Bệnh Viêm Xoang & Những Điều Cần Biết

Nếu bạn đang tìm thông tin về bệnh lý viêm xoang thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.

Xoang là gì?

bệnh viêm xoang
Bệnh Viêm Xoang là gì ?

Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, nằm xung quanh hốc mũi, thông với hốc mũi. Ở người trưởng thành, có 5 đôi xoang được chia làm hai nhóm:

  • Nhóm xoang trước gồm: xong sàng trước, xoang trán, xoang hàm, được dẫn lưu qua khe giữa hốc mũi.
  • Nhóm xoang sau gồm: xoang sàng sau và xoang bướm được dẫn lưu qua khe trên.

Nhờ cấu tạo rỗng, xoang giúp là giảm trọng lượng hộp sọ và hình thành nên âm thanh tiếng nói. Các hốc xoang thông với nhau như những chiếc thùng cộng hưởng giúp khuếch đại âm thanh khi chúng ta giao tiếp. Giọng nói của mỗi  người khác nhau là do cấu tạo khác nhau về hệ  thống xoang.

Bề mặt xoang được ba phủ bởi một lớp niêm mạc gồm các lông chuyển và các tuyến tiết giúp nó thực hiện chức năng miên dịch. Khi các dị vật, virus, vi khuẩn xâm nhập vào xoang, bị vướng vào các long chuyển, tuyến tiết sẽ tiết nhầy nhằm hòa loãng dị vật, đồng thời kết hợp với lông chuyển tống chúng ra ngoài.

Ngoài ra niêm mạc xoang còn giúp làm ấm và làm sạch lượng không khí đi vào cơ thể. Do vậy nếu chức năng này bị suy giảm khi xoang gặp vấn đề sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh – khí – phế quản, viêm phổi…

Bệnh Viêm Xoang là gì ?

Viêm xoang là bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi – đa số do nhiễm trùng. Viêm xoang chia thành cấp tính và mạn tính.

Trong các xoang của bạn, xoang sàng là xoang bị viêm sớm nhất. Xoang hàm thường bị viêm từ lúc 4 – 5 tuổi. Các xoang khác thường bị viêm muộn hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân bị viêm xoang?

viêm xoang
Nguyên nhân bị viêm xoang?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm xoang như:

  1. Môi trường ô nhiễm

Ô nhiễm không khí, bụi, khói, ô nhiễm nguồn nước,… đâu đâu cũng chứa hàng tá vi khuẩn. Điều này sẽ khiến bạn dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp nhất là viêm mũi, viêm xoang,…

  1. Cơ địa dị ứng

Bạn có biết, khi dị ứng hóa chất hay đồ ăn, niêm mạc mũi sẽ bị phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây viêm xoang.

  1. Sức đề kháng kém

Sức đề kháng của cơ thể  kém, khi vi khuẩn, virus… tấn công, cơ thể bạn sẽ không đủ sức đề kháng chống lại dẫn đến suy giảm miễn dịch, làm yếu niêm mạc đường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Từ đó, dễ mắc các bệnh như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,…

  1. Vệ sinh kém

Không vệ sinh cá nhân, tay chân sạch sẽ, bạn rất dễ lây nhiễm các loại vi khuẩn, virus… vào mũi, gây viêm mũi, viêm xoang..

  1. Viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi,..)

Viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn hoặc mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên cũng sẽ dẫn đến viêm xoang

Bên cạnh các nguyên nhân trên  thì mang thai, trào ngược dạ dày thực quản…  cũng là một trong nhiều nguy cơ có thể khiến bạn mắc viêm xoang.

Các triệu chứng bạn gặp phải khi mắc viêm xoang là gì?

Nếu không may mắc viêm xoang, bạn sẽ phải khổ sở với đống triệu chứng:

  1. Đau nhức.

