Ngô Thù Du

Dược liệu Ngô Thù Du có tác dụng tán hàn, ôn trung, giúp tiêu hóa, lợi tiểu, giảm đau. Chữa các bệnh: nôn ọe khan, ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, đau…

Ngô Thù Du

  1. Tên khoa học: Fructus Evodiae rutaecarpae
  2. Tên gọi khác: thù du, ngô vu
  3. Tính vị, quy kinh: cay, đắng, ấm, tiểu độc. Quy vào kinh tỳ, vị, can, thận. 4. Bộ phận dùng: Quả
  4. Đặc điểm sản phẩm: Quả hình cầu hoặc hình cầu dẹt, mặt ngoài màu lục vàng thẫm đến màu nâu, thô, xù xì. Có nhiều điểm chấm dầu nhô lên hoặc trũng xuống. Đỉnh quả có kẽ nứt hình sao 5 cánh, chia quả thành 5 mảnh. Gốc quả còn sót lại cuống phủ lông tơ vàng. Chất cứng, giòn.
  5. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, từ Đông Madagascar đến vùng Nam Á, Đông Nam Á, Australia, một số đảo ở Thái Bình Dương, Ấn Độ, Trung Quốc.
    – Việt Nam: Lạng Sơn, Hà Giang
  6. Thời gian thu hoạch: tháng 8 – 11
dược liệu Ngô Thù Du
dược liệu Ngô Thù Du

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Cây cao chừng 2,5-5m. Cành màu nâu hay tím nâu, khi còn non có mang lông mềm dài, khi già lông rụng đi, trên mặt cành có nhiều bì khổng. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ. Cả cuống và lá dài độ 15-35cm, hai đến 5 đôi lá chét có cuống ngắn. Trên cuống lá và cuống lá chét có mang lông mềm. Lá chét dài 5- 15cm, rộng 2,5-5cm, đầu lá chét nhọn, dài, mép nguyên, 2 mặt có lông màu nâu mịn, mặt dưới nhiều hơn, soi lên ánh sáng sẽ thấy những điểm tinh dầu. Hoa đơn tính khác gốc, đa số những hoa nhỏ tụ thành từng tán hay đặc biệt thành chùm. Cuống hoa trông to thô có nhiều lông, màu nâu mềm. Hoa màu vàng trắng, hoa cái lớn hơn hoa đực. Nhập của Trung Quốc.

dược liệu Ngô Thù Du
dược liệu Ngô Thù Du

2. Phân bố

  • Thế giới: phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, từ Đông Madagascar đến vùng Nam Á, Đông Nam Á, Australia, một số đảo ở Thái Bình Dương, Ấn Độ, Trung Quốc.
  • Việt Nam: Lạng Sơn, Hà Giang

3. Bộ phận dùng

Quả gần chín, phơi khô của cây Ngô thù du (Euodia rutaecarpa (A. Juss) Hartley), họ Cam (Rutaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 11, khi quả chưa nứt, cắt cành có quả, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp (40 – 50 oC), loại bỏ cành cuộng, lá, cuống quả và tạp chất khác.
  • Chế biến: Ngô thù du sống: Loại bỏ tạp chất.

Ngô thù du chế: Giã hoặc tán thô Cam thảo và sắc với đồng lượng nước, lọc bỏ bã, cho Ngô thù du sạch vào dụng cụ có nắp, trộn với nước sắc Cam thảo và ủ cho thấm hết, sao se, lấy ra phơi khô. Dùng 6 kg Cam thảo cho chế 100 kg Ngô thù du

  •  Bảo quản: Để nơi khô mát.

5. Mô tả dược liệu Ngô Thù Du

Quả hình cầu hoặc hình cầu dẹt, đường kính 0,2 – 0,5 cm, mặt ngoài màu lục vàng thẫm đến màu nâu, thô, xù xì. Có nhiều điểm chấm dầu nhô lên hoặc trũng xuống. Đỉnh quả có kẽ nứt hình sao 5 cánh, chia quả thành 5 mảnh. Gốc quả còn sót lại cuống phủ lông tơ vàng. Chất cứng, giòn. Mặt cắt ngang quả thấy rõ 5 ô, mỗi ô chứa 1 – 2 hạt màu vàng nhạt. Mùi thơm ngát, vị cay, đắng.

dược liệu Ngô Thù Du
dược liệu Ngô Thù Du

6. Thành phần hóa học Ngô Thù Du

  • Evoden, Ocimene, Evodin, Evodol, Gushuynic acid, Evodiamine, Rutaecarpine, Wuchuyine, Hydroxyevodiamine, Evocarpine, Isoevodiamine, Evodione, Evogin, Rutaevin (Trung Dược Học).
  • Trong Ngô thù có trên 0,4% tinh dầu. Trong tinh dầu có Evoden C11H16, Evodin hoặc Obakulacton C26H30O8, Oximen O10H10 và3 alcaloid: Evodiamin C19H17N3O, Rutaecacpin C18H18N3O và Wuchuyin C13H13N3O (J. Amer, Pharm. Ass 1933, 22 : 716).

