Mạch Môn Đông

Dược liệu: Mạch Môn Đông

  1. Tên khoa học: Ophiopogon japonicus
  2. Tên gọi khác: Mạch đông, cây lan tiên
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng,tính hơi lạnh. Quy vào các kinh tâm, phế, vị.
  4. Bộ phận dùng: Rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rễ hình thoi. Mặt cắt ngang có lớp vỏ mỏng màu nâu nhạt, phần ruột trắng ngà. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt sau đó hơi đắng.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam: Hà Tây, Hưng Yên.
  7. Thời gian thu hoạch: Thường hái vào tháng 6- 7 ở cây 2- 3 năm.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT 

1. Mô tả thực vật

Mạch Môn Đông còn có tên là Thốn đông, Đại mạch đông, cây Lan tiên, được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Mạch môn, là rễ, củ phơi hay sấy khô ( Radix Ophiopogoni) của cây Mạch môn đông ( Ophiopogon Japonicus Ker – Gawl) thuộc họ Hành tỏi ( Liliaceae).

mạch môn đông
mạch môn đông

Mạch môn đông là một loại cỏ sống lâu năm, cao 10 – 40cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ mẫm. Lá mọc từ gốc, hẹp dài, như lá lúa mạch dài 15 – 40cm, rộng 1 – 4mm, phía cuống hơi có bẹ, mép lá hơi có răng cưa. Cán mang hoa dài 10 – 20cm, hoa màu xanh nhạt, cuống 3 – 5mm, tụ thành 1 – 3 hoa ở kẽ các lá bắc trắng nhạt. Quả mọng màu tím đen nhạt, đường kính 6mm, có 1 – 2 hạt.

Mạch môn đông
Củ Mạch Môn Đông

Thường hái vào tháng 6 – 7 ở những cây đã được 2 – 3 năm. Chọn những củ già, cắt bỏ sạch rễ con, rửa sạch đất, củ to trên 6mm bổ làm đôi, củ nhỏ để nguyên phơi khô tước bỏ lõi trước khi dùng. Có khi hái về, dùng móng tay rạch củ, tước bỏ lõi, rang với gạo cho đến khi gạo có màu vàng nhạt, bỏ gạo lấy mạch môn mà dùng. Củ mạch môn hình thoi, màu vàng nhạt, hơi trong, dài 10 – 15mm. Mùi đặc biệt, vị ngọt

2. Phân bố

  • Thế giới: Cây phân bố chủ yếu ở vùng Ðông Á  và Trung Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Cây thường mọc trong rừng, bụi rậm rạp trong khe núi, những nơi ẩm ướt và bóng mát trên sườn núi và ven suối, vách đá; độ cao từ 200-2800 m so với mực nước biển.
  • Việt Nam: Cây mọc hoang và được trồng nhiều , nhiều nhất ở Phùng ( Hà Tây ) , Nghĩa Trai ( Hưng Yên ) , Ninh Hiệp ( Hà Tây ). Mạch môn là cây ưa ẩm , chịu bóng , ra hoa quả hàng năm .

3. Bộ phận dùng

  • Rễ củ của cây 2 – 3 năm tuổi

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hái rễ vào tháng 6 -7 ở những cây đã được 2 -3 năm .
  • Chế biến: đào rễ củ già, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ nhỏ ở hai đầu củ. Củ nhỏ để nguyên phơi khô tước bỏ lõi trước khi dùng, củ to có thể bổ đôi theo chiều dọc,  rồi phơi hay sấy nhẹ đến khô. Khi dùng, ủ mềm, bỏ lõi. Củ thường có hình thoi dài 1-4cm, màu vàng nhạt , hơi trong, dài 10 – 15 mm . Mùi đặc biệt , vị ngọt .Hoặc Khi hái về có thể dùng móng tay rạch củ , tước bỏ lõi , rang với gọi cho đến khi gạo có màu vàng nhạt , bỏ gạo lấy mạch mon dùng
  • Bảo quản: nơi khô ráo , thoáng máT

5. Mô tả dược liệu Mạch Môn

Mạch môn hình giống cái suốt vải, giữa béo mập, tròn, dẹt, không đầu. dài khoảng 1,6-3,3cm, đường kính phần giữa 0,3-0,6cm. Mặt cắt ngang có lớp vỏ mỏng màu nâu nhạt, phần ruột trắng ngà, có lõi nhỏ ở chính giữa Mặt ngoài mầu vàng trắng, nửa trong suốt, có vân dọc mịn. Chất mềm dai, mặt cắt ngang mầu trắng, giống  chất sáp, mịn. Giữa có lõi cứng nhỏ, có thể rút ra. Hơi có mùi thơm, vị ngọt sau đó hơi đắng , nhai thì dính. Thứ to, màu trắng vàng nhạt, chất mềm, nhai dính là tốt. Thử nhỏ, mầu vàng nâu, nhai ít dính là loại kém.