Vùng bị đau nhức sẽ tùy thuộc vào vùng xoang bị viêm:

  • Nếu bị xoang trán: bạn sẽ bị nhức giữa 2 lông mày. Thông thường đau vào  10 giờ sáng.
  • Nếu bị xoang sàng trước: bạn sẽ nhức giữa hai mắt
  • Nếu bị xoang sàng sau hoặc xoang bướm: bạn sẽ bị nhức sâu bên trong và nhức vùng gáy.
  • Nếu bị  đau xoang hàm: nhức vùng má là biểu hiện khiến bạn khó chịu vô cùng
  1. Chảy nước mũi

Nếu bị viêm xoang trước nước mũi sẽ chảy ra mũi trước. Còn nếu viêm các xoang sau: nước mũi sẽ chảy vào họng, dễ khiến bạn mắc các bệnh lý viêm họng…

  1. Nghẹt mũi

Bạn có thể nghẹt 1 bên hoặc nghẹt cả hai bên. Triệu chứng này sẽ dễ phá vỡ giấc ngủ của bạn nếu xảy ra vào ban đêm.

  1. Điếc mũi

Tình trạng điêc mũi thường xảy ra  khi mũi bạn bị viêm nặng, phù nề nhiều khiến mùi hương không thể len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.

Dù có các triệu chứng khá rõ rệt nhưng viêm xoang dễ phát hiện vì tất cả các triệu chứng không phải biểu hiện cùng lúc hay bộc lộ hết ở một bệnh nhân mà thường biểu hiện đơn độc. Ngoài ra còn dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm mũi dị ứng.

Ngoài ra, ở những người bị viêm xoang hàm do mắc bệnh lý về răng, vi khuẩn sâu răng sẽ xâm nhập vào xoang gây nhiễm trùng, nước mũi có thể có mùi hôi.

Bạn phải làm sao nếu có dấu hiệu viêm xoang?

Viêm xoang là bệnh vô cùng khó chịu, khiến người bệnh mệt mỏi, giảm năng suất học tập, làm việc. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh rất dễ dẫn đến một số biến chứng như viêm họng mạn, viêm phế quản mạn tính, viêm dây thần kinh thị giác…

Do vậy, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào của mũi bạn nên đi khám để được phát hiện và điều trị kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm xoang như dùng thuốc tây, thuốc đông y hoặc can thiệp phẫu thuật… Tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng người, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp.

Bên cạnh việc điều trị viêm xoang bằng thuốc, người bệnh cũng cần kiên trì áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà để giảm nhẹ tình trạng bệnh như:

  • Uống nhiều nước: Lợi ích của việc uống đủ nước lọc mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể uống nước ép trái cây, trà thảo dược…
  • Ăn uống đủ chất, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật.
  • Xông mũi bằng tinh dầu: Bạn  có thể lựa chọn các loại tinh dầu thảo dược như khuynh diệp, bạc hà… cho vào một bát nước nóng và xông. Xông mũi bằng tinh dầu sẽ giúp làm sạch chất nhầy trong hốc mũi, kháng khuẩn và giúp bạn cảm thấy dễ chịu ngay.
  • Khi bị đau nhức bạn có thể dùng khăn ấm chườm quanh mũi, mắt, đầu để giảm đau nhức và giúp chất nhầy ứ đọng bên trong dễ thoát hơn.
  • Giữ răng miệng sạch sẽ: Xúc miệng sạch sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn từ miệng lây nhiễm vào mũi làm tình trạng viêm nặng hơn.
  • Rửa mũi thường xuyên để đẩy bụi bẩn, chất nhầy, vi khuẩn ra ngoài.
  • Vào mùa lạnh, hanh khô, bạn cũng nên lưu ý giữ ấm cơ thể, giữ ẩm cho mũi để tránh mắc các bệnh đường hô hấp làm nặng thêm tình trạng viêm xoang củ bạn
  • Đeo khẩu trang trước khi ra đường hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Gợi ý một số Dược liệu tốt cho người bị viêm xoang

