Thăng Ma

Thăng ma còn có tên bắc thăng ma, tây thăng ma, lục thăng ma. Có tác dụng giải độc thấu chẩn, thanh nhiệt giải độc, thăng dương cử hãm. Chữa các chứng ngoại cảm phong nhiệt sinh đau đầu, sởi mọc chậm hoặc không đều; chứng khí hư nhược hoặc khí hư hạ hãm

Dược liệu Thăng Ma

  1. Tên khoa học: Rhizoma Cimicifugae
  2. Tên gọi khác: thiên thăng ma, bắc thăng ma, tây thăng ma
  3. Tính vị, quy kinh: Cay, hơi ngọt, mát. Vào các kinh phế, tỳ, vị, đại tràng.
  4. Bộ phận dùng: thân rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân rễ là những khối dài không đều, thường phân nhánh nhiều, có nhiều mấu nhỏ. Mặt ngoài màu nâu đen hoặc nâu, thô nháp. Phần trên thân rễ có một số vết sẹo của thân, dạng lỗ tròn. Phần dưới thân rễ lồi lõm không phẳng, có sẹo của các rễ nhỏ. Chất nhẹ, cứng, khó bẻ. Mùi nhẹ, vị hơi đắng và chát.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Trung Quốc
    – Việt Nam: các tỉnh miền bắc
  7. Thời gian thu hoạch: mùa thu

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Cây thảo, sống lâu năm, cao độ 1-1,3m, lá kép hình lông chim, lá chét thuôn, có chỗ khía và có răng cưa, đầu nhọn. Hoa tự hình chùm. Trục hoa tự mang nhiều hoa màu trắng, có cuống. Mọc ở miền núi thuộc các tỉnh Thiểm Tây, Tứ Xuyên và các vùng đông bắc Trung Quốc.

thang ma 981

2. Phân bố

  • Thế giới: Trung Quốc
  • Việt Nam: các tỉnh miền bắc

3. Bộ phận dùng

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đại tam diệp Thăng ma (Cimicifuga heracleifolia Kom.),  Hưng an Thăng ma (Cimicifuga dahurica (Turcz) Maxim.), hoặc Thăng ma (Cimicifuga foetida L.), họ Hoàng liên  (Ranunculaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Mùa thu đào thân rễ về, rửa sạch, cắt bỏ thân mầm, phơi đến khi rễ con khô. Dùng lửa đốt hoặc cắt bỏ rễ con rồi phơi đến khô.
  • Chế biến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ngâm qua, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô, thoáng.

5. Mô tả dược liệu Thăng Ma

thăng ma
Mô tả dược liệu Thăng Ma

Thân rễ là những khối dài không đều, thường phân nhánh nhiều, có nhiều mấu nhỏ, dài 10 – 20 cm, đường kính 2 – 4 cm. Mặt ngoài màu nâu đen hoặc nâu, thô nháp, còn sót lại nhiều rễ nhỏ, cứng, dai. Phần trên thân rễ có một số vết sẹo của thân, dạng lỗ tròn, thành trong của lỗ có vân dạng mạng lưới. Phần dưới thân rễ lồi lõm không phẳng, có sẹo của các rễ nhỏ. Chất nhẹ, cứng, khó bẻ. Mặt bẻ gãy không phẳng, có xơ, màu vàng lục hoặc vàng nhạt. Mùi nhẹ, vị hơi đắng và chát.

6. Thành phần hóa học

  • Isoferulic acid, Caffeic acid (Takao Inoue và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26 : 2279).
  • Cimifugin (Kiyoshi Hata và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26 : 2279).
  • Norvi Snagin (Kimiyue Bab và cộng sự, Chem Pharm Bull 1981, 29 : 2182).
  • Visnagin, Norvi snagin, Visammiol (Mokoto Ito và cộng sự, Chem Pharm Bull 1976, 24 : 580).
  • Cimicilen (Murav’ev I A và cộng sự, C A 1985, 103 : 206007m).
  • Cimigenol, Cimigenyl xyloside, Dahurinol (Nokuko Sakurai và cộng sự, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1972, 92 : 724).
  • Cimicifugoside (Hemmi H và cộng sự, J Pharmacobio – Dyn 1979, 2 : 339).

7. Phân biệt thật giả

Dược liệu Thăng ma thật: Mặt ngoài màu nâu đen hoặc nâu. Mặt trong có vân dạng mạng lưới. Chất nhẹ, cứng, khó bẻ gãy. Mặt gãy không phẳng, có xơ, màu vàng lục hoặc vàng nhạt.

thang ma 981 1

Dược liệu Thăng ma giả: Mặt ngoài màu nâu đen hoặc nâu. Mặt trong không có vân dạng mạng lưới. Mặt bẻ gãy phẳng, không có xơ. (tham khảo từ kiemnghiemhanoi)

thang ma 981 2

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí.
  • Công dụng: Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 3 – 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Thăng Ma

Trị dương độc mà mặt đỏ loang lổ, họng đau, nôn ra mủ máu:

  • Cam thảo 80g, Đương quy 80g, Hùng hoàng 20g, Miết giáp 1 miếng to bằng ngón tay (nướng), Thăng ma 80g, Thục tiêu 40g. Sắc uống hết 1 lần cho ra mồ hôi (Thăng Ma Miết Giáp Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).

