Lạc Tiên

Lạc tiên là loại dây leo bằng tua cuốn, lá mọc cách, hình tim chia làm 3 thùy nhọn; toàn thân, lá có lông mềm. Hoa đơn độc, có 5 cánh màu trắng hơi phớt tím. Quả hình tròn hay hình trạng,. bên ngoài được bao bởi lá bắc tồn tại (trông giống như cái đèn lồng); khi chín có màu vàng, trong chứa. nhiều hạt mọng có vị ngọt, thơm, ăn được.

Dược liệu: LẠC TIÊN

  1. Tên khoa học: Herba Passiflorae
  2. Tên gọi khác: Hồng tiên, dây nhãn lồng, lồng đèn, chùm bao, dây lưới.
  3. Tính vị, quy kinh: ngọt, hơi đắng, mát. Vào các kinh tâm, can.
  4. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất
  5. Đặc điểm sản phẩm: Đoạn thân rỗng, dài khoảng 5 cm, mang tua cuốn và lá, có thể có lẫn hoa và quả. Thân và lá có nhiều lông. Cuống lá dài 3 – 4 cm. Phiến lá mỏng màu lục hay hơi vàng nâu, dài và rộng khoảng 7 – 10 cm, chia thành 3 thuỳ rộng, đầu nhọn. Mép lá có răng cưa nông, gốc lá hình tim. Lá kèm hình vẩy phát triển thành sợi mang lông tiết đa bào, tua cuốn ở nách lá.
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, một số Đông Nam Á. Việt Nam: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
  7. Thời gian thu hoạch: mùa xuân, hạ
lạc tiên
Cây Lạc Tiên

Cây Lạc Tiên dạng dây leo giống cây chanh leo, nhưng chúng không cùng họ cây với nhau nhé.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Lạc tiên là loại dây leo bằng tua cuốn, lá mọc cách, hình tim chia làm 3 thùy nhọn; toàn thân, lá có lông mềm. Hoa đơn độc, có 5 cánh màu trắng hơi phớt tím. Quả hình tròn hay hình trạng,. bên ngoài được bao bởi lá bắc tồn tại (trông giống như cái đèn lồng); khi chín có màu vàng, trong chứa. nhiều hạt mọng có vị ngọt, thơm, ăn được.

2. Phân bố

  • Thế giới: Trung Quốc
  • Việt Nam: Lạc liên mọc hoang khắp nơi ở nước ta và nói chung các nước vùng nhiệt đới.

3. Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất đã phơi hoặc sấy khô của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.), họ Lạc tiên (Passifloraceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hoạch vào mùa xuân, hạ. Cắt lấy dây, lá, hoa Lạc tiên, thái ngắn
  • Chế biến: phơi hoặc sấy khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô, tránh mốc, tránh ánh sáng làm biến màu.

5. Mô tả dược liệu Lạc Tiên

Đoạn thân rỗng, dài khoảng 5 cm, mang tua cuốn và lá, có thể có  lẫn hoa và quả. Thân và lá có nhiều lông. Cuống lá dài 3 – 4 cm. Phiến lá mỏng màu lục hay hơi vàng nâu, dài và rộng khoảng 7 – 10 cm, chia thành 3 thuỳ rộng, đầu nhọn. Mép lá có răng cưa nông, gốc lá hình tim. Lá kèm hình vẩy phát triển thành sợi mang lông tiết đa bào, tua cuốn ở nách lá.

6. Thành phần hóa học

  • Alcaloid, flavonoid, saponin.

7. Phân biệt thật giả

..chưa có..

8. Công dụng – Tác dụng Lạc Tiên

  • Tác dụng: An thần, giải nhiệt mát gan.
  • Công dụng: Chủ trị: Suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, ngủ mơ.

9. Cách dùng và liều dùng

Ngày dùng 20 – 40 g, dạng thuốc sắc. Ngoài ra có thể uống cao lỏng, siro, rượu thuốc với lượng tương ứng. Nên uống trước khi đi ngủ.

10. Lưu ý, kiêng kị 

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Lạc Tiên

  • Điều trị suy nhược, mất ngủ, hồi hộp:

Lạc tiên 150g, lá vông 130g, tâm sen 2.2g, lá dâu 10g, đường 90g. tất cả nấu thành cao lỏng vừa đủ 100ml. Ngày dùng 2 – 4 thìa to, uống trước khi ngủ.

