Huyền sâm

Dược liệu: Huyền Sâm

  1. Tên khoa học: Scrophularia ningpoensis Hemsl.
  2. Tên gọi khác: hắc sâm, nguyên sâm, giác sâm, quảng huyền sâm.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị đắng ngọt, mặn, tính hàn. Quy vào hai kinh phế, thận.
  4. Bộ phận dùng: Rễ củ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rễ củ nguyên, phần trên hơi phình to, phần dưới thuôn nhỏ dần, mặt ngoài màu nâu đen, thế chất mềm, hơi dẻo, mùi đặc biệt giống như mùi đường cháy, vị hơi ngọt và hơi đắng.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Việt Nam
  7. Thời gian thu hoạch: Tháng 7-8 ở đồng bằng và tháng 10-11 ở miền núi.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT: Huyền Sâm

1. Mô tả thực vật:

Cây bắc huyền sâm là thảo sống nhiều năm, cao 1,5-2m. Thân có 4 cạnh, màu xanh, có rãnh dọc. Lá hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa dài 3-8cm, rộng 1,5-2cm. Hoa mọc ở đầu nhọn hoặc đầu cành, màu vàng nhạt, có 4 nhị. Quả nang trong có nhiều hạt đen nhỏ. Loại S. Ningpoensis hoa có màu tím.

Huyền Sâm
Huyền Sâm

2. Phân bố:

Huyền sâm của Trung Quốc được nhập vào nước ta vào những năm 1960. Ban đầu, cây được trồng thử nghiệm ở Sapa, Bắc Hà (tỉnh Lào cai), sau chuyển xuống Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sìn Hồ(Lai Châu), Phó Bảng- Đồng Văn (Hà Giang), Bá Thước (Thanh Hóa).

Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.

3. Bộ phận dùng:

Rễ củ

4. Thu hái, chế biến: Huyền Sâm

Khi thu hoạch, đào lấy củ, rửa sạch, cắt rễ con, cắt đầu chồi thừa 3mm, tách riêng từng rễ, phân chia riêng loại to nhỏ . Phơi hoặc sấy ở 50-600C, đến gần khô (còn mềm). Đem ủ 5-10 ngày đến khi trong ruột có màu đen hay nâu đen, rồi phơi hoặc sấy khô.

Cách ủ: dược liệu phơi gần khô đem tãi ra nong, nia thành một lớp dày chừng 15cm. Để chỗ mát, hàng ngày đảo vài lần, có thể đậy lên trên một lớp rơm mỏng hay bằng một cái nong hoặc nia khác. Không nên để dày quá hoặc đậy kín quá, dễ bị hấp hơi, hỏng, thối. Khi dùng, rửa sách, ủ mềm, thái lát, phơi khô.

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng. Người ta thường phân biệt loại tốt là loại củ mập màu đen, mềm, có dầu; loại kém rễ nhỏ, xơ, màu nhạt.

5. Thành phần hóa học: Huyền sâm

Đáng chú ý trong rễ Huyền sâm là các chất iridoid glycosid. Các chất này thường không bền vững, bị chuyển hóa thành dẫn chất màu đen. Hai chất chính được biết là harpagin và harpagosid.

Có tác giả lại nói trong cao rượu chế từ huyền sâm có  alcaloid, scrophularin, saparagin, phytosterola, tinh dầu, acid béo và chất đường.

6. Mô tả dược liệu: Huyền sâm

Rễ củ nguyên, phần trên hơi phình to, phần dưới thuôn nhỏ dần, một số rễ hơi cong, dài 3 – 15cm, đường kính 0,5 – 1,5cm. Mặt ngoài màu nâu đen, có nếp nhăn và rãnh lộn xộn, nhiều lỗ vỏ nằm ngang và nhiều vết tích của rễ con hay đoạn rễ nhỏ còn lại. Mặt cắt ngang màu đen, phía ngoài cùng có lớp bần mỏng, phía trong có nhiều vân tỏa ra (bó libe – gỗ). Mùi đặc biệt giống mùi đường cháy, vị hơi ngọt và hơi đắng.

