Sơn Thù Du

Sơn thù du còn gọi là Sơn thù, Thù nhục, Táo bì dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là quả bỏ hột của cây Sơn thù du

Dược liệu: Sơn Thù Du

  1. Tên khoa học: Fructus Corni officinalis
  2. Tên gọi khác: sơn thù, thù nhục
  3. Tính vị, quy kinh: Chua, chát, ấm.Vào các kinh can, thận.
  4. Bộ phận dùng: quả chín
  5. Đặc điểm sản phẩm: Quả bị vỡ, nhăn nheo do bị tách bỏ hạt. Quả hình trứng, mặt ngoài màu đỏ tía đến tím đen, nhăn nheo, sáng bóng. Đỉnh quả có vết hình tròn của đài bền, đáy quả có vết của cuống quả. Chất mềm, mùi nhẹ, vị chua, đắng nhẹ.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Trung Quốc: Thiềm Tây, Hà Nam, Sơn Đông, Triết Giang, Tứ Xuyên.
    – Việt Nam: vùng núi cao Hoàng Liên Sơn ( huyện Sa Pa – Lào Cai ), Ba Vì (Hà Tây) hoặc Chư Yang Sin ( Đắc Lắc)
  7. Thời gian thu hoạch: Cuối thu đầu đông

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật Sơn Thù Du

Cây nhỏ, cao chừng 4m, vỏ thân xám nâu, cành nhỏ không có long. Lá mọc đơn đối, có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, đầu nhọn, đáy tròn, mép nguyên, 5-7 đôi gân phụ. Hoa nở trước lá, mọc thành tán. Hoa nhỏ màu vàng. Quả hạch hình trái xoan, dài 1,2-1,5cm, đường kính 7mm, khi chín có màu đỏ tươi, nhẵn nhưng khi khô nhăn nheo hình mạng

Dược Liệu Sơn thù
Sơn Thù Du

2. Phân bố

  • Thế giới: Trung Quốc: Thiềm Tây, Hà Nam, Sơn Đông, Triết Giang, Tứ Xuyên.
  • Việt Nam: vùng núi cao Hoàng Liên Sơn ( huyện Sa Pa – Lào Cai ), Ba Vì (Hà Tây) hoặc Chư Yang Sin ( Đắc Lắc)

3. Bộ phận dùng

  • Quả chín đã phơi hay sấy khô, bỏ hạt của cây Sơn thù du (Cornus officinalis Sieb. et Zucc.), họ Thù du (Cornaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hoạch vào cuối thu, đầu mùa đông, thu hái khi vỏ quả chưa chuyển sang màu đi.
  • Chế biến: sấy ở nhiệt độ thấp hoặc nhúng vào nước sôi cho chín tái rồi kịp thời bóc bỏ hạt, lấy cùi, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô, mát.

5. Mô tả dược liệu Sơn Thù

Quả bị vỡ, nhăn nheo do bị tách bỏ hạt. Quả hình trứng, dài 1 – 1,5 cm, rộng 0,5 – 1 cm. Mặt ngoài màu đỏ tía đến tím đen, nhăn nheo, sáng bóng. Đỉnh quả có vết hình tròn của đài bền, đáy quả có vết của cuống quả. Chất mềm, mùi nhẹ, vị chua, đắng nhẹ.

6. Thành phần hóa học

  • Trong dược liệu sơn thù du có saponozit, tannin, axit galic, axit malic, axit tactric và cocnin.

7. Phân biệt thật giả

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Bổ can thận, cố tinh sáp niệu.
  • Công dụng: Chủ trị: di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 6 – 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

10. Lưu ý, kiêng kị 

  • Dùng thận trọng khi tiểu khó, ít.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Sơn Thù

Sơn thù nhục thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị các chứng do cơ thể hư nhược như:

Trị chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể do thận hư, biểu hiện liệt dương, di tinh, váng đầu, ù tai, điếc tai, tiểu nhiều lần.