7. Phân biệt thật giả

8. Công dụng – Tác dụng Ngô Thù Du

  • Tác dụng: Ôn trung, tán hàn, chỉ thống, giáng nghịch, chỉ ẩu.
  • Công dụng: Chủ trị: Quyết âm đầu thống, hàn sán đau bụng, hàn thấp, cước khí, thượng vị đau chướng kèm nôn, ợ chua, ngũ canh tả.

Dùng ngoài: Hoà dấm đắp huyệt dũng tuyền, chữa loét miệng lưỡi, huyễn vựng.

9. Cách dùng và liều dùng Ngô Thù Du

  • Ngày dùng 1,5 – 4,5 g, phối ngũ trong các bài thuốc,dùng ngoài lượng thích hợp.

10. Lưu ý, kiêng kị 

  • Không dùng kéo dài và cho người âm hư nội nhiệt.

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Ngô Thù Du

  • Trị nôn do hàn khí nghịch lên:

Ngô thù du 5g, Đảng sâm 10g, Đại táo 10g, Sinh khương 20g. Sắc uống ấm (Ngô Thù Du Thang – Thương Hàn Luận).

  • Trị các chứng đau do hàn như đau đầu, đau bụng, cước khí:

Ngô thù du 5g, Đảng sâm 10g, Đại táo 10g, Sinh khương 20g. Sắc uống ấm (Ngô Thù Du Thang – Thương Hàn Luận).

  • Trị dạ dày đau, bụng đau kèm đau ngực sườn, nôn, ợ chua, miệng đắng:

Hoàng liên (tẩm nước Gừng, sao) 6 phần, Ngô thù du (ngâm nước muối) 1 phần. Sấy khô, tán bột, làm viên. Mỗi lần uống 3-6g (Tả Kim Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).

  • Trị bụng đầy, đau do hàn:

Ngô thù du 6g, Binh lang, Mộc qua đều 10g. Sắc uống ấm (Ngô Thù Du Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

  • Trị bụng đau quặn từng cơn:

Ngô thù 4g, Tiểu hồi 3g, Mộc hương 5g, Xuyên luyện tử 10g. Sắc uống ấm (Đạo Khí Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

  • Trị miệng lở loét:

Ngô thù, tán nhuyễn, thêm dấm vừa đủ, trộn đều cho sền sệt, đắp vào huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân. 24 giờ sau, lấy ra. Trị 256 ca, khỏi 247, đạt tỉ lệ 96,48% (Lý Minh Khởi – Sơn Đông Y Học Tạp Chí 1965, 3 : 23).

  • Trị chàm (thấp chẩn):

Ngô thù du (sao) 40g, Mai mực 30g, Lưu hoàng 8g. Tán bột mịn. Chàm ướt, dùng bột khô bôi, Chàm khô, trộn thuốc bột với dầu Thầu dầu hoặc dầu Mù u, bôi ngày 2 ngày một lần, bôi xong, dùng vải bọc lại. Đã trị 1100 ca, kết quả trên 95% (Báo cáo của Bệnh viện nhân dân Hình Đài Trung Quốc – Trung Thảo Dược Học Báo 1971, 3 : 46).

  • Trị bìu dái chảy nước lở ngứa:

Ngô thù du, nấu lấy nước, rửa (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Bột

Bột màu nâu, lông che chở đa bào gồm 2 – 6 tế bào, đường kính 140 – 350 m, vách ngoài có mấu bướu rõ rệt. Một số khoang tế bào chứa các chất màu vàng nâu đến đỏ nâu. Lông tiết có đầu hình bầu dục, gồm 7 đến 14 tế bào thường chứa chất tiết màu vàng và chân có 2 – 5 tế bào. Cụm tinh thể calci oxalat hình cầu gai, hình  lăng trụ có đường kính 10 – 25 m . Tế bào mô cứng có vách dày và có ống trao đổi rõ thành từng cụm lớn hoặc rời rạc đườnh kính 35 – 70 m . Mảnh mô mềm có chứa calci oxalat hình cầu gai, hình lăng trụ. Tinh bột, khối màu, mạch vạch. Đôi khi còn thấy các mảnh vỡ màu vàng của các khoang dầu.

2. Định tính

A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1% (TT), lắc mạnh vài phút, lọc. Lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:

Lấy 2 ml dịch lọc, thêm 1 giọt thuốc thử Mayer (TT), lắc đều, sẽ có tủa màu trắng ngà.

Lấy 1 ml dịch lọc, thêm từ từ 2 ml dung dịch p-dimethyl aminobenzaldehyd (TT), đun nóng trên cách thủy, giữa hai lớp dung dịch sẽ hình thành vòng nâu đỏ.

3. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm

Không quá 5% (Phụ lục 9.6).

Tạp chất

Cuống quả đã tách rời và tạp chất khác: Không quá 3% (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu (Phụ lục 12.7). Dùng 100 g dược liệu. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 0,25%, tính theo dược liệu khô kiệt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_imgspot_img