Cây Sả – Một cây gia vị thân quen với người Việt. Ngoài làm gia vị trong ẩm thực, Sả còn có nhiều công dụng trong chữa bệnh phòng ngừa cảm cúm..
Dược liệu : Sả Chanh
- Tên khoa học: Cymbopogon spp.
- Tên gọi khác: cỏ sả, hương mao, sả chanh, cà phéc (Tày), phắc châu (Thái) , chà gụn (Dao).
- Tính vị, quy kinh: vị cay the, mùi thơm, tính ấm, quy kinh phế, tỳ, vị
- Bộ phận dùng: toàn cây sả
- Đặc điểm sản phẩm: thân ngắn có đốt, lá hình dải, ngắn hơn dóng thân, phẳng, gốc hẹp, đầu họn, mép lá sắc, không lông hoặc ít lông ở phần gốc, bẹ là thuôn dài.
- Phân bố vùng miền:
– Thế giới: vùng nhiệt đới châu Á như các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung và Nam Mỹ, Madagasca và châu Phi.
– Việt Nam: Đồng bằng và trung du bắc bộ , trung bộ, Tây Nguyên… - Thời gian thu hoạch: quanh năm
Mô tả cây dược liệu Sả
Sả được sử dụng rộng rãi như là một loại cây thuốc và gia vị tại các nước châu Á (đặc biệt là của người Thái, người Lào, người Khmer và người Việt) cũng như tại khu vực Caribe. Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống. Phần thân cây là khá cứng để có thể ăn, ngoại trừ phân thân non và mềm bên trong. Tuy nhiên, người ta có thể thái nhỏ và thêm vào trong các gia vị. Nó cũng có thể để thâm lại và bổ sung toàn bộ do nó tiết ra tinh dầu thơm từ các túi chứa dịch nước trong thân cây.
- Thành phần chính trong tinh dầu sả là citral (3,7-đimêtyl-2,6-octađienal)
Sả nói chung được dùng trong chè, súp và các món cà ri. Nó cũng rất thích hợp cho các món chế biến từ thịt gia cầm, cá và hải sản. Nó thường được sử dụng như một loại chè tại một số quốc gia châu Phi (ví dụ Togo).
Sả dịu (Cymbopogon flexuosus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, Sri Lanka, Myanma và Thái Lan trong khi sả chanh (Cymbopogon citratus) được cho là có nguồn gốc từ Malaysia. Hai loài này có thể được sử dụng tương tự như nhau, tuy nhiên C. citratus phù hợp hơn khi dùng cho ẩm thực. Tại Ấn Độ, C. citratus được dùng cả trong y học và trong sản xuất nước hoa.
Sả Sri Lanka (Cymbopogon nardus) và sả Java (Cymbopogon winterianus) là tương tự như các loài trên, nhưng có thể mọc cao tới 2 m và có phần gốc cây màu đỏ. Các loài này được dùng để sản xuất tinh dầu sả, được dùng trong xà phòng, thuốc trừ muỗi trong các loại bình xịt diệt côn trùng hay nến cũng như trong điều trị bằng xoa bóp dầu thơm. Các thành phần cơ bản của tinh dầu sả, geraniol và citronellol, là các chất khử trùng, vì thế nó được dùng trong các chất tẩy uế và xà phòng dùng trong gia đình. Ngoài việc sản xuất tinh dầu sả, cả hai loài này cũng được dùng trong ẩm thực hay làm chè uống.
Sả hồng hay sả hoa hồng (Cymbopogon martinii) là một loài khác được sử dụng trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Nó là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi cao tới 150 cm với các lá nhỏ và thân củ nhỏ hơn so với các loài trên. Các lá và hoa chứa tinh dầu có hương vị thơm ngọt, được sử dụng trong sản xuất geraniol. Nó cũng được chưng cất thành tinh dầu palmarosa và được sử dụng trong điều trị bằng dầu thơm vì có tác dụng làm dịu để giảm bớt các căng thẳng thần kinh.
Một thứ của sả miền núi cao (chưa xác định được tên khoa học) gọi là juzai, được dùng trong ẩm thực của người Kyrgyz, Đông Can và Duy Ngô Nhĩ.
Cây Sả & Công Dụng
Sả trong ẩm thực
- Sả chanh được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, như trong món gà xào sả. Sả là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó.
