Bạch Đồng Nữ

Dược liệu: Bạch Đồng Nữ

  1. Tên khoa học: Clerodendrum chinense
  2. Tên gọi khác: Mò Trắng, Bấn Trắng
  3. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào 2 kinh tâm, tỳ.
  4. Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá
  5. Đặc điểm sản phẩm: Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên.
  6. Phân bố vùng miền: Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.
  7. Thời gian thu hoạch: Có thể thu hái rễ quanh năm

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật Bạch Đồng Nữ

Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá. Nhánh vuông, có lông vàng. Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên. Chuỳ hoa to, hình tháp có lông màu vàng hung. Hoa trắng vàng vàng, đài có tuyến hình khiên; tràng có lông nhiều, nhị thò ra. Quả hạch đen, mang đài màu đỏ tồn tại ở trên.

Bạch Đồng Nữ
Bạch Đồng Nữ

2. Phân bố

  • Thế giới: Ấn Độ
  • Việt Nam: Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.

3. Bộ phận dùng:

  • Thân, cành mang lá

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Có thể thu hái rễ quanh năm.
  • Chế biến:  Rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng. Rửa sạch, xắt nhỏ, sao vàng sắc uống. Có thể nấu cao đặc hoặc làm viên.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

5. Mô tả dược liệu Bạch Đồng Nữ

  • Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên.

6. Thành phần hóa học:

  •  Bạch Đồng Nữ chứa flavonoid, tanin, cumarin, acid nhân thơm, aldehyd nhân thơm và dẫn chất amin có nhóm carbonyl.

7. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm
  •  Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, viêm loét tử cung, bệnh phụ nữ, mụn nhọt, viêm mật vàng da, huyết áp cao.

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Dạng thuốc sắc uống riêng hay phối hợp với Ích Mẫu, Hương Phụ, Ngải Cứu, mỗi ngày 15 – 20g.

9. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Bạch Đồng Nữ

  • Trị bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều: 40-80g lá Bạch Đồng Nữ khô, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  • Trị kinh nguyệt không đều, bạch đới: Bạch Đồng Nữ,  Ích Mẫu, Ngải Diệp, Hương Phụ, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  • Trị phong thấp khớp, vàng da: rễ Bạch Đồng Nữ sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  • Trị thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt: Bạch Đồng Nữ 80g, Dây Gắm 120g, cây Tầm Xuân 8g, Đơn Tướng Quân 8g, Đơn Mặt Trời 8g, Đơn Răng Cưa 8g, Cà Gai Leo 8g, Cành Dâu 8g. Sắc,  chia 2 lần uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  • Trị vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật: rễ Bạch Đồng Nữ hoặc Xích Đồng nam, sắc uống (Kinh nghiệm Bệnh Viện Lạng Sơn – Việt Nam). 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img