Hạ Khô Thảo

Dược liệu: Hạ Khô Thảo

  1. Tên khoa học: Spica Prunellae.
  2. Tên gọi khác:
  3. Tính vị, quy kinh: Vị cay, đắng, tính hàn. Vào các kinh can, đởm.
  4. Bộ phận dùng: Cụm quả đã phơi hay sấy khô của cây Hạ khô thảo.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Dược liệu hình chùy do bị ép nên hơi dẹt, màu từ nâu nhạt đến nâu đỏ. Toàn cụm quả có hơn 10 vòng đài còn lại và lá bắc, mỗi vòng lại có hai lá bắc mọc đối trên cuống hoa hay quả như hình quạt, đỉnh nhọn, có gân gợn rõ, mặt ngoài phủ lông trắng. Mỗi lá bắc có 3 hoa nhỏ. Thể nhẹ, chất giòn, mùi thơm nhẹ, vị nhạt.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Việt Nam: Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phú), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và một số tỉnh khác như Hà Giang, Lai Châu, Kontum.
  7. Thời gian thu hoạch: Vào mùa hạ, hái khi cụm quả có màu đỏ nâu

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 20-40cm, có thể tới 70cm, thân vuông, màu Cây: Cây thảo, sống nhiều năm, cao 20-40cm, có thể tới 70cm, thân vuông, màu 2,5cm mép hoặc hơi khía răng. Cụm hoa bông gồm nhiều xim co ở đầu cành, dài 2-6cm; lá bắc có màu tím đỏ ở mép; hoa nhỏ, màu lam đậm hay tím nhạt, có cuống ngắn; đài hình ống có 2 môi; tràng đều chia 2 môi, môi trên dựng đứng, vòm lên như cái mũ, môi dưới 3 thùy, thùy giữa lớn hơn, có răng; nhị 4, thò ra ngoài tràng hoa. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô. Mùa hoa tháng 4-6, quả tháng 7-8.

Dược liệu Hạ Khô Thảo
Dược liệu Hạ Khô Thảo

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc.
  • Việt Nam: Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phú),  Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và một số tỉnh khác như Hà Giang, Lai Châu, Kontum

3. Bộ phận dùng:

  • Cụm quả đã phơi hay sấy khô.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Vào mùa hạ, hái khi cụm quả có màu đỏ nâu, phơi hoặc sấy khô.
  • Chế biến: Phơi hay sấy khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô.

5. Mô tả dược liệu Hạ Khô Thảo

Dược liệu Hạ Khô Thảo hình chùy do bị ép nên hơi dẹt, dài 1,5 – 8cm, đường kính 0,8 – 1,5cm; màu từ nâu nhạt đến nâu đỏ. Toàn cụm quả có hơn 10 vòng đài còn lại và lá bắc, mỗi vòng lại có hai lá bắc mọc đối trên cuống hoa hay quả như hình quạt, đỉnh nhọn, có gân gợn rõ, mặt ngoài phủ lông trắng. Mỗi lá bắc có 3 hoa nhỏ, tràng hoa thường bị rụng, đài có 2 môi, 4 quả hạch nhỏ hình trứng, màu nâu với vết lồi trắng ở đầu nhọn. Thể nhẹ, chất giòn, mùi thơm nhẹ, vị nhạt.

6. Thành phần hóa học Hạ Khô Thảo

Hạ khô thảo chứa alcaloid tan trong nước, 3,5% muối vô cơ, tinh dầu. Trong các muối vô cơ có chủ yếu là kali chlorua. Tinh dầu chứa Dcamphor (khoảng 50%) a- và D-fenchon, vết của alcol fenchylic. Chất đắng là prunellin (trong đó phần không đường là acid ursolic; còn có denphinidin cyanidin. Ở Pháp, người ta đã xác định trong cây có nhựa chất đắng, tanin, tinh dầu, chất béo, lipase, một glucosid tan trong nước (0,70g/kg cây khô) và một saponosid acid (1,10g).

