Tang Ký Sinh

Dược liệu: Tang Ký Sinh

  1. Tên khoa học: Herba Loranthi gracilifolii
  2. Tên gọi khác: tầm gửi cây dâu
  3. Tính vị, quy kinh: Đắng, bình. Vào hai kinh can, thận.
  4. Bộ phận dùng: toàn cây
  5. Đặc điểm sản phẩm: Những đoạn thân cành hình trụ, có phân nhánh, những mấu lồi là vết của cành và lá. Mặt ngoài màu nâu xám, có nhiều lỗ bì nhỏ. Chất cứng rắn. Lá khô nhăn nhúm, nguyên hoặc bị cắt thành từng mảnh. Lá hình trái xoan, đầu và gốc phiến lá hơi nhọn, màu nâu xám, gân lá hình mạng lưới.
  6. Phân bố vùng miền:
    Thế giới: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin
  7. Thời gian thu hoạch: quanh năm

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

tang ký sinh
dược liệu tang ký sinh

1. Mô tả thực vật Tang Ký Sinh

Tang ký sinh là thân, cành mang lá của cây tầm gửi trên cây dâu tằm (Loranthus paraciticus (L.) Merr.).

Theo Đông y, tang ký sinh vị đắng, tính bình; vào can thận có tác dụng bổ can thận, trừ phong thấp, cường kiện cân cốt, an thai; trị đau nhức xương khớp do phong thấp tý, đau mỏi vùng cột sống thắt lưng, đau do cứng khớp thoái hóa khớp, viêm xương khớp, tăng huyết áp, động thai dọa sẩy thai…

2. Phân bố

  • Thế giới: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin
  • Việt Nam:

3. Bộ phận dùng

Những đoạn thân cành và lá đã phơi khô, lấy từ cây Tầm gửi (Loranthus gracilifolius Schult. = Taxillus gracilifolius (Schult.) Ban ), họ Tầm gửi (Loranthaceae), sống ký sinh trên cây Dâu tằm (Morus alba L.), họ Dâu tằm (Moraceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Hái lấy dược liệu, loại bỏ tạp chất, cắt ngắn, phơi khô trong bóng râm.
  • Chế biến: Khi dùng có thể sao qua hoặc tẩm rượu sao qua.
  • Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh mốc.

5. Mô tả dược liệu Tang Ký Sinh

Những đoạn thân cành hình trụ, dài 3 – 4 cm, đường kính 0,3 – 0,7 cm, có phân nhánh, những mấu lồi là vết của cành và lá. Mặt ngoài màu nâu xám, có nhiều lỗ bì nhỏ, đôi khi có những vết nứt ngang. Chất cứng rắn. Mặt cắt ngang thấy rõ ba phần: phần vỏ mỏng màu nâu, gỗ trắng ngà, ruột màu xám và xốp. Lá khô nhăn nhúm, nguyên hoặc bị cắt thành từng mảnh. Lá hình trái xoan, đầu và gốc phiến lá hơi nhọn, màu nâu xám, dài 3,5 – 4,5 cm, rộng 2,5 – 3,5 cm, cuống lá dài 0,4 -1,2 cm, gân lá hình mạng lưới.

6. Thành phần hóa học

Tang ký sinh chủ yếu có chứa  1 loại glucozit, chưa nghiên cứu rõ.

7. Phân biệt thật giả

…chưa có…

8. Công dụng – Tác dụng Tang Ký Sinh

  • Tác dụng: Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai.
  • Công dụng: Chủ trị: đau lưng, nhức xương – khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.

9. Cách dùng và liều dùng Tang Ký Sinh

  • Ngày dùng 12 – 20 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
  • Dùng ngoài: Lượng thích hợp

10. Lưu ý, kiêng kị 

..chưa có..

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Tang Ký Sinh

Chữa sản hậu trúng phong, lưng đau, nói khó:

  • Tang ký sinh 200g (giã nhỏ), Hắc đậu 250g (sao thơm), ngâm 3 lít rượu khoảng 5 ngày uống được, ngày uống 2 lần mỗi lần 10-15 ml. (Tang Ký Sinh Hắc Đậu Tửu- Nghiệp Phương).

Chữa đại tiện ra máu, lưng đau, lưng mỏi:

  • Tang ký sinh giã nhỏ mỗi lần dùng 4-6g (hoặc hơn) pha nước uống nóng, ngày 3 lần. (Tang Ký Sinh Tán II- Lý Thời Trân).

