Dược liệu: Địa Phu Tử
- Tên khoa học: Fructus Kochiae
- Tên gọi khác:
- Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính hàn. Vào kinh bàng quang.
- Bộ phận dùng: Hạt.
- Đặc điểm sản phẩm: Hạt quả khô, nhỏ như hạt mè nhưng đẹp, sắc đen nâu, mùi đặc biệt, không mọt là tốt.
- Phân bố vùng miền: Trung Quốc.
- Thời gian thu hoạch:
Mô tả dược liệu Địa Phu Tử
Vào mùa hè thu hái nhánh non của cây Địa phu gọi là Địa phu miêu, phơi khô cất dùng. Tính vị và tác dụng sinh lý giống như Địa phu tử. Dùng để trị viêm khớp do phong thấp, đau các khớp tay chân, tiểu ít, lấy Địa phu miêu 4 chỉ sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Địa phu tử vị đắng tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt hóa thấp, có công năng thông lâm, lợi tiểu tiện, lại có thể giải độc trừ thấp sang. Trên lâm sàng chủ yếu dùng để trị phong lở do thấp nhiệt, ngứa toàn thân, có thể dùng cho uống trong và rửa bên ngoài (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
Bài thuốc có Địa Phu Tử
- Huyết lỵ không cầm: Dụng Địa phu tử 5 lượng; Địa du, Hòang cầm đều 1 lượng, cùng nghiền bột. Mỗi lần uống 1 thìa, nước nóng điều uống.
- Trị quáng gà: Địa phu tử 5 lượng, Thảo quyết minh 1 thăng. Hai vị trên giã sàng, nước gạo hòa hòan. Sau mỗi bửa ăn uống 20 ~ 30 hòan.
- Trị sườn đau, đau tích lâu ngày, có lúc phát cơn: Tháng 6, 7 lấy Đia phu tử, phơi âm can, nghiền bột. Uống thìa 1 tấc vuông, ngày 5 ~6 lần uống.
- Trị sán khí: Địa phu tử sao thơm, nghiền bột, mỗi lần uống 1chỉ, uống với rượu.
- Trị bệnh trĩ: Địa phu tử không kễ nhiều ít, nướng khô trên ngói mới, giã sàng làm bột. Mỗi lần uống thìa 3 chỉ, dùng nước hạt ngô cũ điều uống, ngày 3 lần.
- Trị lôi đầu phong sưng: Địa phu tử, cùng gừng tươi nghiền nát, rượu nóng quấy uống, lấy mồ hôi ra mà khỏi.
- Trị ung nhọt: Địa phu tử, La bặc tử đều 1 lượng. Lửa nhỏ sắc nước, thừa lúc còn nóng rửa chổ đau, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 ~ 15 phút.
- Mắt đỏ phong nhiệt: Có Địa phu tử 1 thăng (nướng), Sinh địa nửa cân lấy nước, cùng dùng làm bánh, sấ khô, nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 3 chỉ, bụng đói uống, rượu điều uống.
- Trị tiểu ra máu hoặc nhiệt lâm: Địa phu tử 12g, Trư linh 12g, Tri mẫu 12g, Cù mạch 12g, Đông quy tử 12g, Thông thảo 8g, Chỉ thực 8g, Hoàng bá 8g, Cam thảo đều 4. Sắc uống (Địa Phu Tử Thang gia giảm ).
- Chữa tiểu buốt tiểu gắt, do thấp nhiệt: Địa phụ tử 12g, Hoàng cầm 12g, Phục linh 12g, Thược dược 10g, Kim tiền thảo 16g, Địa hoàng 20g, Trạch tả 8g, Mộc thông 8g, Hoạt thạch 8g, Xa tiền tử 8g, Cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 Thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
- Trị ngoài da lở ghẻ (Eczema): Địa phu tử 12g, Hoàng bá 12g, Khổ sâm 12g, Bạch tiên bì 10g. Sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
- Thoát Vị bẹn (sán khí): Địa phụ tử sao thơm, tán bột, mỗi lần uống 4g với rượu ấm. (Giản Tiện Phương).
- Trị mề đay, phong ngứa: Địa phụ tử, Bạch phụ tử, Xà sàng tử, Xuyên tiêu, các vị bằng nhau tán bột, trộn với ít mỡ heo bôi vào vùng da ngứa. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
- Trị chốc lở ngoài da: Địa phu tử 16g, Cam thảo 8g. Sắc uống. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
- Toàn thân nổi mụn như da cóc, dùng Địa phu tử, Phèn chua (Bạch phàn) các vị bằng nhau sắc lấy nước đặc rửa nhiều lần. (Thọ Thành Thần Phương).