Rau Răm

Rau Răm là một cây rau gia vị của người Việt, rất phổ biến trong các bữa ăn như một loại rau thơm được nhiều người ưa thích. Ngoài ra, rau răm còn là một dược liệu chữa một số bệnh thông thường hàng ngày

  1. Rau răm hay còn gọi là thủy liễu.
  2. Tên khoa học Polygonum odoratum Lour.
  3. Thuộc họ Rau răm Polygonaceae.

rau ram 6081
Mô tả cây Rau Răm

Cây sống & thu hái quanh năm, toàn thân rễ và lá vò đều có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Thân mọc bò, mỗi đốt mọc ra rất nhiều rễ, có từng phần thân mọc thẳng đứng lên cao chừng 35-40cm. Lá đơn mọc so le, hình mác hay hình trứng mác, cuống ngắn Bẹ chìa ngắn, chỉ đạt 1/5 hay 1/5 chiều dài mỗi đốt, trên mặt có những gân chạy song song, dài khỏi bẹ chìa thanh những bông dài.

Kết quả hình ảnh cho rau răm

Hoa mọc thành bông hẹp, gầy, đơn độc hoặc xếp đôi hay thành chùm có ít nhánh. Quả nhỏ, ba cạnh, hai đầu nhọn, bóng nhẵn.

Phân bố, thu hái và chế biến rau răm

Rau răm là loại cây thích ẩm, chịu nóng và có thể sống trong môi trường ngập nước. Rau dễ trồng đến mức tồn tại gần như hoang dại bởi có khả năng mọc chồi gốc và chồi thân khỏe. Một số người hái thân và lá dùng làm thuốc. Dùng tươi, ít phải chế biến gì khác.

Công dụng và liều dùng

  1. Chữa rắn cắn: Để chữa rắn cắn, người ta hái lấy khoảng 20 ngọn rau răm giã nát vắt lấy nước uống. Bã đắp lên nơi rắn cắn. Thường trong vòng 15 phút sau đỡ đau và sau 3 giờ hết sung tấy.
  2. Đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
  3. Cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc: rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Sắc uống.
  4. Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày
  5. Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm)
  6. Chữa hắc lào, sâu quảng: Cả cây giã nát, thêm rượu vào, bôi lên nơi hắc lào, chốc lở đã rửa sạch.

Tác dụng phụ của Rau răm

Rau răm không độc, nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên.

  1. Ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.
  2. Phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết.
  3. Người có thai không nên ăn nhiều rau răm, vì có thể gây sảy thai.
  4. Những người máu nóng, ốm gầy đặc biệt không nên ăn rau răm.

Nguồn tham khảo: Trần Ngọc Vân, 17-3-2015 theo Đỗ Tất Lợi(2004) Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, trang 547.

Rau răm là cây rau thường được dân ta dùng nhiều để ăn sống trong các bữa ăn như là một vị rau thơm. Đặc biệt một số món kết hợp không thể thiếu rau răm là món trứng lộn… Với tôi thì rất thích món canh rau răm nấu vơí thịt bò băm 🙂

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img