Đậu Xanh

Ðậu xanh tính mát, vị ngọt, không độc, có tác dụng: thanh nhiệt giải độc, giải cảm nắng, lợi thủy. Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh từ hạt đậu xanh.

Mô tả Cây Đậu Xanh

Đậu xanh thuộc loại cây thảo mọc đứng. Lá mọc kép 3 chia, có lông hai mặt. Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá. Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có lông,trong chứa hạt hình tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa.

  • Tên gọi: Đậu xanh, Đỗ xanh
  • Ðậu xanh còn gọi là lục đậu, thanh tiểu đậu. Là hạt của cây đậu xanh, thực vật thuộc họ đậu. Tính mát, vị ngọt, không độc.
  • Bộ phận dùng: Hạt
  • Tránh nhầm lẫn với Cây Đậu Tương (hạt vàng), Đậu Đen (hạt đen)
cay dau xanh
Cây Đậu Xanh

Thành phần trong Đậu Xanh

  • Anbumin 22,1%, chất béo 0,8%, cacbua hydro 59%, calci, phốt-pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2. 100g có thể cho 332 kcal nhiệt lượng.
  • Anbumin chủ yếu là anbumin khối, một số ít a-xít a-min an-by-mu-nô-ít, try-tô-phan, ty-rô-sin, a-xít ni-cô-ti-níc và a-xít béo có phốt-pho. Vỏ hạt đậu cứng có thể dùng làm dược liệu.

Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, giải cảm nắng, lợi thủy. Chủ yếu dùng chữa cảm nắng, phù thũng, tả lị, nên mụn độc, bạc nước, giải độc do thuốc. Cách dùng: ăn, đun thành canh. Nghiền bột hoặc xay hạt sống lọc lấy nước. Chữa bên ngoài: nghiền nhỏ mà đắp. Kiêng kị: Tì vị hư do hàn, hay đi ngoài thì không nên dùng.

Hạt Đậu Xanh
Hạt Đậu Xanh

Bài thuốc & Cách dùng Đậu Xanh

  • Chữa cảm nắng: đậu xanh lọc sạch cho vào nồi đổ thêm nước. Ðun cho sôi. Chắt nước có mầu trong xanh để nguội uống. Nước có mầu đục thì thuốc không tốt.
  • Giải khát, đi tiểu bình thường: đậu xanh 60g lọc sạch cho vào 1.000ml nước đun nhừ, chắt nước uống sáng và tối trước lúc ăn cơm mỗi lần 200ml.
  • Ði lỵ đỏ mạn tính: đun đậu xanh nhừ, ăn tùy thích.
  • Viêm tuyến mật: đậu xanh tươi 60g, bỏ vào nồi đun cho nhừ, cho lõi bắp cải 2-3 cái, đun thêm 20 phút. Chắt nước ra uống. Ngày một, hai lần. Nếu phát hiện bệnh sớm, uống ngay thời kỳ đầu thì hiệu quả càng tốt hơn.
  • Nhiễm độc chì: mỗi ngày dùng 120g đậu xanh, 15g cam thảo, đun thành canh, chia làm hai lần uống với 300mg vitamin C. 15 ngày là một liều chữa trị. Nói chung liên tục điều trị hai liều là cơ bản có thể chữa được bệnh.
  • Nóng sốt với viêm ruột: vỏ hạt đậu xanh 15g đun với nước cho thêm 15g đường trắng mà uống cho đến khi hết bệnh.
  • Bị phong cảm: đậu xanh 30g, ma hoàng 9g. Ðun với nước uống; Ðậu xanh 30g (giã nát), lá chè 9g (bỏ vào trong túi vải). Một bát to nước lã đổ vào nấu. Khi còn nửa bát, lấy túi chè ra, cho đường đỏ vào mà uống.
  • Ðề phòng nóng sốt: đậu xanh, rễ cỏ gianh tươi 30g, song hoa 15g, cho hai bát nước vào đun đến khi còn một phần hai bát thì uống. Ngày ba lần, uống liên tục trong ba ngày.
  • Ðau bụng nôn ọe: đậu xanh 100g hạt, hồ tiêu 10 hạt, cùng nghiền bột nhỏ, rót nước sôi vào ngâm mà uống; hoặc đậu xanh, đường phèn, mỗi loại 16g đun với nước mà uống.
  • Viêm niệu đạo: giá đậu xanh 500g, ép lấy nước cho đường trắng vào uống.
  • Nhiễm độc : đậu xanh, đậu tương mỗi thứ 125g, cũng xay bột uống với nước cơm.
  • Trúng độc thuốc nông dược lân hữu cơ: đậu xanh bốn phần, cam thảo một phần. Ðun sôi cho vào rửa ruột.
  • Bị bỏng: vỏ đậu xanh 30g, sa hoàng, thêm một ít băng phiến. Nghiền nát thành bột, đắp vào chỗ bỏng. Ít sữa: Ðậu xanh, đường đỏ vừa đủ. Ðun thành canh uống thay chè.
  • Bệnh đái đường: đậu xanh 200g, lê hai quả, củ cải xanh đun chung cho chín mà ăn.
  • Giải cảm nhiệt, phòng cảm nắng, tiêu phù thũng, chữa cao huyết áp, bớt mỡ trong máu, viêm túi mật: Ðậu xanh 100g, mơ chua, đường trắng mỗi thứ 50g. Ðun đậu xanh và mơ chua cho nhừ, cho đường vào khuấy đều. Ðể nguội rồi ăn; Ðậu xanh gạo cũ mỗi thứ lượng vừa đủ, cùng đun thành cháo, cho thêm ít đường phèn mà ăn. Viêm gan mạn tính: Ðậu xanh 100g, táo tầu 10 quả… Cho nước vừa đủ đun thành cháo. Mỗi ngày ăn một lần.
  • Bạch đới quá nhiều: đậu xanh 500g, mộc nhĩ đen 100g, cùng rang vàng, nghiền thành bột nhỏ. Mỗi ngày hai lần. Mỗi lần 15g, ăn cùng với cơm hoặc nước cháo.
  • Huyết áp cao: đậu xanh, rau sen, đường phèn mỗi thứ 100g. Ðun nước uống. Mỗi ngày hai lần.
  • Ho lao: đậu xanh 200g, rong biển 50g, đường trắng vừa đủ. Cho nước vừa đủ đun đậu chín nở. Rong biển ngâm cho mềm rửa sạch cắt thành sợi nhỏ, cho lên trên đậu, rồi rải một lớp đường trắng lên trên, làm lại ba lớp như thế. Cho vào nồi chưng lửa nhỏ trong 30 phút. Mỗi ngày ăn từ hai đến ba lần.
  • Viêm vòm họng, vòm họng bị lở loét: đậu xanh 20g, trứng gà tươi một quả. Ðập trứng vào trong bát đánh kỹ. Ðun đậu xanh cho chín tới (không đun quá kỹ). Lấy nước đun đậu đánh trứng vào mà húp. Mỗi ngày hai lần vào sáng và tối.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img