Đẳng Sâm

Dược liệu Đẳng Sâm

  1. Tên khoa học: Codonosis sp.
  2. Tên gọi khác: Ngân đằng, cây đùi gà, mằn rày cáy, co nhả dòi.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính bình (hơi ôn). Quy vào kinh phế, tỳ.
  4. Bộ phận dùng: Rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rễ nạc hình trụ có khi phân nhánh, mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, trên có những rãnh dọc và ngang. Mùi thơm, vị ngọt nhẹ.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Mianma, Ấn Độ, Việt Nam : Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai.
  7. Thời gian thu hoạch: Sau khi trồng 18- 20 tháng có thể thu hoạch khi cây lụi tàn.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

Cây dược liệu Đẳng Sâm là cây cỏ sống lâu năm. Rễ hình trụ dài, đường kính cóthể1-1,7cm. Đầu rễ to, trên có nhiều vết sẹo của thân cũ, phía dưới có khi phân nhánh, mặt ngoài màu vàng nhạt, trên có các vết nhân dọc và ngang. Thân mọc bò hay leo, phân nhánh nhiều, phía dưới hơi có lông, phía ngọn nhẵn, lá mọc đối (ở VN phần nhiều mọc đối), so le hoặc có khi gần như mọc vòng. Cuống lá0,5-4cm, phiến lá hình tim hoặc trứng dài 1-7cm, rộng 0,8-5,5cmđầu tù hoặc nhọn, đáy lá hình tim mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, hoặc có răng cưa (Việt Nam) mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới trắng. Hoa mọc đơn đọc ở kẽ lá. Có 5 lá đài, tràng hoa hình chuông, màu vàng nhạt chia 5 thùy, 5 nhị, bầu có 5 ngăn. Quả nang, phía trên có 1 núm nhỏ hình nón, khi chin có màu tím đỏ. Mùa hoa nở: tháng 7-8. Mùa quả tháng 9-10.

Loài Codonopsis pilosula  và Codonopsis tangshen được nhập từ Trung Quốc có lá gần như lá đảng sâm mô tả trên, nhưng mép lá nguyên, hoa cũng vậy, bầu chỉ có 3 ngăn.

đẳng sâm
đẳng Sâm

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Lào, Nhật Bản…
  • Việt Nam: Được trồng ở 14 tỉnh miền núi, nhưng tập trung nhất ở Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang… và các tỉnh phía Nam, đảng sâm có ở núi Ngọc Linh và các vùng Đà Lạt. Đảng sâm là một cây thuốc quý ở Việt Nam, từ năm 1978-1990, dược liệu đảng sâm được sử dụng ở miền Bắc chủ yếu do khai thác tự nhiên (10-30 tấn/năm). Và từ đó trữ lượng đảng sâm ngày một giảm đi. Mặc dù vậy, trong các năm 1991-1993, cây tiếp tục tìm kiếm và khai thác để bán qua biên giới. Đảng sâm đã được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” từ 1996 để lưu ý bảo vệ. Bắt đầu khai thác tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai và các tỉnh có nhiều dân tộc Thái, Mèo từ năm 1961. Hiện đang tiếp tục phát triển ở các tỉnh khác.

3. Bộ phận dùng:

  • Rễ

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Rễ vào mùa đông.
  • Chế biến: Sau thu hái, rửa sạch đất, phân biệt to nhỏ, để riêng, xâu dây và phơi đến nửa chừng thì dùng tay hay miếng gỗ lần cho mềm và làm cho vỏ và thịt dính chặt nhau, làm như vậy 3-4 lần, cuối cùng phơi hay sấy cho thật khô.  Lấy dược liệu khô, loại bỏ tạp chất, ủ mềm (trong quá trình ủ thường xuyên đảo đều). Xếp rễ to xuống dưới, rễ nhỏ phía trên vào một dụng cụ bằng inox. Chưng cách thủy trong 2 giờ. Lấy ra, để nguội. Rễ to thái phiến, rễ nhỏ cắt thành đoạn, phơi cho se hoặc sấy ở 45 0C cho se, tẩm nốt nước chưng (nếu có). Phơi hoặc sấy đến khô ở nhiệt độ dưới 70oC.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

5. Mô tả dược liệu

Rễ hình trụ, có khi phân nhánh, đương kính 0,5-2cm, mặt ngoài có màu vàng nâu nhạt, trên có những rãnh dọc, ngang. Loại to có thịt màu trắng ngà, có vị ngọt dịu.

