Phèn Chua

Minh phàn tức Phèn chua, còn gọi là Bạch phàn, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên là Phàn thạch được chế từ nguyên liệu thiên nhiên gọi là Minh phàn thạch ( Alunite) có công thức K2SO4Al2(SO4)3 4Al(OH)3 thường dùng lẫn ít sắt.

Dược liệu Phèn Chua

  1. Tên khoa học: Alumen
  2. Tên gọi khác: minh phàn, khô phàn, phèn chi, bạch phàn
  3. Tính vị, quy kinh: vị chua, lạnh(hàn)
  4. Bộ phận dùng: phèn chua
  5. Đặc điểm sản phẩm: Phèn chua có tinh thể to nhỏ, không đều, không màu hay hơi vàng, trong hay hơi đục rất dễ vỡ vụn, mùi không rõ, vị hơi ngọt chua và chát, tan trong nước, trong glycerin, không tan trong cồn
  6. Thời gian thu hoạch: có thể chế biến quanh năm

Phèn Chua là gì ?

Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết đến phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm. Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước. Cũng do tạo kết tủa AL(OH)3, nên khi khuất vào nước đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và làm chìm xuống làm nước trở nên trong vắt.

Dược liệu Phèn Chua
Dược liệu Phèn Chua

Nguồn gốc

Lấy đá Minh phàn về, đập vụn dùng nước hoà tan, lọc nước, cho lửa cô đặc, để nguội thành tinh thể. Lúc chế thuốc, luyện sạch tạp chất lúc dùng đập vụn. Hoặc lấy Bạch phàn đã được tinh luyện cho vào nồi cho lửa đun cho khô vụn ra rồi chế thành miếng dùng, gọi là Khô phàn.

Phèn chua có tinh thể to nhỏ không đều, không màu bay hơi vàng, trong hay đục, rất dễ vỡ, tan trong nước, trong glycerin, không tan trong cồn.

Tính vị qui kinh:

  • Minh phàn vị chua, tính hàn, qui kinh Phế Can Tỳ Vị Đại tràng.

Theo các sách thuốc cổ:

  • Sách Bản kinh: vị chua hàn.
  • Sách Dược tính bản thảo: sáp, lương, có độc nhẹ.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Phế Can.
  • Sách Trường sa dược giải: nhập túc thái âm tỳ, túc thái dương Bàng quang kinh.
  • Sách Bản thảo tối yếu: nhập thủ túc thái âm, dương minh kinh.

Thành phần chủ yếu:

  • Potassium aluminum kiềm tính ( Kal(SO4)2 12H2O)

Tác dụng dược lý:

Theo Y học cổ truyền:

  • Phèn chua có tác dụng giải độc sát trùng, táo thấp chỉ đường ( giảm ngứa), chỉ huyết chỉ tả, thanh nhiệt tiêu đàm.
  • Chủ trị các chứng: sang dương giới tiên ( nhọt ghẻ lở), thấp chẩn tao dưỡng ( chàm lở ghẻ ngứa), thổ nục hạ huyết, tả lî, điên giản phát cuồng, thấp nhiệt hoàng đản.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Bản kinh: “thuốc trị tả ly, nóng lạnh, âm hộ lở loét, đau mắt, làm mạnh răng lợi”.
  • Sách Danh y biệt lục: “trừ sốt kéo dài ở cốt tuỷ, khử thịt thừa(polyp) trong mũi”.
  • Sách Nhật hoa tử bản thảo: “trừ phong khử lao, tiêu đờm chỉ khái, trị trúng phong mất tiếng, ghẻ lở (giới tiên)”.
  • Sách Bản thảo mông toàn: “cầm tiêu chảy, giảm lợi răng đau, rửa lòi dom, sáp tràng, đắp nhọt làm khô nước”.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Dùng uống, thuốc kích thích niêm mạc dạ dày, gây nôn phản xạ, trong ruột thuốc không hấp thu ức chế niêm mạc ruột tiết dịch mà có tác dụng cầm tiêu chảy.
  • Phèn chua nồng độ thấp đắp ngoài có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chống thối, có thể làm đông anbumin, xơ hóa da, cầm máu, nồng độ cao của phèn chua gây ăn mòn thịt sinh loét.
  • Uống trong, thuốc có tác dụng chống cơn động kinh, lợi mật hạ mỡ ( Bài thuốc Bạch kim hoàn ( Uất kim, Minh phàn).
  • In vi tro, thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương như đối với Beta-hemplytic streptococcus, S.pneumoniae và corynebacterium diphtheriae .10% dung dịch Minh phàn có tác dụng ức chế rõ đối với trùng roi âm đạo. Thuốc cũng có tác dụng ức chế kháng nguyên bề mặt virus viêm gan.
  • Độc tính: Minh phàn có tác dụng kích thích mạnh đối với tổ chức cơ thể cho nên phần lớn dùng ngoài. Thuốc dùng quá liều có thể gây loét nôn, tiêu chảy và choáng.