Xuyến Chi

Hoa xuyến chi hay còn được gọi là hoa cứt lợn / hoa ngũ sắc.. Được dân gian sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý như viêm mũi, viêm xoang. Tác dụng này là nhờ hàm lượng cao tinh dầu trong hoa có tác dụng chống viêm, phù nề, cầm máu và chống dị ứng. Để điều trị viêm xoang bạn có thể áp dụng các cách sau:

hoa cứt lợn
Hoa Cứt Lợn – Chữa Viêm Xoang hiệu quả
  • Cách 1: cây cứt lợn, lá long não, lá chanh đem rửa sạch, đem sắc với nước, đun cho đến khi thuốc cô đặc lại rồi đem xông hơi. Nên kiên trì xông từ 2-3 lần/ngày, kéo dài từ 7 – 10 ngày.
  • Cách 2: Cây cứt lợn rửa sạch rã nát, lọc lấy nước cốt cho vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần dùng bạn chỉ nhỏ 1 giọt vào lỗ mũi, mỗi ngày nhỏ 2 lần. Lưu ý, khi nhỏ nên kê gối dưới vai để lỗ mũi dốc ngược , như vậy thuốc sẽ dễ ngấm sâu vào khoang mũi.
  • Tham khảo chi tiết: Dược liệu Hoa Ngũ Sắc

Lá ngải cứu

Ngải cứu là dược liệu, là vị thuốc dân gian ai cũng biết với nhiều tác dụng như chữa đau đầu, đau khớp,… thì ngải cứu còn có tác dụng chữa viêm xoang khá hiệu quả. Bạn lấy 100g ngải cứu, nhặt lấy lá và ngọn thân non rửa sạch, phơi khô ở nơi có gió nhẹ mát mẻ (cho héo bớt). Sau đó, đem giã nát hoặc nghiền thành bột rồi cho vào miếng giấy nhỏ cuộn lại thành hình điếu thuốc. Bạn dùng điếu thuốc này hơ lên một số huyệt trên đỉnh đầu.

Ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa là loài cây có thân quả được bao bọc bởi một lớp gai mềm. Nó thường được dùng làm thuốc chống bướu cổ ở khu vực có bệnh. Ngoài ra, các bệnh lý về da như eczema, cắn ghẻ, sâu bọ cắn,…cũng có thể dùng dùng ké đầu ngựa chữa. Với những người bị viêm xoang các bài thuốc từ ké đầu ngựa cho hiệu quả rất tốt như:

  • Trị viêm xoang, viêm mũi, chảy nước mũi: 8g ké đầu ngựa, 8g tân di, 12g bạch chỉ, 4g bạc hà đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Chữa viêm xoang, tắc mũi, ngạt mũi, đau họng: 20g ké đầu ngựa, 30g hoàng kỳ, 6g bạch chỉ 10g kinh giới, 60g gạo tẻ, 4 g tế tân. Săc lấy nước  rồi dùng nước nấu với gạo tẻ thành cháo. Cháo sau khi thu được bạn có thể thêm chút đường vào ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần, dùng liên tục trong vòng 7-10 ngày.

Thật không may nếu bạn bị mắc viêm xoang, vì đây là căn bệnh khó chữa và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể khống chế, kiểm soát bệnh nếu biết cách. Hãy tuân thủ điều trị và áp dụng những cách hỗ trợ điều trị trên để giảm nhẹ tình trạng bệnh của mình nhé.

Tham khảo thêm

Dày sừng nang lông căn bệnh về da phổ biến mà...

Dày sừng nang lông là bệnh về da khá phổ biến, khởi phát ở mọi lứa tuổi & thường gặp nhiều từ 6 đến...
Bệnh Thường Gặp
5
minutes
dau mat do

Những thông tin về bệnh đau mắt đỏ nên biết ?

Đau mắt đỏ thường khởi phát đột ngột, rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Bệnh chưa có vắc xin dự phòng...
Bệnh Thường Gặp
10
minutes
viem tai giua

Viêm Tai Giữa – Căn Bệnh Phổ Biến Nhất Với Trẻ...

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến nhiều người gặp phải. Song những kiến thức về bệnh không phải ai cũng biết. Bài...
Bệnh Thường Gặp
7
minutes
benh viem da co dia

Bệnh Viêm Da Cơ Địa – Nhận Biết & Nguyên Nhân...

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis hay gọi tắt là AD) là loại bệnh thường gặp ở trẻ em (1 trong 5 bé) và...
Bệnh Thường Gặp
10
minutes
spot_img