Trị đột nhiên bị mụn nhọt, đau:

  • Thăng ma, mài với giấm bôi (Trửu Hậu phương).

Trị miệng lở loét:

  • Thăng ma, Hoàng bá, Đại thanh. Sắc, ngậm nuốt dần (Ngoại Đài Bí Yếu).

Trị thương hàn sau đó phát sốt rét, phát cơn không nhất định:

  • Thăng ma 40g, Thường sơn 40g, Độc tất 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 16g, sắc với 1 chén nước còn 6 phân, bỏ bã, uống lúc đói. Uống xong thường bị nôn ra, có thể uống tiếp (Thánh Huệ phương).

Trị thương hàn mà đã dùng phép phát hãn, phép thổ mà độc khí không giảm, biểu hư, lý thực, nhiệt phát ra bên ngoài làm cho toàn cơ thể phát ban, phiền táo, nói sảng, họng sưng đau:

  • Chích thảo 20g, Huyền sâm 20g, Thăng ma 20g. Chặt nhỏ thuốc ra. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, bỏ bã, uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư).

Trị cấm khẩu lỵ:

  • Thăng ma (loại mầu xanh), sao với giấm 4g, Liên nhục (bỏ tim, sao cháy vàng 30 hột, Nhân sâm 12g. Sắc với 1 chén nước còn ½ chén, uống. Hoặc tán nhuyễn, trộn với mật làm viên, mỗi lần uống 16g (Y Học Quảng Bút Ký).

Trị thời khí ôn dịch, đầu đau, sốt, tay chân bứt rứt, đau nhức, sang chẩn vừa mới phát hoặc chưa phát:

  • Thăng ma, Bạch thược, Chích thảo đều 400g, Cát căn 600g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc với 1,5 chén nước còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng, ngày 2-3 lần (Thăng Ma Cát Căn Thang – Diêm Thị Tiểu Nhi Phương Luận).

Trị phụ nữ vú sưng, trong vú có khối u:

  • Thăng ma, Cam thảo tiết, Thanh bì đều 8g, Qua lâu nhân 12g. sắc uống nóng (Chứng Trị Chuẩn Thằng).

Trị tâm và tỳ có hư nhiệt bốc lên trên, miệng lưỡi lở, cuống lưỡi co (rụt), 2 bên má sưng đau:

  • Chi tử 30g, Đại thanh 24g, Hạnh nhân 24g, Hoàng kỳ 24g, Mộc thông 30g, Sài hồ 30g, Thăng ma 30g, Thạch cao 60g, Thược dược 30g. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 5 lát, sắc uống (Thăng Ma Sài Hồ Thang – Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận).

Trị dạ dầy nóng, miệng có nhọt, chân răng sưng, chân răng ra máu:

Trị hơi thở ngắn, khí ở ngực bị dồn xuống:

  • Hoàng kỳ 20g, Thăng ma 4g, Tri mẫu 8g, Cát cánh 8g, sắc uống (Thăng Hãm Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị tử cung sa:

  • Thăng ma 4g, Trứng gà 1 trái. Khoét 1 lỗ ở trứng gà, cho thuốc bột Thăng ma vào, đậy kín, chưng chín, đập ra ăn. ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình, nghỉ 2 ngày rồi lại tiếp liệu trình 2. Đã trị 120 ca. Uống 1 liệu trình đã khỏi là 62 ca, 2 liệu trình khỏi : 36 ca; 3 liệu trình khỏi 8 ca; Hơn 3 liệu trình 12 ca; Không khỏi : 2 ca (Lý Trị Phương, Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1986, (3) : 43).
  • Dùng Thăng ma Mẫu Lệ Tán (Thăng ma 6g, Mẫu lệ 12g), tán nhuyễn, chia làm 2-3 lần uống. Độ I uống 1 tháng, độ II uống 2 tháng, độ III uống 3 tháng là 1iệu trình. Trị 723 ca tử cung sa. Kết quả: 1 liệu trình 121 ca, khỏi hẳn 67 ca, chuyển biến tốt: 38, không kết quả: 16. Trị 227 ca với 2 liệu trình, khỏi hẳn 124, chuyển biến tốt 89, không kết quả 14. Trị 375 ca 3 liệu trình, khỏi 338, chuyển biến tốt 29, không kết quả 8. Kết quả chung khỏi hoàn toàn đạt 73, 1% tốt, có chuyển biến tốt 21,6%. Tỉ lệ chung đạt 94,7% (Tôn Thụ Liên, Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1987, (8) : 368).

Theo đông y: Thăng ma có công dụng thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí. Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con. Chính vì vậy, dược liệu Thăng ma được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc đông y ở nước ta.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img