đẳng Sâm
Đẳng Sâm

6. Thành phần hóa học Đẳng Sâm

  • Loài Codonopsis javanica (Blume) còn ít được nghiên cứu về thành phần hóa học. Chỉ mới thấy trong rễ có chứa đường, chất béo, không có saponin.
  • Từ nhiều loài Codonopsis khác như C. lanceolata, C. pilosula, C.usuriesis, C.subglobosa, người ta đã chiết suất được các triterpenglucosid và đặc biệt là các polysaccharid.
  • Đẳng sâm Việt Nam mọc hoang ở Sapa được xác định là có chứa saponin, sesquiterpenoid, 17 acid amin, chất khoáng, đã xác định được 1 chất sterol là stigmasta-7-25 dien-3-olpyranoid.

7. Tác dụng – Công dụng Đẳng Sâm

  • Bổ tỳ vị sinh tân dịch: Kém ăn, kém ngủ, cơ thể mệt mỏi, miệng khát. Trường hợp trung khí bị hư yếu, gây nên các hiện tượng sa giáng như dạ dày, sa ruột, tử cung, trĩ, lòi dom,… có thể phối hợp với các vị thuốc khác như bạch truật, hoàng kỳ, trần bì, thăng ma, sài đất.
  • Ích khí bổ phế: Ho, khí phế hư nhược hơi thở ngắn, ho hen, suyễn tức, phối hợp ngũ vị tử, cát cánh, sa sâm.
  • Lợi niệu: Bệnh phù do thận; đặc biệt trong trường hợp nước tiểu có albumin, có thể phối hợp xa tiền tử, bạch mao căn.

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Liều dùng:6-12g/ngày, có thể tăng lên tới 30g, dùng dưới dạng thuốc sắc. Uống luôn 7-14 ngày.

9. Lưu ý, kiêng kị (nếu có):

  • Không dùng chung với lê lô (hoa hiên).

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Đẳng Sâm

Bồi dưỡng cơ thể, chữa thận suy, đau lưng, mỏi gối, đái rắt:

  • Đảng sâm 20g, tắc kè 6g, huyết giác 1g, trần bì 1g, tiểu hồi 0,5g, rượu 40 độ 250 ml, đường đủ ngọt. Các vị thuốc cắt nhỏ, ngâm rượu trong khoảng 1 tháng. Mỗi lần uống 30ml, ngày 1-2 lần.

Chữa cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn không ngon, đại tiện lỏng:

Chữa bệnh suy yếu của người già hay người ốm lâu:

  • Đảng sâm 40g, long nhãn, đương quy, ngưu tất, mạch môn, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc thêm nhân sâm 4-8g uống riêng, nếu bệnh nặng, nguy cấp.

Chữa bệnh lao mới nhiễm:

Cốm bổ tỳ:

  • Đẳng sâm, ý dĩ, hoài sơn, liên nhục, bạch biển đậu, mỗi thứ 10g, cóc nhà 30g, tán bột. Sa nhân, trần bì, nhục khấu, mỗi thứ 20g. Sắc lấy nước đặc. Trộn nước này với bột thuốc trên và mật ong vừa đủ để làm thành dạng cốm, mỗi gói 100g.

Chữa rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ em từ 1-3 tuổi:

  • mỗi ngày uống 12-16g chia 2 lần. Với trẻ em lớn hơn, tăng thêm liều tùy theo tuổi.

Chữa huyết suy, tỳ phế hư, suy nhược thần kinh, thiểu năng sinh dục, mệt mỏi, váng đầu hoa mắt, miệng lưỡi khó ăn không tiêu, táo bón, sốt về chiều và ban đêm, mới ốm dậy:

  • Dùng viên hoàn nhị vị: Đảng sâm 375g, thục địa 375g, tá dược vừa đủ làm thành 1000g viên hoàn. Trẻ em 5-15 tuổi, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống 20-40 viên. Người lớn mỗi ngày uống 120 viên chia 3 lần.

Chữa ho nhiều, sắc mặt vàng, mệt mỏi, vô lực:

  • Đảng sâm, ý dĩ, hoài sơn, mỗi vị 16g, bạch truật 12g, trần bì, bán hạ chế, mỗi vị 8g, xuyên tiêu 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa ho không có sức, thở gấp, mệt mỏi vô lực:

  • Đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 12g, nhục quế, mỗi vị 6g. Nếu ho nhều, gia thêm tử uyển, tang bạch bì. Sắc uống.

Chữa chán ăn, khó tiêu:

  • Đảng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Chữa ho gà trẻ em:

  • Đảng sâm 8g, ngũ vị tử (hoặc long nhãn nhục) 8g, bạch truật 8g. Sắc uống.