6. Thành phần hóa học chính

Rễ củ Mạch môn có các chất:

  • 5 glucosid đã được phân lập trong đó có các genin là diosgenin , ruscogenin , choophiogenin. Saponin steroid: ophiopogonin A, B, C, D. ophiopogonin A, B và D khi thủy phân cho phần aglycon là ruscogenin. Cấu trúc của ophiopogonin B và D đã được xác định. Mạch đường đặc biệt được nối vào OH ở C1.
  • Carbohydrat gồm có một số glucofructan và một số monosaccharid: glucose, fructose và saccharose.Các β-sitosterol, stigmasterol và β-sitosterol β-D-glucosid
  • Chất nhầy , polysaccharide , tinh dầu và các thành phần như β – patchoulen , longifolen , cyperen , hay α- humulen , guajol , jasmolelon .

7. Tác dụng – công dụng

Công dụng: 

  • Chữa ho , long đờm , tân dịch thương tổn, khát nước, ho lao, sốt, khát nước, tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát, trường ráo táo bón, thổ huyết, chảy máu cam, lợi tiêu hoá, trị táo bón,
  • Lợi sữa cho đàn bà đẻ nuôi con. Còn dùng làm thuốc cầm máu chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam.
  • Trị khí kết ở ngực và bụng, vị lạc mạch tuyệt, nguời gầy đoản khí, uống lâu nhẹ nguời, không đói, không gìa.
  • Trị người nặng, mắt vàng, dưới ngực đầy, hư lao nhiệt, miệng khô, phiền khát .
  • Trị nhiệt độc, giải phiền khát, trị phù thũng mặt và chân tay… trị phế nuy, nôn ra mủ, tiết tinh .
  • Trị ngũ lao thất thương, đầu đau
  • Trị tâm phế hư nhiệt
  • Trị tâm khí bất túc, hồi hộp,  lo sợ,  hay quên, tinh thần tán loạn hoặc phế nhiệt phế táo, hơi thở ngắn,  hư suyễn, ho ra máu, hư lao, sốt về chiều,  hoặc tỳ vị táo, táo bón
  • Trị ho ra máu, miệng khô, khát nước, táo bón nơi ngườ lớn tuổi, sau khi sinh.

8. Cách dùng liều dùng

  • Liều dùng: Liều thường dùng 8-30g, dùng cho thuốc thang hoặc cao đơn hoàn tán, dùng cường tim liều cao.
  • Ngày dùng 6 – 20  g. Dạng thuốc sắc.

9. Lưu ý, kiêng kị 

  • Tỳ vị hư hàn, ăn uống chậm tiêu, ỉa chảy không nên dùng

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Mạch Môn

Bài thuốc chữa bệnh ho , khó thở , ho lâu ngày

  • Mạch môn 16g , bán hạ 8g , đảng sâm 4g , cam thảo 4g , gạo nếp sao vàng 4g , đại táo 4g , nước 600 ml . Sắc còn 200 ml . Chia làm 3 lần uống trong ngày ( đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh )

Chữa âm hư , sốt cao , suyễn khát , trên nóng dưới lạnh ( toàn chân nhất khí thang )

  • Mạch môn 12g , thục địa 32g , ngũ vị 32g , nhân sâm 12g , bạch truật 12g , phụ tử chế 4g , sắc uống ngày 1 thang

Chữa nhiệt thương tổn đến nguyên khí , đoản hơi , khát , phế hư mà ho ( sinh mạch tấn )

  • Mạch môn 2g , nhân sâm 2g , ngũ vị 7 hạt . Sắc uống ngày 1 thang

Chữa cảm nắng thấp nhiệt nhức đầu , mình nóng ra mồ hôi , phiền khát , đái vàng , tức ngực , mình mẩy đau nhức nặng nề , lười ăn , tinh thần mỏi mệt , mạch hư ( thanh thử ích khí thang )

  • Mạch môn 1.2g , hoàng kỳ 6g , thương truật 6g , thăng ma 4g , nhân sâm 2g , bạch truật 2g , trần bì 2g , trạch tả 2g , thần khúc 2g , đương quy 1.2g , cát căn 1.2g , hoàng bá 1.2g , cam thảo 1.2g , thanh bì 0.8g , ngũ vị 9 hạt.
  • Sắc uống ngày 1 thang

