Tang Phiêu Tiêu – Tổ Bọ Ngựa

Dược liệu: Tang Phiêu Tiêu

  1. Tên khoa học: Cotheca Mantidis
  2. Tên gọi khác: tổ bọ ngựa, bao trứng
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, mặn, tính bình. Vào hai kinh can và thận.
  4. Bộ phận dùng: tổ bọ ngựa
  5. Đặc điểm sản phẩm: Tổ hình trứng dài, nhẹ, sắc nâu vàng hoặc nâu đen, bên trong có nhiều xếp, mỗi xếp có nhiều ngăn, mỗi ngăn có một trứng.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: vùng nhiệt đới ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á.
    – Việt Nam: những nơi có bờ bụi
  7. Thời gian thu hoạch: Mùa hè

Mô Tả Dược Liệu Tang Phiêu Tiêu – Tổ Bọ Ngựa

Tang phiêu tiêu là tên thuốc trong y học cổ truyền của tổ bọ ngựa hay bao đựng trứng đính trên cành cây dâu tằm với tên gọi dân dã là ổ cào cào đeo dâu.

 tang phiêu tiêu
Dược liệu tang phiêu tiêu – tổ bọ ngựa

Dược liệu có vị ngọt, mặn, hơi tanh, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, ích tinh, giảm đau, chữa mồ hôi trộm, đái nhiều lần nhất là về đêm, xuất tinh sớm liệt dương, di tinh, đau lưng, trẻ em đái dầm, người cao tuổi đái són. Liều dùng hàng ngày 6 – 8g, có thể đến 12g. Dùng ngoài, tang phiêu tiêu đốt tồn tính, tán bột, trộn với dầu để bôi chữa mụn nổi có mủ ở trẻ em.

Bài Thuốc Với Tang Phiêu Tiêu

Thuốc bổ thận, chữa đau lưng, đái són: tang phiêu tiêu 30g, ba kích 30g, thạch hộc 20g, đỗ trọng 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột rây mịn, luyện với mật ong làm viên 6g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một viên với ít rượu hâm nóng.

Hoặc tang phiêu tiêu 10g, kim anh10g, liên tử 10g, sơn dược 12g, tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Thuốc rất tốt cho những người cao tuổi.

Chữa tiểu tiện không thông: Tang phiêu tiêu 8g , hoàng cầm 10g, nấu nước uống ngày 1 thang.

Chữa đái dầm: Tang phiêu tiêu 12g, đẳng sâm 12g, phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 8g, thỏ ty tử 8g, ba kích 8g. Các dược liệu thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

Chữa sốt xuất huyết ở dạ dày, phổi: Tang phiêu tiêu 15g, sao vàng, tán bột, bạch cập 15g, sắc lấy 100ml. Ngày 3 lần, mỗi lần 3g bột tang phiêu tiêu uống với nước sắc bạch cập.

Chữa bạch đới, khí hư: Tang phiêu tiêu tẩm rượu, sao khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần uống 8g với nước gừng. Ngày 2 lần.

Chữa đái són, mệt mỏi, da xanh xao, chân tay lạnh: Tang phiêu tiêu với bạch phục linh, bổ cốt chỉ, ích trí nhân, mỗi vị 30g, tán nhỏ. Tất cả nhồi vào một bong bóng lợn, đem rang khô rồi tán bột. Ngày uống ba lần mỗi lần 10g.

Chữa viêm tai giữa: tang phiêu tiêu 10g đốt tồn tính, xạ hương 0,5g tán nhỏ. Hai thứ trộn đều, dùng tăm bông thấm thuốc bôi vào tai. Ngày 2-3 lần.

Cách dùng tang phiêu tiêu bổ thận tráng dương.

Theo Đông y, tang phiêu tiêu vị mặn ngọt, tính bình, vào can thận, có tác dụng ích thận cố tinh, chữa liệt dương; mộng tinh, đau lưng, kinh không thông, bụng đau có hòn cục, tiểu nhiều, tiểu són….

Bài 1: tang phiêu tiêu 60g, phúc bồn tử 30g, rượu 10ml. Ngâm rượu 30 phút. Sau đó đem sao vàng tán bột. Ngày uống 2 lần sáng, tối với nước đun sôi để nguội. Mỗi lần 3g.

Bài 2: tang phiêu tiêu 15g, thịt lợn nạc 150g. Tang phiêu tiêu tán bột mịn. Trộn đều với thịt thái mỏng cho đều rồi hấp cách thủy. Ăn ngày 1 lần liền 1 tuần.

Bài 3: tang phiêu tiêu 30g, hạt hẹ 30g, ích trí nhân 40g. Rang khô tán bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần. Mỗi lần 5g với nước đun sôi để nguội, có pha ít rượu thì hiệu quả hơn.

Bài 4: ếch (khoảng 90g), tang phiêu tiêu 10g, sơn thù nhục 30g, câu kỷ 15g, ba kích thiên 10g. Rửa sạch ếch, bỏ đầu, da và ruột tạp, chặt miếng. Rửa sạch tang phiêu tiêu, sơn thù nhục, ba kích thiên, câu kỷ tử. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 2 giờ. Công dụng: bổ thận khí, cố tinh súc niệu, thích hợp với chứng di tinh, tiểu tiện nhiều lần, tinh thần mệt mỏi mất sức, lưng mỏi ù tai, lưỡi nhạt, người béo, mạch trầm nhỏ.

Bài 5: dạ dày lợn 2 cái nhỏ, tang phiêu tiêu 15g, đỗ trọng 12g, hoài sơn dược 30g, sinh khương 4 miếng. Dạ dày lợn cắt bỏ thịt mỡ dư, rửa nhiều lần cho sạch, ướp muối, sau đó rửa lại, cho vào nước sôi, chần chín, chờ dùng. Tang phiêu tiêu, đỗ trọng, hoài sơn dược, sinh khương đều rửa sạch. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm 1 – 2 giờ, nêm gia vị là được. Công dụng: bổ thận súc niệu, thích hợp với chứng thận hư đái dầm. Triệu chứng lưng gối mỏi mềm, tinh thần mệt mỏi mất sức, tiểu tiện nhiều lần, tiểu đêm, di tinh, xuất tinh sớm, cũng có thể dùng cho trẻ có chứng đái dầm.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_imgspot_img