Viêm Tai Giữa – Căn Bệnh Phổ Biến Nhất Với Trẻ Em

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến nhiều người gặp phải. Song những kiến thức về bệnh không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn chính xác nhất về bệnh.

viem tai giua
Mô tả ốc xương tai

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm ( nằm sau màng nhĩ). Viêm tai giữa sẽ tạo ra dịch bên trong hòm nhĩ, dịch này có thể vô trùng hoặc nhiễm trùng.

Viêm tai giữa là một trrong những bệnh lý tai mũi họng hay gặp nhất, chỉ đứng thứ sau viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp ở trẻ em. Viêm tai giữa ở người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm. Đặc biệt, một khi bệnh trở nặng, sẽ rất dễ gây biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm, viem màng não, áp xe não…. có thể gây tử vong ở trẻ.

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa

Một số nguyên nhân gây viêm tai giữa thường gặp :

  • Nhiễm trùng mũi họng do vi khuẩn, virus
  • Tắc vòi nhĩ do sùi, u vòm họng, viêm mũi xoang có mủ
  • Viêm đường hô hấp
  • Do dị nguyên
  • Bệnh trào ngược dạ dày
  • Do không khí ô niễm
  • Cảm lạnh

Trẻ em có nguy cơ dễ bị viêm tai hơn, do ống eustachian (màng lót có kích thước bằng một chiếc bút chì nối mặt sau của mũi với tai giữa) ở trẻ nhỏ hơn và nằm ngang so với ống ở hầu hết người lớn. Nếu  người nào có ống eustachian nhỏ hoặc không phát triển nhiều về độ dốc thì có nguy cơ cao bị viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm tai như:

  • Hút thuốc, sống trong môi trường nhiều khói thuốc
  • Dị ứng theo mùa hoặc quanh năm
  • Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên…

Các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa

Cũng giống bất kỳ bệnh lỹ nào khác. Viêm tai giữa cũng có những triệu chứng để nhận biết bao gồm:

  • Đau tai
  • Chảy nước tai
  • Giảm sức nghe
  • Ù tai
  • Chóng mặt
  • Sổt
  • Sưng sau tai
  • Chán ăn
  • Khó ngủ

Điều trị nhiễm trùng tai giữa

Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị viêm tai giữa nhưng phần lớn các trường hợp các bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị nội khoa trước. Kháng sinh là thuốc lựa chọn hàng đầu, không thể thiếu trong điều trị viêm tai giữa. Sau khi làm kháng sinh đồ cấy mủ ai, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để chỉ định loại kháng sinh phù hợp cho bạn.

Bệnh viêm tai giữa xảy ra như thế nào? Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị - Phòng Khám Nhi Việt

Thời gian điều trị viêm tai giữa tối thiểu thường trong 8 ngày. Nếu màng nhĩ không có bất kỳ dấu hiểu thủng nào, bệnh nhân sẽ được dùng thêm thuốc nhỏ tai. Trường hợp màng nhĩ thủng bác sĩ sẽ chỉ định nhỏ tai loại không độc cho tai trong 3-4 ngày đầu để khoosg chế sự hình thành mủ làm bít dẫn lưu. Tiếp theo đó sẽ rửa bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già. Ngoài ra cũng có thể thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ

Trường hợp bệnh nhân dùng kháng sinh không hiệu quả, lúc này sẽ phải tiến hành chích rạch màng nhĩ để đặt ống thông nhi Diablo. Nếu viêm tai giữa đi kèm với viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi viêm amidan phì đai thì cần tiến hành nạo viêm amidan.

Nếu trong sau khi điều trị nội khoa mà tình trạng của người bệnh khoog khả quan, buộc sẽ phải áp dụng các thủ thuật ngoại khoa như phẫu thuật hòm nhĩ, khoát xương chũm,…

Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa

Để giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa, bạn nên:

  • Giữ tai sạch sẽ bằng cách rửa chúng và sử dụng tăm bông cẩn thận. Hãy làm khô tai hoàn toàn sau khi bơi hoặc tắm.
  • Không hút thuốc và tránh hút thuốc nhiều nhất có thể.
  • Quản lý dị ứng của bạn bằng cách tránh các tác nhân và theo kịp với thuốc dị ứng.
  • Rửa tay kỹ, và cố gắng tránh những người bị cảm lạnh hoặc các vấn đề hô hấp trên.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ và tiêm những vacxin cần thiết.

Tham khảo Điều trị viêm tai giữa bằng dược liệu

Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng tây y, điều trị viêm tai giữa bằng đông y cũng được nhiều người lựa chọn. Một số bài thuốc chữa viêm tai giữa từ dược liệu như:

xuyên khung

Bài 1: Xuyên khung, thạch xương bồ, cam thảo, đượng quy, bạch linh, kinh giới, ngân hoa, hoàng bá… Cho các nguyên liệu trên vào ấm, sắc với 1-2 bát nước. Khi nước đã sôi kỹ và đặc lại thì tắt bếp. Chia lượng thuốc này thành 2 lần dùng. Uống liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm bớt.

Bài 2: 20 g lá diếp cá rửa sạch cho vào sắc với vài quả táo đỏ và 2 bát nước. Sau khi thu được dịch thuốc chia thành 3 lần uống trong ngày. Các triệu chứng bệnh sẽ giảm bớt sau vài ngày kiên trì uống.

Còn rất nhiều bài thuốc hay từ dược liệu bạn có thể áp dụng để chữa viêm tai giữa. Trên dây là hai bài thuốc điển hình nhất được áp dụng phổ biến hơn cả. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng để điều trị viêm tai giữa cho mình và người thân.

Tham khảo thêm

Dày sừng nang lông căn bệnh về da phổ biến mà...

Dày sừng nang lông là bệnh về da khá phổ biến, khởi phát ở mọi lứa tuổi & thường gặp nhiều từ 6 đến...
Bệnh Thường Gặp
5
minutes
dau mat do

Những thông tin về bệnh đau mắt đỏ nên biết ?

Đau mắt đỏ thường khởi phát đột ngột, rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Bệnh chưa có vắc xin dự phòng...
Bệnh Thường Gặp
10
minutes
benh viem da co dia

Bệnh Viêm Da Cơ Địa – Nhận Biết & Nguyên Nhân...

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis hay gọi tắt là AD) là loại bệnh thường gặp ở trẻ em (1 trong 5 bé) và...
Bệnh Thường Gặp
10
minutes
quai bị

Bệnh Quai Bị | Nguyên Nhân – Cách Phòng Tránh ?

Bệnh quai bị vẫn là một trong những bệnh phổ biến hiện nay. Phần lớn biến chứng do quai bị gây ra thường ảnh...
Bệnh Thường Gặp
8
minutes
spot_imgspot_img