Chữa lao phổi (bổ phế thang giảm):

  • Đảng sâm 16g, bạch truật, hoài sơn, mạch môn, ngọc trúc, bách bộ chế, mỗi vị 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống.

Chữa tim hồi hộp, khó thở, suyễn, mệt mỏi, choáng váng (sinh mạch thang gia vị):

  • Đảng sâm, mạch môn, mỗi vị 20g, ngũ vị tử 12g, cam thảo 6g. Nếu thấy khó thở, tức ngực thêm đan sâm 16g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g. Sắc uống.

Chữa bệnh bạch huyết mãn tính:

  • Đảng sâm 16g, hoàng kỳ, bạch truật, thục địa, hà thủ ô, đương quy, mạch môn, sa sâm, hoàng tinh, mỗi vị 12g, ngũ vị tử 8g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Chữa viêm loét dạ dày (Hoàng thổ thang gia giảm):

  • Đảng sâm 16g, đất lòng bếp (hoảng thổ( 40g, a giao, phụ tử chế, bạch truật, địa hoàng, cam thảo, hoàng cầm, mỗi vị 12g. Sắc uống.

Chữa bệnh viêm cầu thận mạn tính có urê máu cao:

  • Đảng sâm 20g, phụ tử chế 12-16g, đại hoàng 12-16g, phục linh, bạch truật, bán hạ chế, mỗi vị 12g, sinh khương 8g, hậu phác 6g. Sắc uống.

Chữa sốt xuất huyết, thể huyết áp thấp:

  • Đảng sâm, bạch truật, mỗi vị 20g, mạch môn, thục địa, mỗi vị 12g. Sắc uống.

Chữa lao xương và lao khớp xương (Nhân sâm dưỡng vinh thang gia giảm):

  • Đảng sâm 16g, bạch truật, phục linh, hoàng kỳ, đương quy, thục địa, mõi vị 12g, trần bì, bạch thược, viễn chí, mỗi vị 8g, ngũ vị tử 6g, cam thảo, nhục quế, mỗi vị 4g. Sắc uống.

Chữa co giật trẻ em:

  • Đảng sâm, bạch truật, hoài sơn, mỗi vị 12g, câu đằng 8g, gừng khô, con rết, mỗi vị 0,5g. Sắc uống. Nếu giảm calci-máu, thêm long cốt 12g, mẫu lệ 12g. ô tặc cốt 12g. Hoặc Đảng sâm, bạch truật, mỗi vị 12g, cam thảo 4g, can khương 0,5g. Nếu co giật thêm câu đằng 12g, thiên ma, bạch thược, mỗi vị 8g.

Chữa kinh chậm kỳ:

  • Đảng sâm, ý dĩ, hoài sơn, bạch truật, mỗi vị 12g, bán hạ chế, trần bì, hương phụ, mỗi vị 8g, chỉ xác 6g. Sắc uống.

Chữa rong kinh do tăng ostrogen:

  • Đảng sâm 12g, hoàng kỳ, bạch truật, thăng ma, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Hoặc Đảng sâm 16g, hoàng kỳ, bạch truật, ô tặc cốt, mẫu lệ, mỗi vị 12g, thăng ma 8g, huyết dư (tốc rối) 6g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Chữa khí hư (Hoàn đời thang):

  • Đảng sâm 16g, bạch truật 20g, hoài sơn 16g, bạch thược, sài hồ, xa tiền tử, mỗi vị 12g, thương truật, trần bì, bạch giới tử sao, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Chữa nôn mửa khi có thai (can khương, đảng sâm, bán hạ hoàn):

  • sĐảng sâm 2 phần, bán hạ chế 2 phần, can khương 1 phần. Sắc uống.

Chữa phù khi có thai:

Chữa đái rắt, đái không tự chủ (tang phiêu tiêu thang):

Chữa sa sinh dục phụ nữ:

  • Phương pháp điều trị bao gồm: một bài thuốc uống và một bài thuốc đặt tại chỗ , phối hợp với châm cứu.
  • Thuốc uống: đảng sâm 12g, thăng ma 12g, đương quy 10g, bạch truật 10g, thăng ma 12g, đương quy 10g, bạch truật 10g, quất hạch 10g, tục đoạn 10g, sài hồ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
  • Viên đặt tại chỗ: gồm các thành phần chủ yếu như phèn phi, ngũ bội tử, bạch cập, bạch chỉ. Mỗi liệu trình trung bình 4 tuần lễ. Phương pháp có tác dụng tốt đối với sa sinh dục độ I, II không rách tầng sinh môn qua cơ vòng hậu môn và sa bàng quang, trực tràng nhiều.

