 20 kg nước mỡ dê.
  • Bảo quản: Để nơi khô thoáng tránh vụn nát, mốc mọt.

5. Mô tả dược liệu Dâm dương hoắc

  • Dâm dương hoắc lá hình tim: Thân hình trụ tròn nhỏ, dài chừng 20cm, mặt ngoài màu lục hơi vàng hoặc màu vàng nhạt, sáng bóng. Lá kép mọc đối hai lần ba lá chét. Lá chét hình trứng, dài 3 – 8cm, rộng 2 – 6cm, đầu lá hơi nhọn. Lá chét tận cùng có đáy hình tim, hai lá chét bên nhỏ hơn, hình tim lệch, tai phía ngoài to hơn, mép có răng cưa nhỏ như gai, màu vàng, mặt trên màu lục hơi vàng, mặt dưới màu lục hơi xám, có 7 – 9 gân nổi lên, các gân nhỏ dạng mắt lưới nhìn rõ, cuống nhỏ. Phiến lá dai như da, không mùi, vị hơi đắng.
  • Dâm dương hoắc lá mác: Lá kép xẻ ba, lá chét hình trứng hẹp, hình mác, dài 4 – 12cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, các lá chét bên có đáy xiên chếch rõ, phía ngoài đầu giống mũi tên. Mặt dưới lá phủ lông ngắn, thô, thưa, mặt trên hầu như không có lông. Phiến lá dai như da.
  • Dâm dương hoắc lông mềm: Mặt dưới phiến lá và cuống lá phủ nhiều lông mềm (lông nhung).
  • Dâm dương hoắc Triều Tiên: Lá chét tương đối to, dài 4 – 10cm, rộng 3 – 7cm, đầu nhọn kéo dài ra, phiến lá mỏng hơn.
  • Vu Sơn Dâm dương hoắc: Phiến lá chét hình mác hoặc hình mác hẹp, dài 9 – 23cm, rộng 1,8 – 4,5cm đầu nhỏ dần hoặc nhỏ kéo dài ra, mép có răng cưa nhỏ, gốc lá xẻ lệch, thùy phía trong nhỏ, hình tam giác, nhọn. Mặt dưới lá phủ lông như bông hoặc nhẵn.

6. Thành phần hóa học:

Flavonoid: Quercetin, Quercetin-3-O-D-glucoside, saponin, alcaloid và Sagittatoside, Epimedin A, B, C, Icariin, Icarisid, Icaritin-3-O-α-rhamnoside, Anhydroicaritin-3-O-α-rhamnoside

7. Công dụng – Tác dụng: Dâm dương hoắc

  • Tác dụng: Bổ thận dương, cường cân cốt, trừ phong thấp.
  • Công dụng: Chủ trị liệt dương, hoạt tinh, yếu chân tay, phong thấp đau tê bại, co rút cơ.

8. Cách dùng và liều dùng: Dâm dương hoắc

  • Ngày dùng 6 – 15g. Dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các thuốc khác.

9. Lưu ý, kiêng kị:

  • Cương dương, mộng tinh, sung huyết não, mất ngủ không nên dùng.

10. Một số bài thuốc từ cây dâm dương hoắc:

  • Trị liệt dương, bán thân bất toại: dùng 1 cân dâm dương hoắc ngâm với 2 lít rượu ngon. Ngâm trong 1 tháng. Mỗi lần dùng 20cc, ngày dùng 2 lần.
  • Trị liệt dương: dùng 40gr dâm dương hoắc, 20gr tiên mao, đem sắc uống; trị liệt dương kèm tiểu nhiều lần: lấy 20gr dâm dương hoắc, 40gr thục địa, 20gr cửu thái tử, 20gr lộc giác sương. Tất cả đem sắc để dùng.
  • Chữa thận hư, dương suy (bao gồm liệt dương, di tinh, tảo tiết), phụ nữ vô sinh: dùng 40gr dâm dương hoắc ngâm với nửa lít rượu gạo hoặc rượu nếp ngon. Ngâm 20 ngày sau đem ra dùng, mỗi lần 10-20cc, ngày dùng 2-3 lần trước mỗi bữa ăn.
  • Chữa bệnh như phong đau nhức, đau không nhất định: dùng dâm dương hoắc, uy linh tiên, xuyên khung, quế tâm, thương nhĩ tử (mỗi vị 40gr) đem tất cả tán nhuyễn; mỗi lần dùng 4gr, dùng với rượu ấm.
  • Trị đau răng: thì lấy một lượng lá dâm dương hoắc vừa đủ dùng, đem sắc lấy nước ngậm; trị ho (ho do đầy bụng, không ăn được, khí nghịch gây ra) thì dùng hai vị dâm dương hoắc và ngũ vị tử với lượng bằng nhau, đem tán bột, luyện viên (vò thành viên) với mật to bằng hạt bắp, mỗi lần dùng 20-30 viên với nước gừng, ngày 2 lần.
  • Trị đau nhức khớp do phong thấp hoặc hàn thấp, tay chân co quắp, tê dại: dùng 20gr dâm dương hoắc, 12gr uy linh tiên và thương nhĩ tử, quế chi, xuyên khung (mỗi thứ 8gr), đem sắc để dùng.
  • Trị chứng giảm bạch cầu thì dùng lá dâm dương hoắc làm thành dạng bột, pha uống như trà, mỗi ngày dùng từ 15-20gr.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU: Dâm dương Hoắc

1. Định tính:

Phương pháp sắc ký lớp mỏng .

Bản mỏng: Silicagel H có natri carboxymethylcellulose (dung dịch 0,2 – 0,5%).

Dung môi khai triển: Ethylacetat – butanol – acid formic – nước (10 : 1 : 1 : 1)

Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10ml ethanol 96% (TT), ngâm nóng trong 30 phút, lọc, cô bốc hơi dịch lọc tới khô. Hòa tan cặn trong 1ml ethanol 96% (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,5mg icariin trong 1ml ethanol 96% (TT) làm dung dịch đối chiếu hoặc/và dùng 0,5g bột Dâm dương hoắc (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10ml mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí rồi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu (màu đỏ thẫm) và giá trị R­f với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu, khi phun dung dịch nhôm clorid 10% trong ethanol (TT) vết màu đỏ thẫm sẽ chuyển sang màu da cam hoặc/và trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị R­f với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

2. Các chỉ tiêu đánh giá khác:

  • Độ ẩm: Không quá 13% (1g, 105oC, 4 giờ)
  • Chất chiết trong dược liệu: Không dưới 15,0%, tính theo dược liệu khô kiệt. Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng ethanol 50% (TT) làm dung môi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img