Trị cơ khớp đau nhức do phong hàn thấp, đau phần dưới cơ thể:

Món ăn thuốc có tang ký sinh:

  • Rượu bổ tang ký sinh – tang thầm: tang ký sinh 100g, quả dâu chín 200g, rượu 500ml. Tang ký sinh thái mỏng, tất cả ngâm trong rượu, để khoảng 1 tháng là được. Mỗi ngày uống 20ml. Trị phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp.
  • Thận lợn hầm tang ký sinh: tang ký sinh 50g, thận lợn 1 cái. Tang ký sinh nấu lấy nước, thận lợn rửa sạch thái mỏng, nấu với nước tang ký sinh, cho thêm gia vị ăn. Dùng tốt cho người thận hư, đau mỏi cột sống thắt lưng, hai chân.
  • Lươn hầm tang ký sinh: tang ký sinh 60g, lươn 1-2 con. Tang ký sinh rửa sạch, lươn làm sạch mổ bỏ ruột, thêm gia vị hầm nhừ. Thích hợp với người đau cột sống thắt lưng do cơ thể suy nhược.
  • Tang ký sinh mộc qua: tang ký sinh 30g, mộc qua tươi 50g, thịt dê 200g. Mộc qua thái lát, nấu cùng với tang ký sinh lấy nước, bỏ bã; nấu với thịt dê, thêm gia vị thích hợp, chia ăn 2 lần trong ngày. Đợt dùng 15-20 ngày. Dùng tốt cho người đau lưng, yếu chân, yếu mỏi do di chứng chấn thương trật đả…

Kiêng kỵ: Người mắt bị kéo màng không được uống.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Vi phẫu

Thân: Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào nhỏ màu nâu, hình chữ nhật. Có những lỗ bì rải rác nổi lên. Mô mềm vỏ hẹp, tế bào to hơn tế bào bần và hơi kéo dài theo hướng tiếp tuyến. Có những đám sợi hình dạng không cố định làm thành một vòng quanh mô mềm vỏ và chứa tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật. Libe hẹp, bị tia ruột cắt ra thành từng đám đứng trước bó gỗ. Gỗ rất rộng, bị tia ruột chia thành từng bó, mạch gỗ thưa, mô mềm gỗ hoá gỗ rõ rệt. Tia ruột thường có 2 – 4 dãy tế bào. Mô mềm ruột tế bào to, hình đa giác hoặc hơi tròn. Trong mô mềm ruột rải rác có những đám sợi chứa tinh thể calci oxalat.

Lá: Tầng cutin tương đối dày. Biểu bì ít thấy lỗ khí. Mô mềm thịt lá chỉ có một loại tế bào hình đa giác. Mô mềm gân giữa lá tế bào hình đa giác, to nhỏ không đều. Libe – gỗ có khi rải thành hình cung, có khi thành bó, có khi chưa thành bó. Nhiều đám sợi ở rải rác trong mô mềm gân, có khi xen vào bó libe – gỗ, chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai.

2. Bột

Bột có màu nâu, không mùi, vị nhạt, quan sát dưới kính hiển vi thấy: các mảnh bần, mảnh biểu bì chứa lỗ khí, các lỗ khí có kích thức khoảng 25 µm theo chiều dọc. Mảnh mô mềm thành mỏng, kích thước tế bào lớn. Mảnh phiến lá, tế bào mô cứng thành dày có chứa tinh thể calci oxalat, sợi riêng lẻ hay tập trung thành từng đám. Mảnh mạch điểm, mạch vạch, mạch vòng. Tinh thể calci oxalat hình khối thường hơi vuông kích thước khoảng 29 µm. Hạt tinh bột tròn đường kính khoảng 0,02 mm rốn hạt là một điểm hoặc phân nhánh, đôi khi có hạt phấn 3 cạnh.

3. Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu vào bình nón, thêm 20 ml ethanol 90% (TT), đun cách thuỷ 30 phút, lọc nóng, bay hơi dịch lọc đến còn 3 ml, dùng dịch lọc này làm các phản ứng sau:

Cho 1 ml dịch lọc vào ống nghiệm, thêm khoảng 0.05 g bột magnesi (TT) và 5 giọt acid hydrocloric (TT), lắc đều, để yên  5 – 10 phút, xuất hiện màu hồng đỏ.

Cho 1 ml dịch lọc vào ống nghiệm, thêm 5 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT) sẽ xuất hiện tủa xanh đen.

4. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm

Không quá 13% (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 oC, 5 giờ).

Tạp chất 

Không quá 3% (Phụ lục 12.11).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_imgspot_img