 Chữa thấp khớp mạn tính:

 

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Đặc điểm bột dược liệu

Có nhiều hạt tinh bột nhỏ, nhiều mảnh mạch ngang, mạch chấm, mảnh mô mềm có chứa inulin, rải rác có tế bào chứa chất nhày. Có nhiều tinh thể inulin hình quạt, có vân.

cu dang sam
Củ Đẳng Sâm

2. Định tính

  • Phản ứng hóa học:

Lấy 5g bột dược liệu (qua rây số 355), thêm 20ml ethanol 70 % (TT), đun cách thủy trong 15 phút. Lọc lấy dịch trong để làm thí nghiệm:

Cho 5ml dịch chiết vào ống nghiệm, bịt miệng ống, lắc trong 15 giây. Cột bọt bền ít nhất trong vòng 10 phút.

Lấy 1ml dịch chiết vào ống nghiệm sạch, cô cạn, hòa tan cắn bằng 1ml cloroform (TT). Thêm 1ml anhydrid acetic (TT), thêm từ từ theo thành ống 1ml acid sulfuric (TT). Phản ứng tạo thành vòng tím đậm giữa 2 lớp dung dịch thử.

  • Sắc ký lớp mỏng:

Bản mỏng: Silicagel 60 GF254.

Dung môi khai triển: n-Butanol – acid acetic – nước  (7 : 1 : 0,5).

Dung dịch thử: Lấy 5g bột dược liệu đã được rây qua rây số 355, chiết saponin bằng n-butanol bão hòa nước (TT) trong bình Soxhlet trong 1 giờ, cất thu hồi n-butanol. Hòa tan cắn bằng 2ml methanol (TT) được dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 5g bột Đảng sâm (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366nm và phun thuốc thử vanilin2 % trongacid sulfuric, sấy bản mỏng ở nhiệt độ 105oC trong 10 phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (trên sắc ký đồ xuất hiện 2 vết phát quang màu xanh ở bước sóng 366nm).

Cách pha thuốc thử vanilin 2% trong acid sulfuric (TT): Hòa tan 2g vanilin(TT) trong ethanol 96 % (TT) vừa đủ 100ml, thêm cẩn thận 2ml acid sulfuric (TT). Dung dịch chỉ pha khi dùng.

3. Định lượng:

Không nhỏ hơn 3,0 %.

Cân chính xác g bột đã rây qua rây số 355, mỗi mẫu đảng sâm nghiên cứu (đã được xác định độ ẩm). Loại chất béo bằng 50ml ether dầu hỏa (TT), chiết bằng Soxhlet đến khi hết chất béo (khoảng 6 giờ), lấy bã bay hết hơi ether. Chiết tiếp như trên bằng 50ml cloroform (TT) trong 3 giờ, lấy bã bay hết hơi cloroform. Chiết bằng 50ml methanol (TT) trong 6 giờ. Cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm được cắn, thêm 30ml nước cất để hoà tan cắn. Lắc với  n-butanol bão hoà nước (TT) cho đến khi lớp n-butanol không còn màu. Gộp dịch n-butanol, rửa 3 lần bằng nước cất. Cất thu hồi n-butanol. Hòa tan cắn bằng 2ml ethanol 80% rồi chuyển vào một cốc đã được xác định khối lượng trước. Bốc hơi trên cách thủy được cắn. Sấy khô cắn ở 105oC, trong 3 giờ. Cân cắn.

Hàm lượng saponin theo dược liệu khô tuyệt đối được tính theo công thức:

A x 100

X% = —————

M – d

X: Hàm lượng saponin trong mẫu đảng sâm (%).

A:  khối lượng cắn saponin thu được (g).

d: độ ẩm của mẫu đảng sâm (%).

M: khối lượng dược liệu đem chiết (g).

Hàm lượng saponin toàn phần không nhỏ hơn 3,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

4. Tiêu chuẩn đánh giá:

  • Độ ẩm: Không quá 15%.
  • Tro toàn phần: Không quá 6,0%.
  • Tro không tan trong acid: Không quá 2,0%.
  • Tạp chất

Tạp chất vô cơ: Không quá 1%.

Tỷ lệ các bộ phận khác của cây: Không quá 3%.

Tỷ lệ dược liệu hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn: Không quá 2%.

  • Kim loại nặng

Không quá 1 ppm Pb; 0,2 ppm Cd; 0,1 ppm Hg; 1,5 ppm As (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3, dùng 1 g mẫu thử).

  • Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 2,5%.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng nước làm dung môi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

Tham khảo một số loại Sâm khác:

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_imgspot_img