Sả trong Y học
- Giải độc, giúp tăng xương khớp thần kinh,giảm huyết áp, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho da nhất là chị em phụ nữ, giảm đau,chống sốt,chống khuẩn,bệnh nấm
Sả sản xuất tinh dầu
- Sả chanh được dùng để sản xuất tinh dầu, tên thương phẩm là West Indian Lemongrass oil.
- Hàm lượng tinh dầu trong cây sả chanh từ 0,46 % đến 0,55 %. Tinh dầu sả chanh chứa 65-85% citral và các hoạt chất tương tự myrcene, có tính kháng khuẩn và giảm đau; citronella; citronellol và geranilol
Bài thuốc với Cây Sả
Giải cảm lạnh:
- Nồi xông giải cảm lạnh, cúm. Nấu cùng các loại lá thơm khác (bưởi, tía tô, lá tre…).
- Kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)… đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.
- Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3 – 4 củ tỏi (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông sẽ trị được nhức đầu (do thời tiết).
- Lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ.
- Lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ.
- Kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)… đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.
Gói bột giải cảm:
- sả khô bỏ rễ 40g, hoắc hương khô 40g, bạc hà khô 40g, vỏ quýt lâu năm 20g, củ gấu (đã chế biến) 20g, cam thảo 20g. Sấy khô, tán bột đóng gói 20g. Người lớn ngày 2 gói chia 4 lần. Trẻ em liều 1/2. Uống với nước nóng, đi nằm cho ra mồ hôi. Nếu có nôn cho 3 lát gừng hãm lấy nước uống cùng.
Chữa tiêu chảy do lạnh (hàn thấp):
- củ sả sao 12g, riềng sao 12g, gừng tươi nướng 8g, nụ sim 8g (hoặc búp ổi sao 12g). Lấy 500ml nước sắc còn 1/2. Chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa ho do lạnh:
- củ sả tươi 30g, gừng tươi 20g, mật ong 30g. Giã sả với gừng lọc lấy 200ml nước, hòa với mật ong đun nhỏ lửa cho sôi là được. Chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa chấn thương sưng đau:
- củ sả già 12g, muồng 12g, rau má 12g, rễ tranh 12g, cỏ mực 12g, ké đầu ngựa 12g, cỏ màn chầu 12g, ngải xanh 8g, rễ nhàu 8g, gừng 3 lát, thuốc cứu 4g. Sắc 3 bát còn 1 bát, hòa với 1 ly rượu nhỏ để uống.
Giảm cảm giác buồn nôn khi có thai:
- củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày.
Giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực:
- lá sả tươi 30 – 40g nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút, uống.
Trị nhức đầu:
- lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu với vài củ tỏi nấu nước xông.
Trị ho:
- rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40oC vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng), trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10ml.
Sạch răng miệng:
- củ sả non rửa thật sạch, xắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng, dùng để súc miệng.
Trị đau răng:
- sắc sả lấy nước súc miệng hàng ngày.
Trị hôi nách:
- củ sả, giã nát, hợp với phèn phi, bôi ngày 1 lần. Dùng liên tục 7 – 10 ngày giúp cải thiện mùi hôi đáng kể.
Trị ăn uống không tiêu, đầy bụng:
- củ sả giã nát, ép lấy nước cốt, phối hợp với mạch nha uống.
Trị đau dạ dày, tiêu chảy do lạnh:
- củ sả 12g, gừng nướng sém vỏ ngoài 6 – 12g, củ riềng (sao) 12g, hương phụ (sao) 12g, sắc với 750ml nước, còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Trị tiêu chảy:
- Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quít, hậu phác, mỗi vị 6g; sắc uống.
- Rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống.
Trị đau khớp:
- tinh dầu sả trộn với dầu dừa bôi vào chỗ đau hoặc sưng.
Trị phù nề chân, tiểu ít, thấp thũng:
- lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 – 4 ngày.
Trị hai chân tự nhiên phù:
- củ sả 12g, lá và bông mã đề 12g, sắc uống thay nước trà.
Cây sả là cây gia vị trong bữa ăn hàng ngày & không thể thiếu với một số món ăn. Ngoài ra cây sả còn là dược liệu trong một số bài thuốc dân gian chữa cảm mạo & một số bệnh