Phù Bình

Phù bình là cây thảo thuỷ sinh nổi. Thân đâm chồi, mang các nhánh ngắn, có lá mọc chụm lại. Lá màu lục tươi, có nhiều lông như nhung và không thấm nước.

Dược liệu Phù Bình

  1. Tên khoa học: Herba Pistiae
  2. Tên gọi khác: đại phù bình, bèo ván, bèo tai tượng, bèo tía, thủy phù liên, đại phiêu
  3. Tính vị, quy kinh: Cay, lạnh. Vào kinh phế.
  4. Bộ phận dùng: toàn thân
  5. Đặc điểm sản phẩm: Dược liệu dạng lá phẳng, dẹt, hình trứng hoặc hình trứng tròn, mặt trên màu lục nhạt hoặc lục xám, mép nguyên. Mặt dưới màu lục tía hoặc tía nâu. Thể nhẹ, chất mềm dễ vỡ nát. Mùi nhẹ, vị nhạt.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: mọc nhiều ở các nước nhiệt đới và ôn đới khác như miền Hoa Nam, Hoa Đông ( Trung Quốc ), Malaixia, Philippin, Campuchia
    – Việt Nam: phân bố ở ao hồ khắp cả nước
  7. Thời gian thu hoạch: thu hoạch vào tháng 6 – 9

CHI TIẾT DƯỢC LIỆU PHÙ BÌNH

Là toàn cây Phù bình ( Spirodela polyrhiza Schleid) khác với vị Bèo cái hoặc còn gọi là Đại phù bình, Bèo tía, Bèo ván. Tên khoa học là Pista stratiotes L. thuộc họ Ráy (Araceae). Vị cay, tính hàn qui kinh phế.

Dược liệu Phù Bình
Dược Liệu Phù Bình

Thành phần chủ yếu:

  • Trong vị Phù bình thuốc Bắc có potassium acetate clouua kali, các hợp chất iod và bromidum.

Tác dụng dược lý:

  • Thuốc có tác dụng phát hãn khu phong hành thủy. Qua nghiên cứu nhận thấy thuốc có tác dụng:
  • Giải nhiệt: Trên thực nghiệm súc vật chứng minh nước sắc và nước ngâm Phù bình có tác dụng hạ nhiệt yếu.
  • Lợi tiểu: Chủ yếu do các thành phần potassium acetate và clorua kali.

Bài Thuốc Dược Liệu Phù Bình

Giải độc thúc sởi mọc: Trường hợp sởi khó mọc, mọc không đều, dùng:

  • Phù bình 8g, Thán liễu 8g, sắc nước uống, ngoài dùng Phù bình 40 – 160g, sắc nước tắm toàn thân.

Lợi tiểu tiêu phù:

  • Chữa viêm cầu thận cấp, tiểu ít, có biểu chứng. Dùng bài Bình đậu qua bì thang: Phù bình 8g, Mộc tặc thảo 12g, Liên kiều 12g, Xích tiểu đậu 20g, Đông qua bì 16g, Tây qua bì 12g, Ma hoàng 4g, Cam thảo 4g, sắc nước uống.

Chữa mề đay ( Urticaire) : dùng bài:

  • Phù bình 8 – 12g, Kinh giới 8 – 12g, Phòng phong 8g, Thuyền thoái 2 – 4g, Nhân trần 12g, Cam thảo 4g, sắc nước uống. Cũng có thể dùng độc vị Bèo cái 50g rửa sạch sao vàng sắc nước uống trong 2 – 3 ngày.
  • Chữa ecpet loang vòng: Rửa sạch vết lóet bằng nước sắc Bèo cái, rồi rắc tro Bèo cái lên.
  • Có người dùng Bèo cái chữa chứng Hen suyễn.

Chữa hen suyễn,

  • dùng 100g Bèo cái tươi, bỏ rễ, giã nát vắt lấy nước, pha với xirô chanh, ngày dùng 1-2 lần 100ml, điều trị trong 2-3 tháng. Có người còn dùng bèo nấu với cơm nếp ăn trị hen.

Chữa eczena

  • dùng Bèo cái, rửa sạch, thêm muối giã nát, đắp ngày một lần, trong 7-10 ngày. Ðồng thời với việc đắp ở bên ngoài, nên uống những thang thuốc giải độc có Kim ngân hoa, Bồ công anh.

Liều lượng thường dùng:

  • Khô: 4 – 8g.
  • Nếu dùng tươi có thể 40 – 160g, dùng ngoài tùy theo yêu cầu.

Chú ý lúc dùng thuốc:

  • Dùng thận trọng đối với người hư nhược, tự ra mồ hôi nhiều.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img