Chữa mửa khan không dứt ( thanh kim dao khí phương )

  • Mạch môn ( sao gạo ) 8g , xa tiền ( sao qua ) 6g , trạch tả ( sao muối ) 6g , ngưu tất ( dùng sống ) 4g, nhục quế ( kỵ lửa ) 4g , xích phục linh 4g , trầm hương ( mài vào thuốc ) 2g , ngũ vị 1.6g , gừng sống 3 lát . Sắc uống ngày 1 thang

Chữa ăn uống không tiêu ( thông quan giao thác thang )

  • Mạch môn 4g , thục địa 12g , sơn dược 7g ( đều tẩm trầm hương ) , sơn thù 4g , đơn bì 3.6g , ngưu tất 2.4g , trạch tả 2.4g , phục linh 2g , nhục quế 1.2g , phụ tử chế 1.2g . Sắc uống ngày 1 thang

Chữa chứng thực nhiệt phát cuồng , tinh thần hỗn loạn , khát nước nhiều ( khử nhiệt định cuồng phong )

  • Mạch môn 80g , thạch cao 80g , huyền sâm 80g , phục thần 40g , xa tiền 20g , tri mẫu 12g , sa sâm 12g . Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ra mồ hôi nhiều , toàn thân nóng , phiền khát , mê sảng ( cửu âm tiết dương thang )

  • Mạch môn 8g , thục địa 16g , mẫu đơn 6g , đơn sâm 6g , ngưu tất 6g , phục linh 6g , bạch thược 4g , khương thần 1.6g . Sắc uống ngày 1 thang .

Chữa kinh sợ hồi hộp hay quên , ra mồ hôi trộm , kém ăn , ít ngủ , phụ nữ trễ kinh , rong kinh ( xuân dục phương )

  • Mạch môn 6g , thục địa 12g , bạch truật 8g , phục linh 8g , ngưu tất 6g , ô dược 4g , phụ tử 4g , ngũ vị 9 hạt . Gia nước gừng sống một ít . Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa chứng tinh huyết suy kiệt , trong ngực nôn nao , đau từ trên xuống dưới , khô khát , táo kết , gầy sam ( tư thủy thuận táo phương )

  • Mạch môn 24g , thục địa 80g , thiên môn 24g , phụ tử chế 8g , ngũ vị 20 hạt , sữa người một bát to . Sắc uống ngày 1 thang

Chữa ho, viêm họng

  • Mạch môn 10g , bách bộ ( bỏ lõi sao vàng ) 10g , vỏ rễ dâu ( cạo vỏ vàng ) 10g , vỏ quýt 5g , xạ can 5g , cam thảo dây 5g
  • Dạng thuốc phiến ngậm , ngày ngậm 4 – 5 lần , mỗi lần 1 phiến ( mỗi phiến tương đương 3g ) hoặc dạng cao loãng mỗi lần 1 thìa cà phê

Chữa trẻ em viêm phế quản , viêm họng

  • Mạch môn 24g , huyền sâm 12g , thiên môn 12g sắc uống

Chữa tắc tia sữa

  • Mạch môn bỏ lõi tán nhỏ . Mỗi lần uống 10 – 12g . Lấy sừng tê giác mài với rượu uống độ 4g làm thang . Uống 2 – 3 lần.

Chữa miệng lưỡi lở loét , viêm da ngữa gãi , táo bón , lòi dom , đại tiện ra máu

  • Mạch môn 20g , huyền sâm 12g , thuốc bỏng 12 g , công cộng 6g , sắc uống hoặc ngầm rồi nuốt dần.

Thang tư âm ( bổ thủy ) dùng cho các trường hợp có sốt

Chữa bệnh tim càng với bệnh thận

  • Mạch môn 93g , sinh địa 248g , sơn thù du 124g , sơn dược 124g , mẫu đơn bì 93g , phục linh 93g , trạch tả 93 , ngũ vị tử 62g
  • Tán thành bột , làm thành viên hoàn , mỗi viên 2.5g . Mỗi lần uống 4 viên , ngày 2 lần.

Chữa xơ vữa động mạch , co thắt mạch vành kèm theo loạn nhịp  , khó thở , đánh trống ngực

  • Mạch môn 15.5g , thiên môn 12.5g , sa sâm 9g , đan sâm 9g , ngũ vị tử 6g , viễn chí 6g , cam thảo 3g.
  • Sắc với 600 ml nước , còn 200 ml chia uống làm 2 lần trong ngày . Uống trong thời gian 1 -2 tháng.

