Độc Hoạt

Dược liệu: Độc Hoạt

  1. Tên khoa học: Angelica pubescens
  2. Tên gọi khác: Hương độc hoạt, mao đương quy.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị cay, đắng, tính hơi ấm. Quy kinh thận, can, bàng quang.
  4. Bộ phận dùng: Rễ.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rễ cái hình trụ, trên to, dưới nhỏ, mặt ngoài màu nâu xám hay nâu thẫm, có vân nhăn dọc,với các lỗ vỏ. Mùi thơm ngát đặc biệt, vị đắng và hăng.
  6. Phân bố vùng miền:  Trung Quốc
  7. Thời gian thu hoạch: Thu hái vào các tháng 4- 10.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

Cây thảo, sống lâu năm, cao 1- 2m. Thân nhẵn, hình trụ, có rãnh dọc, màu lục hoặc tím nhạt. Lá phía gốc kép 2- 3 lần lông chim, dài 15- 40cm, lá chét nguyên hình bầu dục hoặc hình trứng hoặc xẻ thùy không đều, mép khía răng cưa, gân lá có lông thưa, cuống lá to.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành tán kép, có lông mịn, màu vàng nâu, lá bắc 1- 2 cái, hình kim. Hoa nhỏ, 15- 30 cái ở mỗi tán, màu trắng.

Quả bế, hình trụ, hình trứng hoặc bầu dục tròn, dẹt, có sống dọc, có dìa ở hai bên.

Mùa hoa tháng 6- 9, mùa quả tháng 10- 12.

Độc hoạt
Độc hoạt

2. Phân bố:

  • Thế giới: TQ tùy theo vùng người ta khai thác những cây khác nhau với tên Độc hoạt:

Xuyên độc hoạt: Hồ Bắc, Tứ Xuyên

Hương độc hoạt: Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam

  •  Hiện chưa thấy ở Việt Nam, có nơi dùng rễ cây Tiền Hồ với tên Độc hoạt ( Cao Bằng )

3. Bộ phận dùng:

Rễ

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

Thu hoạch vào mùa thu, khi thân, lá cây khô, lụi hoặc vào mùa xuân trước khi cây nảy chồi, đào lấy rễ, bỏ thân, lá, rễ con, rửa sạch, sấy đến gần khô, xếp đống 2 – 3 ngày, sau khi mềm, phơi hoặc sấy khô.

5. Mô tả dược liệu

Rễ cái hình trụ, trên to, dưới nhỏ, đầu dưới phân 2-3 nhánh hoặc hơn, dài 10-30 cm. Đầu rễ phình ra, hình nón ngược với nhiều vân ngang. Đường kính 1,5-3cm, đỉnh trên còn sót lại ít gốc thân, mặt ngoài màu nâu xám hay nâu thẫm, có vân nhăn dọc,với các lỗ vỏ, hơi lồi ngang và những vết sẹo rễ con hơi nổi lên. Chất tương đối rắn chắc, khi ẩm thì mềm. Mặt bẻ gãy có vỏ màu xám trắng, với nhiều khoang dầu màu nâu rải rác, gỗ từ màu vàng xám đến vàng nâu, tầng phát sinh màu nâu. Mùi thơm ngát đặc biệt, vị đắng và hăng, nếm hơi tê lưỡi.

6. Thành phần hóa học:

Rễ độc hoạt chứa nhiều dẫn chất Coumarin : Ostol, Angelol, Bergapten, psoralen, xanthotoxin, coumurayin,…

7. Công dụng , Tác dụng:

  • Tính vị, quy kinh:  Vị cay, đắng, tính hơi ấm. Quy kinh  thận, can, bàng quang.
  • Tác dụng: Khu phong hàn, khử thấp, giảm đau.
  • Công dụng: Độc hoạt chữa phong thấp, đau khớp, lưng gối đau nhức, chân tay tê cứng, co quắp. Còn chữa cảm gió, đau đầu, đau răng.