Huyền Sâm
Cây Huyền Sâm

7. Thu hái, chế biến: Huyền sâm

Khi thu hoạch, đào lấy củ, rửa sạch, cắt rễ con, cắt đầu chồi thừa 3mm, tách riêng từng rễ, phân chia riêng loại to nhỏ . Phơi hoặc sấy ở 50-600C, đến gần khô (còn mềm). Đem ủ 5-10 ngày đến khi trong ruột có màu đen hay nâu đen, rồi phơi hoặc sấy khô.

Cách ủ: dược liệu phơi gần khô đem tãi ra nong, nia thành một lớp dày chừng 15cm. Để chỗ mát, hàng ngày đảo vài lần, có thể đậy lên trên một lớp rơm mỏng hay bằng một cái nong hoặc nia khác. Không nên để dày quá hoặc đậy kín quá, dễ bị hấp hơi, hỏng, thối. Khi dùng, rửa sách, ủ mềm, thái lát, phơi khô.

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng. Người ta thường phân biệt loại tốt là loại củ mập màu đen, mềm, có dầu; loại kém rễ nhỏ, xơ, màu nhạt.

8. Công dụng-Chỉ định: Huyền sâm

  • Chữa viêm amygdal, viêm cổ họng, ho.

Chữa các bệnh viêm não cấp, sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt đỏ da, sốt, bại liệt ở trẻ em cùng các chứng sốt cao co giật, sốt cơn (không rét), nóng âm kéo dài, mê sảng, táo bón, khô khát (mất nước), sưng họng viêm phổi.

  • Chữa viêm tắc mạch máu ở chân tay.

Chữa huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, đau mắt khó ngủ, xuất huyết dạng thấp, chảy máu dưới da, trẻ em chảy máu mũi, hấp nóng, mô hôi trộm, đau cơ, rút gân, nhức nhối, đại tiện ra máu

  • Chữa viêm hạch, lao hạch, nổi hạch ở cổ, ở vú và lao màng bụng nổi cục

9. Liều dùng, cách dùng: Huyền sâm

Ngày dùng 10 -12g, dạng thuốc sắc.

10. Lưu ý, kiêng kị nếu có:

11.Bài thuốc cổ truyền có Huyền sâm:

Huyền sâm 10g, cam thảo 3g, cát cánh 5g, mạch môn đông 8g, thăng ma 3g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia làm nhiều lần uống trong ngày hoặc làm thuốc súc miệng.

 

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Đặc điểm bột dược liệu:

Màu nâu đen, vị hơi mặn. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều tế bào mô cứng riêng lẻ hay tụ thành đám, đa số hình thoi. Mạch gỗ hầu hết là mạch vạch. Mảnh bần gồm những tế bào nhiều cạnh đều đặn có thành dày. Mảnh mô mềm. Tinh bột nhỏ, hình tròn nằm rải rác.

2. Định tính:

Lấy 1g dược liệu, thêm 10ml ethanol 96% (TT), đun cách thủy trong 15 phút, để nguội và lọc. Lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:

Lấy 5ml dịch lọc cho vào một chén sứ, cô trên cách thủy đến cắn. Thêm vào cắn 1ml anhydrid acetic (TT) và 1ml cloroform (TT), khuấy đều. Lọc lấy dịch cho vào một ống nghiệm khô, thêm từ từ theo thành ống nghiệm khoảng 1ml acid sulfuric (TT). Giữa hai lớp chất lỏng có vòng màu nâu đỏ, lớp dung dịch phía trên có màu vàng nâu.

Nhỏ vài giọt dịch lọc lên giấy, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại 365 nm thấy bên trong của vết có màu vàng nhạt, rìa bên ngoài có màu xanh nhạt. Nhỏ tiếp lên phần bên trong của vết một giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), để khô, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại 365nm thấy có màu vàng lục sáng.

3. Tiêu chuẩn đánh giá khác:

  • Độ ẩm: Không quá 14%
  • Tro toàn phần: Không quá 4%

Tham khảo một số loại Sâm khác:

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img