  • Viêm da, ghẻ ngứa:

Dây lá Lạc tiên với lượng vừa đủ, nấu nước tắm và rửa.

  • Bài thuốc an thần, có tác dụng trợ tim, ngủ được êm, dịu thần kinh:

Hạt sen 12g, lá Tre 10g. Cỏ mọc 15g, Lá dâu 10g, Lạc tiên 20g, Vông nem 12g, Cam thảo 6g, Xương bồ 6g, Táo nhân sao 10g. Ðổ 600ml nước sắc còn 200ml nước, uống ngày 1 tháng (An Giang).

  • Làm nước giải khát có tác dụng mát và bổ:

Cách làm như sau Quả chín (càng chín càng thơm 0,5kg), bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả. Đường trắng 250g hòa với một lít nước đun sôi để nguội. Đổ dịch quả vào nước đường, trộn đều. Nước quả lạc tiên trứng có mùi thơm đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B2.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Vi phẫu

Lá: Phiến lá gồm biểu bì trên, mô giậu, mô mềm và biểu bì dưới.  Biểu bì trên và dưới có lông che chở và lông tiết. Lông che chở đơn bào, nhỏ. Lông tiết có chân đa bào gồm nhiều dãy tế bào xếp thành hàng dọc, thon dần về phía ngọn, đầu đơn bào hình trứng, chứa chất tiết màu vàng.

Gân chính gồm biểu bì trên và dưới, mô dầy dưới biểu bì, mô mềm và ở giữa là bó libe-gỗ. Trong libe và rải rác trong mô mềm có tinh thể calci oxalat hình cầu gai có đường kính 7 – 12 µm.

2. Bột

Có nhiều lông che chở đơn bào, lông tiết đa bào còn nguyên hay bị gãy. Mảnh biểu bì có lỗ khí kiểu hỗn bào. Mảnh mô mềm hay libe có chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mạch xoắn, mạch vạch.

3. Định tính

Lấy khoảng 20 g bột dược liệu cho vào bình nón 250 ml, thêm 100 ml ethanol 90% (TT), lắc đều và đun hồi lưu cách thuỷ khoảng 30 phút. Lọc, lấy dịch lọc chia đều thành 2 phần và cô cách thuỷ tới cặn khô.

Thêm vào phần cắn thứ nhất 10 ml n-hexan (TT) hoặc ether dầu hoả (TT), dùng đũa thuỷ tinh khuấy kỹ rồi gạn bỏ lớp dung môi. Làm như vậy thêm một lần nữa. Hoà tan cắn còn lại trong 4 ml ethanol 90% (TT), đun nóng nhẹ cho tan. Lọc, lấy 2 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm ít bột magnesi (TT) rồi thêm từ từ 0,5 ml acid hydrocloric (TT). Lắc nhẹ. Dung dịch sẽ có màu đỏ cam.

Thêm vào phần cắn thứ hai 4 giọt amoni hydroxyd đậm đặc (TT) và 5 ml cloroform (TT), khuấy kỹ, lọc vào bình gạn 50 ml. Thêm vào bình gạn 4 ml dung dịch acid sulfuric 1% (TT). Lắc kỹ và gạn lớp acid vào ba ống nghiệm:

  • Ống nghiệm 1: Thêm 1 giọt thuốc thử Mayer (TT) sẽ cho tủa màu trắng đục.
  • Ống nghiệm 2: Thêm 1 giọt thuốc thử Bouchardat (TT) sẽ cho tủa đỏ nâu.
  • Ống nghiệm 3: Thêm 1 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), cho tủa vàng cam.

4. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm

  • Không quá 13% (Phụ lục 9.6).

Tro toàn phần

  • Không quá 2% (Phụ lục 9.8).
  • Tro không tan trong acid hydrocloric
  • Không quá 2% (Phụ lục 9.7).

Tạp chất (Phụ lục 12.11).

  • Tạp chất vô cơ: Không quá 0,5%.
  • Tạp chất hữu cơ: Không quá 1%.

Tỷ lệ vụn nát

  • Không quá 5% (Phụ lục 12.12)
  • Tỷ lệ lá trên toàn bộ dược liệu: Không ít hơn 25%.

Chất chiết được trong dược liệu

  • Không dưới 18% tính theo dược liệu khô kiệt
  • Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng  nước làm dung môi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006
hoa lạc tiên
Hoa Lạc Tiên

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img