Huyết Giác

Dược liệu: Huyết Giác

  1. Tên khoa học: Lignum Dracaenae cambodianae.
  2. Tên gọi khác: Trầm dứa, Cây xó nhà.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, mặn, tính bình. Quy vào các kinh tâm và can.
  4. Bộ phận dùng: Là lõi gỗ phần gốc thân đã phơi hay sấy khô của cây Huyết giác.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Lõi gỗ hình trụ rỗng ở giữa hoặc đôi khi là những mảnh gỗ co hình dạng và kích thước khác nhau, màu đỏ nâu. Chất cứng chắc không mùi, vị hơi chát.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Việt Nam: cây mọc trên các núi đá vôi trong đất liền và hải đảo từ Bắc chí Nam.
  7. Thời gian thu hoạch: Thu hái quanh năm, lấy gỗ của những cây huyết giác già, lâu năm đã chết.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

Huyết Giác – Thân cỏ nhiều năm, mọc đứng, cao 30-70cm, phân nhánh nhiều; cành non vuông, có nhiều lông. Thân già gần tròn, mập. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập; phiến lá dày, mọng nước, hình trứng rộng hay gần tròn, kích thước 4-8×3-6cm, đỉnh lá nhọn hoặc tù, gốc tròn hay cụt, mép có răng cưa to, không nhọn, cả 2 mặt lá có lông ngắn. Gân chính to, gân bên nhỏ, 4-5 đôi, gân hình mạng nổi rõ ở mặt dưới lá. Lá có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị chua. Cuống lá dài 2-4cm, hình lòng máng, có lông. Cây rất hiếm khi thấy ra hoa.

 Huyết Giác
Huyết Giác

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc.
  • Việt Nam: mọc ở nhiều nơi

3. Bộ phận dùng:

Lá tươi của cây Húng chanh.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hái quanh năm, lúc trời khô ráo hái những lá bánh tẻ, loại bỏ lá sâu và lá già, phơi âm can cho khô.
  • Chế biến:  Lá phơi âm can cho khô.
  • Bảo quản: Nơi khô, mát.

5. Mô tả dược liệu Huyết Giác

Lá hình bầu dục hoặc hình trứng rông, đầu hơi nhọn hoặc tù, gốc hình nêm. Phiến lá dày, mọng nước, dài 6- 10cm, rộng 4-8cm, mép khía tai mèo. Cả 2 mặt lá đều có lông tiết, mặt dưới nhiều hơn, cuống lá dài 2- 4cm. Gân chính to, gân bên nhỏ, nổi rõ ở mặt dưới lá. Mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị chua.

Huyết Giác
Huyết Giác

6. Thành phần hóa học:

Tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là carvacrol.

7. Phân biệt thật giả:

8. Công dụng – Tác dụng Huyết Giác

  • Tác dụng: Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc.
  • Công dụng: Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.

9. Cách dùng và liều dùng:

Ngày 10 – 16g, dạng thuốc sắc, thuốc xông , vắt lá tươi uống, thường dùng lá tươi.

10. Lưu ý, kiêng kị 

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Huyết Giác

  • Chữa ho do viêm họng, khản tiếng:

Húng chanh 30g, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần. Hoặc lấy 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống 2 lần trong ngày.

Hoặc: Húng chanh tươi 20g, rửa sạch, thái nhỏ; đường phèn 20g. Cho hai thứ vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước, uống từ từ. Bã ngậm trong miệng mút lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần. Dùng 3 – 5 ngày.

Đối với trẻ em khó uống thuốc có thể lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm, cho trẻ uống 2 – 3 lần trong ngày.

  • Cảm sốt, không ra mồ hôi:

Húng chanh 20g, tía tô 15g, gừng tươi 5g (thái lát mỏng), cam thảo đất 15g. Sắc uống khi nước thuốc còn ấm để cho ra mồ hôi.

  • Chữa cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi, miệng đắng:

Lá húng chanh 15g, bạc hà 5g, tía tô 8g, gừng tươi 3 lát mỏng. Sắc uống ngày 1 thang.

Hoặc: Lá húng chanh tươi 50g, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát, đổ rượu trắng lượng vừa xâm xấp, trộn đều, đậy kín. Nấu 1 nồi nước xông sôi, khi nước xông sôi thì cho bát húng chanh vào, đậy kín vung nấu sôi lại, cho người bệnh xông khoảng 5 – 10 phút, sau đó lau khô mồ hôi, thay quần áo khác và nằm nghỉ ở nơi kín gió. Không dùng xông cho trẻ em.

 

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Vi phẫu:

Biểu bì trên và biểu bì dưới có lông che chở đa bào gồm 3 – 6 tế bào. Lông tiết có 2 loại: loại đầu có 2 tế bào, chân đơn bào rất ngắn và loại đầu đơn bào, chân đơn bào. Phần gân lá có mô dày sát biểu bì trên và biểu bì dưới. Tế bào mô mềm thành mỏng to. Nhiều bó libe gỗ hình trái xoan xếp thành vòng tròn ở phầnn gân chính. Những bó phía trên nhỏ, những bó phía dưới to. Tất cả các bó đều quay gỗ vào phía trong. Phiến lá chỉ có một loại mô khuyết.

2. Định tính:

Phương pháp sắc  ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silicagel G

Dung môi khai triển: Benzen – ether dầu hỏa (8 : 2).

Dung dịch thử: Cất tinh dầu từ 100g dược liệu bằng phương pháp cất kéo bằng hơi nước. Pha một giọt tinh dầu trong 1ml ether dầu hỏa (TT).

Dung dịch đối chiếu: Cất tinh dầu từ 100g lá Húng chanh (mẫu chuẩn) bằng phương pháp cất kéo bằng hơi nước. Pha một giọt tinh dầu trong 1 ml ether dầu hỏa (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 20µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, bản mỏng được để khô ngoài không khí hay sấy nhẹ cho bay hết dung môi. Phun thuốc thử vanilin 1% trong acid sulfuric (TT), sấy  bản mỏng ở 110oC khoảng 10 phút cho hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ, các vết của dung dịch thử phải có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_imgspot_img