Chữa giai đoạn đầu của lao phổi , hen phế quản , ho gà , viêm phế quản

  • Mạch môn 18g , bán hạ 9g , thóc tẻ 4.5g , táo 3g , nhân sâm 2g , cam thảo 2g
  • Sắc với 600 ml nước , còn 300 ml , chia làm 3 lần trong ngày , uống lúc còn nóng.

Chữa suy nhược cơ thể do phế âm hư

  • Mạch môn 12g , sa sâm 20g , hoài sơn 16g , thiên môn , thục địa mỗi vị 12g , mạch nha , quy bản , tang bạch bì , mỗi vị 10g , trần bì 6g . Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm phế quản cấp tính ( thanh táo cứu phế thang )

Chữa lao phổi

  • Mạch môn 12g , đảng sâm , hoài sơn , bạch truật , mỗi vị 16g , ý dĩ , thiên môn , quy bản , mỗi vị 12g , a giao 8g , sắc uống ngày một thang

Chữa nhồi máu cơ tim

  • Mạch môn , nhân sâm , ngũ vị tử , mỗi vị 12g , cam thảo 6g , sắc uống

Chữa suy nhược thần kinh thể âm hư hỏa vượng ( chu sa an thần thang gia giảm )

  • Mạch môn , sinh địa , đương quy , bạch thược , mỗi vị 12g , xuyên liên , toan táo nhân , phục linh , mỗi vị 8g , cam thảo 6g , chu sa 0.6g . Sắc uống ngày một thang.

Chữa bệnh tâm thần , sau cơn phát cuồng , người bệnh mệt mỏi , gầy yếu

  • Mạch môn , sinh địa , huyền sâm , mỗi vị 12g , hoàng cầm , hoàng liên , táo nhân , mộc thông , mỗi vị 8g , cam thảo 6g , đăng tâm 4g , sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm phổi trẻ em ( nhân sâm ngũ vị thang )

Chữa sởi ở thời kỳ sởi bay , ho , miệng khô

  • Mạch môn 6g , sa sâm 12g , huyền sâm , ngân sài hồ, mỗi vị 8g , đảng sâm 6g , cam thảo 4g , long đờm thảo , đăng tâm , mỗi vị 2g . Sắc uống.

Chữa ho gà gia đoạn hồi phục

  • Mạch môn 12g , thiên môn , bách bộ , mỗi vị 16g , sa sâm 12g , sắc uống
  • Mạch môn , bách bộ , sa sâm , mỗi vị 8g , cát cánh 6g , cam thảo , tử uyển , kinh giới , mỗi vị 4g , trần bì 2g , sắc uống.

Chữa viêm não Nhật Bản B

Chữa viêm nào Nhật Bản giai đoạn hồi phục

Chữa kinh nguyệt trước kỳ ( lưỡng địa thang )

Chữa ít sữa , hoặc sữa không xuống ( thông nhũ dan gia giảm )

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Đặc điểm bột dược liệu

Mảnh bần gồm những tế bào nhiều cạnh có màng dày. Mảnh mô mềm gồm tế bào có màng mỏng, hình tròn hoặc nhiều cạnh, có chứa tinh thể calci oxalat hình kim dài 40 – 70 µm, rộng 2 – 4 µm, đứng riêng rẽ hay xếp thành từng bó. Tế bào mô cứng hình chữ nhật có thành dày, khoang rộng, có ống trao đổi rõ, thường xếp thành từng đám, có nhiều tinh bột.

2. Định tính

– Quan sát mặt cắt ngang của dược liệu dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm thấy có phát quang màu xanh nhạt sáng, mạnh nhất ở vùng lõi và giảm dần ở vùng vỏ.

– Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15 ml ethanol 70% (TT), đun hồi lưu trên bếp cách thủy 15 phút, lọc. Lấy khoảng 1 ml dịch lọc pha loãng với nước cất thành 10 ml. Lắc mạnh 15 giây, có bọt bền.

– Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15 ml nước, đun trong cách thủy 15 phút, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc thêm 1 ml thuốc thử Fehling, đun sôi, có kết tủa đỏ gạch.

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 60% chất chiết được trong nước tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng ghi trong chuyên luận xác định các chất chiết được trong dược liệu (Phụ lục 12.10). Dùng 1,0 g dược liệu, thêm 40 ml nước, chiết 3 lần, mỗi lần 30 phút, gộp các dịch chiết, cô trong cách thủy đến cắn.

3. Tiêu chuẩn đánh giá khác

  • Độ ẩm: không quá 18%
  • Tro toàn phần: không quá 5%
  • Tro không tan trong acid hydrocloric: không quá 1%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Dược điển Việt Nam IV
  • Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập 1, 2
  • Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img