7. Phân biệt thật giả:

Phân biệt với Hạ khô thảo nam là cành mang lá, hoa của cây Cải trời (Blumea subcapitata DC.), họ Cúc (Asteraceae).

8. Công dụng – Tác dụng Hạ Khô Thảo

  • Tác dụng: Thanh nhiệt giáng hỏa, minh mục, tán kết, tiêu sưng.
  • Công dụng: Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt, bướu cổ; tràng nhạc, viêm tuyến vú, nhọt vú sưng đau.

9. Cách dùng và liều dùng:

Ngày dùng 9 – 15g. Dạng thuốc sắc.

10. Lưu ý, kiêng kị:

..chưa có

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu  Hạ Khô Thảo

  • Chữa tràng nhạc, lở loét: Hạ khô thảo 200g sắc đặc, uống trước bữa ăn 2 giờ. Hoặc dùng Hạ khô thảo 8g, Cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
  • Thông tiểu tiện: Hạ khô thảo 8g, Hương phụ 2g, Cam thảo 1g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa cao huyết áp: Hạ khô thảo rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ 40g, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày, sau hai bữa cơm. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp tục như thế từ 2-4 đợt tùy theo bệnh nặng nhẹ. Hoặc dùng Hạ khô thảo, Bồ công anh, Hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g; Hoa cúc, lá Mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống.

 

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Bột:

Bột màu nâu đen, mùi nhẹ, vị nhạt. Soi kính hiển vi thấy: lông che chở đa bào một dãy, từ 5 – 7 tế bào, đôi khi rất dài, bề mặt lấm tấm. Mảnh biểu bì dưới của lá có khí khổng. Tế bào biểu bì đài hoa có vách ngoằn ngoèo. Mảnh mô mềm của cành gồm tế bào hình chữ nhật, xếp xen kẻ nhau. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, gai có đầu tù. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch mạng. Đầu nhụy có tế bào dài và tỏa ra như nan quạt.

2. Định tính:

  • A. Lấy 1g bột dược liệu, thêm 15ml ethanol (TT), đun hồi lưu trong cách thủy 1 giờ, lọc. Lấy dịch lọc để thử các phản ứng sau:

Lấy 1ml dịch lọc cho vào 1 bát sứ nhỏ, bốc hơi trên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn bằng 1 giọt acid sulfuric (TT) sẽ xuất hiện màu đỏ tía chuyển dần sang màu lục tối.

Nhỏ một ít dịch lọc lên một tờ giấy lọc rồi phun hỗn hợp dung dịch sắt (III) clorid 0,9% (TT) và dung dịch kali ferricyanid 0,6% (TT) theo tỷ lệ (1 : 1), sẽ xuất hiện màu xanh lơ.

  • B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4):

Bản mỏng: Silicagel G

Dung môi khai triển: Cyclohexan – cloroform – ethylacetat – acid acetic băng (20 : 5 : 8 : 0,5)

Dung dịch thử: Lấy 1g bột dược liệu, thêm 20ml ethanol (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 giờ, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa cắn 2 lần, mỗi lần với 15ml ether dầu hỏa (30*C-60*C) (TT) trong khoảng 2 phút, gạn bỏ dung dịch ether dầu hỏa. Hòa tan cắn trong 1ml ethanol (TT) làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1g Hạ khô thảo (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10ml dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra và để khô trong không khí. Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tiếp tục phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT), sấy bản mỏng ở 100*C tới khi hiện rõ các vết, quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

3. Các chỉ tiêu đánh giá khác:

  • Độ ẩm: Không quá 12% (Phụ lục 9.6, 1g, 105*C, 4 giờ)
  • Tro toàn phần:

Không quá 13% (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 3% (Phụ lục 9.7).

  • Tạp chất (Phụ lục 12.11):

Thân cây : Không quá 5%.

Tạp chất khác : Không quá 1%.

  • Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 7% tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.10).

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img