Dương Cam Cúc

Dược liệu: Dương Cam Cúc

  1. Tên khoa học: Matricaria chamomilla L.
  2. Tên gọi khác: Cúc la mã.
  3. Tính vị, quy kinh: mùi thơm dễ chịu, vị đắng.
  4. Bộ phận dùng: Nụ hoa đã phơi hay sấy khô.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Cụm hoa hình đầu nằm ở ngọn các cuống mảnh, đường kính của đầu hoa là 1-1,5cm, với 1 vòng đơn các hoa hình lưỡi trắng và ở giữa rất nhiều hoa hình ống màu vàng xếp trên mặt đế hoa phồng lên thành dạng nón nhọn sau khi hoa nở.
  6. Phân bố vùng miền: Loài cây của Trung Âu được nhập vào trồng ở Đà Lạt.
  7. Thời gian thu hoạch: Khi các đầu hoa đã nở hết hoàn toàn.

Mô tả dược liệu Dương cam cúc – Cúc la mã

Dương cam cúc hay là Cúc La Mã – Chamomile recutita là một loài thực vật thuộc họ Hoa Cúc, thường mọc gần khu dân cư ở khắp châu Âu và vùng ôn đới thuộc châu Á. Loài cây này còn phân bố ở vùng ôn đới thuộc Bắc Mỹ và Úc. Vì hạt cây cúc La Mã sinh trưởng ở chỗ đất trống và thoáng nên chúng thường mọc ở gần đường đi, xung quanh các bãi đất trống và mọc trên những cánh đồng hoa như một loài hoa dại. Hoa Cúc La Mã có mùi thơm đậm.

dương cam cúc
Dương Cam Cúc

Bài thuốc Trà Hoa Cúc La Mã

cúc la mã
Cúc La mã – Dương Cam Cúc

Trà Hoa Cúc La Mã – Trị đau thắt dạ dày

Trà hoa cúc La Mã là người bạn tốt của dạ dày. Loại hoa cúc này có chứa các thành phần chống co thắt và kháng viêm mạnh vì vậy trị các chứng co thắt ruột và dạ dày rất hiệu quả.

  • Trà hoa cúc thường pha với bạc hà để hỗ trợ tiêu hóa.

Trà Hoa Cúc – Trị hội chứng ruột kích thích (IBS)

  • Hoa cúc La Mã làm giảm co thắt, đau quặn ruột cũng như trị đầy hơi.
  • Một tách trà cúc La Mã sẽ giúp giảm hội chứng ruột bị kích thích, buồn nôn và bệnh đau bụng do virus gây ra.

Cúc La Mã – Trị chứng đau nửa đầu

Khi có triệu chứng đau nửa đầu, hãy dùng một tách trà hoa cúc và tốt nhất nên dùng sớm, trước khi chứng này trở nên trầm trọng.

Cúc La Mã – Trị bỏng và các vết trầy xước

Trà cúc pha đặc được dùng để trị các vết bỏng và trầy xước: pha 3 gói trà với một bát nước sôi. Khi nước nguội, nhúng khăn vào và đắp khăn lên vùng bị thương.

Người Ai Cập, La Mã và Hy Lạp thường sử dụng loại cúc này đắp lên các vết thương cho chóng lành. Trong một nghiên cứu, những con chuột được cho uống loại nước có pha hoa cúc La Mã thường mau lành vết thương hơn. Dầu hoa cúc cũng rất hữu hiệu để trị các vết bỏng nặng. Thoa nhẹ một ít dầu cúc lên vùng bị bỏng mỗi ngày một lần.

Cúc La Mã – Làm sáng da mặt

Để có một làn da sáng hơn, hãy đun sôi hai gói trà cúc La Mã với hai lít nước rồi dùng nước đó để xông mặt. Tắm bằng nước có pha trà hoa cúc cũng cho tác dụng tương tự.

Cúc La Mã – Giảm quầng thâm quanh mắt

Nhúng hai túi trà cúc La Mã vào nước ấm trong 5 phút, sau đó lấy ra và để nguội theo nhiệt độ trong phòng rồi đắp lên hai mắt vào ban đêm. Trà cúc có thể giúp đỡ mỏi mắt và giảm các quầng thâm.

Cúc La Mã – Giúp ngủ ngon

Lợi ích phổ biến nhất của loại thức uống này là hỗ trợ giấc ngủ. Nó được biết đến với các đặc tính giúp cơ thể cảm thấy thư giãn, dễ dịu và thường được uống trước khi đi ngủ để có được một giấc ngủ thư thái.

Cúc La Mã – Trị chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt

Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng hoa cúc La Mã để trị chứng hay bị chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt. Một nghiên cứu phát hiện việc uống trà hoa cúc La Mã làm tăng lượng glycine (một hợp chất giảm co rút cơ) trong nước tiểu. Các nhà khoa học cho rằng đây là lý do tại sao trà cúc La Mã có thể giúp giảm triệu chứng này.

Cúc La Mã – Chống cảm lạnh

Hoa cúc La Mã có các đặc tính tăng sức đề kháng và giúp chống cảm lạnh nhờ vào tính kháng khuẩn của nó.

Cúc La Mã – Kiểm soát bệnh tiểu đường

Các nhà khoa học cũng đã tìm hiểu lợi ích của trà cúc La Mã trong việc chế ngự tiểu đường. Một nghiên cứu tại khoa dược, Đại học Toyama, Nhật Bản đã cho thấy việc uống trà cúc La Mã hằng ngày giúp ngăn ngừa hiện tượng đường huyết tăng quá cao và những biến chứng của bệnh tiểu đường.

Cúc La Mã – Chống ung thư

Nhiều nghiên cứu cho thấy hoa cúc La Mã có thể ngăn chặn sự phát triển của một số loại tế bào ung thư khác nhau.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Trà hoa cúc La Mã

  • Những người dị ứng với hoa cúc La Mã, ngay cả những hoa họ cúc nên cẩn thận khi dùng loại trà này.
  • Tránh dùng trà cúc La Mã trong thời kỳ mang thai vì nó có thể kích thích dạ con làm tăng nguy cơ sấy thai.
  • Những người bị chứng rối loạn xuất huyết hay đang dùng các thuốc chống đông máu không được khuyến cáo vì trà hoa cúc chứa hợp chất coumarin làm tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Trà hoa cúc La Mã còn gây buồn ngủ nên cần lưu ý sử dụng khi lái xe hay vận hành máy móc. Uống với liều lượng cao có thể gây nôn mửa và những phản ứng ngoài da đối với nhiều người.

Tuy nhiên, Trà hoa cúc vàng được yêu thích hơn. Bởi đặc tính cúc hoa vàng có nhiều yếu tố tốt hơn cúc la mã.

THAM KHẢO CÔNG DỤNG TRÀ HOA CÚC & CÁCH DÙNG TRÀ HOA CÚC

cuc hoa
Cúc Hoa

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img