Ứng dụng lâm sàng & Bài thuốc với Phèn Chua

Trị bệnh trĩ nội giai đoạn 3:

Chiết xuất Minh phàn, Ngũ bội tử lấy thành phần hữu hiệu chế thành dịch chích tiêu trĩ linh có tanic acid 0,15% , Minh phàn 4%, dùng procain 1% pha loãng thành dịch nồng độ với tỷ lệ 2:1 và 1:1, chích thành 4 bước từ trên khu động mạch trên của trực tràng ( vùng trên búi trĩ xuống dưới đến vị trí thấp nhất của búi trĩ, sâu đến tầng dưới niêm mạc, nông là ở niêm mạc. Mỗi lần chích 25 – 40ml dịch đã pha loãng. Đã trị 968 ca, khỏi 933 ca, tiến bộ 34 ca, không kết quả 1 ca, tỷ lệ khỏi 96,4% ( Sứ Đào Kỳ, Tạp chí Trung y 1980,7:24).

Trị sa trực tràng:

Dùng dịch chích Minh phàn chích vào vùng bệnh ( trước lúc chích 2 giờ chuẩn bị vô trùng vùng hậu môn, thục thanh khiết đại tràng 1 lần, trước lúc chích 10 phút cho bệnh nhân đi tiểu, gây tê quanh hậu môn). Đối với người lớn trực tràng sa nặng, dùng dung dịch nồng độ 5 – 6%, mỗi lần 20 – 40ml, trẻ em và trường hợp sa nhẹ, dùng dung dịch nồng độ 3 – 4%, 10 – 20ml, số ít rất nặng dùng dịch có nồng độ 7 – 8%. Đã trị 329 ca, khỏi 310 ca ( 97%), kết quả khá 5 ca, tiến bộ 4 ca, không kết quả 3 ca ( Bành Trạch Nam, Tạp chí Y dược Hồ nam 1979,5:24).

Trị sa tử cung:

Dùng Minh phàn 2g hoà vào 20ml dung dịch chích 0,25% procain, đun sôi, lọc qua 3 – 4 lần, lại đun sôi 15 phút để dùng, phương pháp phong bế tại chỗ. Trị 85 ca khỏi 84 ca ( Tưởng tử Triệu và cộng sự, Tạp chí Trung y dược Phúc kiến 1960,5:19).

Trị ung thư mạch máu hàm mặt tầng sâu:

Dùng Minh phàn 100g, sodium satrate 15g, benzyl alcohol 20ml, gia lượng nước chích vừa đủ chế thành 10% dịch chích Minh phàn, mỗi lần chích vào vùng bệnh 1 – 2ml. Đã trị 95 ca ( thể khu trú), kết quả tốt 66 ca, rõ rệt 14 ca, có kết quả 11 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ có kết quả 95,8% ( Lưu thục Phàn Tạp chí Răng hàm mặt Trung hoa 1980,2:79).

Trị xuất huyết đường niệu nhiều:

Tinh chế thành dung dịch 1% , cứ mỗi 100ml cho thêm Gentamycin 80mg trộn đều. Dùng phương pháp bơm rửa bàng quang, lượng mỗi lần 2000 – 3000ml, mỗi phút nhỏ giọt với tốc độ 15 – 20ml. Trị 23 ca dùng 1 – 3 lần bơm rửa, có kết quả rõ 17 ca, có kết quả 6 ca ( Kim Hoá Dân, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1988, 11:680).