9. Cách dùng và liều dùng

– Cách dùng, liều: : ngày 3-9 g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, phối hợp với vị thuốc khác.

10. Một số bài thuốc từ cây Độc hoạt

  • Đơn thuốc có độc hoạt dùng trong nhân dân: Độc hoạt thang chữa các khớp xương đau nhức: Độc hoạt 5g, đương quy 3g, phòng phong 3g, phục linh 3g, thược dược 3g, hoàng kỳ 3g, cát căn 3g, nhân sâm 2g, cam thảo 1g, can khương 1g, phụ tử 1g, đậu đen 5g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

 

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Đặc điểm vi phẫu

Lớp bần có nhiều hàng tế bào. Vỏ hẹp với ít khoang tinh dầu. Libe rộng chiếm nửa bán kính của rễ. Khoang tinh dầu tương đối nhiều, xếp thành vài vòng tiếp tuyến, lớn tới 153 μm, xung quanh bao bọc bởi 6-10 tế bào tiết. Tầng phát sinh tạo thành vòng tròn liên tục. Tia gỗ rộng có 1-2 hàng tế bào. Mạch rải rác, đường kính tới 84 μm, thường xếp theo hình xuyên tâm, riêng lẻ. Tế bào mô mềm chứa hạt tinh bột.

2. Định tính:

  • A. Lấy 3g bột dược liệu, thêm 3ml ether (TT), đun trên cách thủy hồi lưu 1 giờ, lọc và bốc hơi dịch lọc đến khô. Thêm vào cắn 30ml ether dầu hỏa (độ sôi 30-60°C) (TT), lắc và lọc. Hòa tan cắn trong 3ml ethanol (TT) rồi đem quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365nm) sẽ có huỳnh quang xanh tía.
  • B. Lấy 1ml dung dịch ở phản ứng (A), thêm 3 giọt dung dịch hydroxylamin hydroclorid  70% trong methanol (TT) mới pha và 3 giọt dung dịch kali hydroxyd 10% trong methanol (TT), đun nóng nhẹ trên cách thủy, để nguội rồi thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 1% trong acid hydrocloric (TT), lắc mạnh sẽ xuất hiện màu vàng cam.
  • C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4):
  1. Bản mỏng : Silicagel 60 F254
  2. Dung môi khai triển : Cyclohexan – ethylacetat – aceton (8 : 2 : 0,5)
  3. Dung dịch thử: Lấy 2g bột dược liệu, thêm 10ml ether ( TT), ngâm qua đêm, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy tới khô, hòa tan cắn trong 2ml cloroform (TT).
  4. Dung dịch đối chiếu : Lấy 2g bột Độc hoạt (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử, được dung dịch đối chiếu.

Cách tiến hành : Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2μl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng để khô ở trong không khí rồi đem quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát huỳnh quang cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết  trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

3. Tiêu chuẩn đánh giá khác:

  •  Độ ẩm: Không quá 13%.
  • Tro toàn phần: Không quá 8 %.
  • Chất chiết được trong dược liệu:

Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu (qua rây có kích thước mắt rây 0,250mm, để dược liệu trong bình hút ẩm chứa phosphopentoxyd (TT)  trong 48 giờ, sau đó cân dược liệu), cho vào bình Soxhlet, thêm 70ml ether (TT) và 1 số hạt thủy tinh. Đun hồi lưu trên cách thủy trong 4 giờ, để nguội, lọc, rửa bình và cặn bằng ether (TT), gộp dịch lọc và dịch rửa vào bình định mức 100ml, thêm ether (TT) đến vạch, lắc đều. Lấy chính xác 50ml dịch chiết, cho vào 1 cốc có mỏ đã được sấy đến khối lượng không đổi, bốc hơi dịch chiết ether ở nhiệt độ tường  rồi đặt trong bình hút ẩm có chứa phosphor pentoxyd (TT) trong 24 giờ, xác định lượng cao chiết dược liệu. Chất chiết được trong ether không được dưới 3%.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img