  • Thảo hoàn đơn: Sơn thù, Bổ cốt chỉ, Đương qui đều 10g, Xạ hương 0,1g, tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống với nước muối nhạt.
  • Sơn thù, Thạch xương bồ, Địa hoàng, Cam cúc hoa, Hoàng bá, Ngũ vị tử lượng bằng nhau 6g, sắc uống hàng ngày hay ngâm rượu uống, uống 15 ngày, nghỉ 10 ngày rồi uống tiếp 3 – 5 lần.

Trị chứng ra mồ hôi trẻ em hoặc cơ thể suy nhược sau khi mắc bệnh:

  • Lai phục thang: Sơn thù, Đảng sâm đều 30g, Sinh Long cốt, Sinh mẫu lệ, Sinh Bạch thược đều 12g, Cam thảo 3g, sắc uống. Trị ra mồ hôi nhiều.
  • Sinh Mẫu lệ 10 – 15g ( sắc trước), Phù tiểu mạch 6 – 15g, Sơn thù nhục 6 – 10g sắc uống. Trị chứng ra mồ hôi ở trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng.

Trị phụ nữ kinh nguyệt ra nhiều do cơ thể yếu hoặc do tiểu cầu giảm dùng bài:

Trị chứng tăng cholesterol máu: dùng bài:

  • Lục vị địa hoàng ( Tiểu nhi dược chứng trực huyết): Thục địa 20g, Hoài sơn, Sơn thù đều 10g, Trạch tả, Phục linh, Đơn bì đều 8g, sắc uống.

Liều lượng thường dùng và chú ý:

  • Liều thường dùng: uống 6 – 12g, lúc cần có thể dùng 30g cho vào thuốc thang sắc uống.

 

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Bột

Màu nâu đỏ. Tế bào biểu bì vỏ quả có hình đa giác hoặc hình chữ nhật, đường kính 16 – 30 m, thành tế bào ở mặt ngoài biểu bì dày, sần sùi, cutin hoá. Khoang chứa sắc tố màu vàng cam nhạt. Tế bào vỏ quả giữa màu nâu vàng cam, phần nhiều bị nhăn. Cụm tinh thể calci oxalat có đường kính 12 – 32 m ít thấy. Tế bào đá hình vuông, hình trứng, hình chữ nhật, các lỗ rõ và có một khoang lớn. Nhiều hạt tinh bột hình trứng, đôi khi có rốn phân nhánh và vân mờ. Mảnh mạch điểm, mạch vạch, mạch vòng.

2. Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Cyclohexan – cloroform – ethylacetat (20:5:8).

Dung dịch thử: Cân khoảng 1 g bột dược liệu thô, cho vào bình chiết Soxhlet, chiết bằng ether dầu hoả (30 – 600C) (TT) trong 4 giờ. Bốc hơi dịch chiết đến cắn. Ngâm rửa cặn 2 lần, mỗi lần 2 phút với 15 ml ether dầu hoả (30 – 600C), gạn bỏ ether dầu hoả. Cắn được hoà tan trong hỗn hợp ethanol – cloroform (3 : 2) bằng cách đun nóng nhẹ.

Dung dịch đối chiếu: Cân một lượng acid ursolic chuẩn, hoà tan trong ethanol (TT) để được dung dịch chứa 0,5 mg/ml. Nếu không có chất chuẩn, dùng khoảng 1 g bột Sơn thù (mẫu chuẩn) rồi chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l mỗi dung dịch thử và dung dịch chất đối chiếu. Sau khi triển khai xong, để khô bản mỏng ngoài không khí rồi phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT), sấy ở 110 oC trong 5 – 7 phút tới khi xuất hiện vết màu đỏ tía. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

3. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm

  • Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

  • Hạt và cuống quả còn sót lại: Không quá 3 %.
  • Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Tro toàn phần 

  • Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8) .

Tro không tan trong acid

  • Không quá 0,5 % (Phụ lục 9.7) .

Chất chiết được trong dược liệu

  • Không ít hơn 50,0 %.
  • Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10), dùng nước làm dung môi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img