Trị lipid huyết cao:

Mỗi lần uống Bạch kim hoàn 6g, ngày 3 lần, 20 ngày là 1 liệu trình, uống liên tục 2 – 3 liệu trình. Đã trị 344 ca, có 170 ca mập thể cân nặng giảm rõ, người ốm thì tăng cân, huyết áp cao 138 ca, kết quả rõ 32 ca, có kết 50 ca, cholesterol huyết thanh cao 267 ca, hạ bình quân 85,9mg%, triglycerid huyết thanh cao 222 ca, trị số hạ bình quân 70,6mg%, beta-lipoprotein huyết thanh cao 165 ca, trị số hạ bình quân 175,9mg% ( Tổ nghiên cứu hạ lipid huyết của bạch Kim hoàn tỉnh Giang tây, Báo Trung y dược Giang tây 1981,1:1).

Viêm tai giữa:

Dùng Khô phàn, Ngũ bội tử lượng bằng nhau tán bột mịn gia ít Băng phiến trộn đều. Dùng nước oxy già rửa sạch tai hết mủ ( 3% nước oxy già) dùng bông chùi khô tai rồi dùng ống trúc đường kính 5mm thổi thuốc vào. Đã trị 49 ca, trừ 1 ca dùng phương pháp khác, 48 ca trị trong 3 ngày khỏi ( Lương Ba, Tạp chí Trung y Thiểm tây 1988, 9(3):124).

Trị chàm lở:

  • Khô phàn, Lưu hoàng đều 100g, Thạch cao nung 500g, Thanh đại 30g, Băng phiến 1,5g tất cả tán bột mịn trộn đều. Lúc dùng trộn với dầu thực vật bôi vào vùng bệnh, ngày 2 lần liên tục trong 5 – 7 ngày.
  • Khô phàn, Lưu hoàng, Xà sàng tử 30g, tán bột mịn trộn đều, trộn với dầu mà bôi.

Trị chứng động kinh lên cơn đờm rãi nhiều:

  • Bạch kim hoàng: Uất kim 250g, Phèn chua 150g, tán bột mịn, hòa nước hòa viên, mỗi lần uống 3 – 6g ngày 2 lần với nước sắc Bồ hoàng hoặc nước sôi nguội.

Trị viêm gan: vàng da do thấp nhiệt

  • Tiêu thạch-Phàn thạch tán: Tiêu thạch, Phàn thạch lượng bằng nhau tán bột mịn trộn đều làm thuốc tán, mỗi lần uống 3g với nước cháo.
  • Minh phàn, Thanh đại lượng bằng nhau tán bột mịn trộn đều cho vào nang nhựa nuốt mỗi lần 2 – 4g, ngày 3 lần.

Trị ho ra máu:

  • Chỉ huyết tán: Bạch phàn, Hài nhi trà: lượng bằng nhau tán bột mịn mỗi lần uống 1g đến 1,5g với nước sôi nóng.

Trị tưa (muguet) lở mồm miệng:

  • Khô phàn, Chu sa lượng bằng nhau tán bột mịn, dùng dầu mè hoặc dầu ăn trộn bôi chỗ lở.
  • Nhị vị bạt độc hoàn: Minh phàn, Hùng hoàn lượng bằng nhau tán bột mịn, dùng nước trà đậm hòa bôi chỗ đau. Trị ung nhọt sưng tấy, thấp chẩn.

Trị khí hư bạch đới:

  • Xà sàng tử, Khô phàn lượng bằng nhau sắc nước rửa âm hộ.

Trị rắn cắn:

  • Phèn chua, Cam thảo lượng bằng nhau, tán bột trộn đều mỗi lần uống 3 – 6g, ngày 2 – 3 lần. Trị rắn rết cắn, cấm khẩu.

Liều lượng thường dùng:

  • Liều uống trong: 1 – 3g, thường dùng hoàn tán.
  • Dùng ngoài lượng vừa đủ, trộn dầu bôi hay rửa.

 

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img